Đặc điểm của các dự án Thăm dò và Khai thácDầu khí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (Trang 32 - 37)

a) Đặc điểm nguồn vốn và tầm quan trọng của dự án:

Các dự án dầu khí thường được sử dụng từ nguồn vốn tự có hoặc vốn vay, trong đó nguồn vốn tự có được huy động từ Quỹ Đầu tư Phát triển của PetroVietNam (Vốn ngân sách Nhà nước). Theo Nghị định 16, đối với các dự án khai thác Dầu khí có mức vốn từ 30- 600 tỷ đồng là dự án nhóm B, các dự án có mức vốn từ 600- 1000 tỷ đồng là dự án nhóm A cần phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chấp thuận, các dự án khai thác dầu khí có mức vốn trên 1000 tỷ đồng là dự án quan trọng Quốc gia cần phải được Thủ tướng Chính phủ châp thuận, sau đó Tổng giám đốc PVEP, HĐTV PVEP, Tổng giám đốc Tập đoàn, HĐTV tập đoàn tùy theo phân cấp của mình mà phê duyệt chủ trương đầu tư.

b) Vốn đầu tư lớn

Thực tế cho thấy dự án thăm dò dầu khí dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, để đưa một dự án vào vận hành cần đầu tư hàng trăm triệu USD. Cho nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có tiềm lưc về tài chính mạnh và ổn định. Bảng thống kê dưới đây sẽ cho thấy rõ về điều này:

Bảng 5: Thống kê tình hình sử dụng vốn đầu tư vào một số hạng mục

STT Hạng mục ĐVT Chi phí

1 1 giếng khoan thăm dò trên đất liền Triệu USD 5-8

2 1 giếng khoan thăm dò ngoài biển Triệu USD 25-150

3 Thẩm lượng tính thương mại của mỏ Giếng 7-10

4 Phát triển một mỏ dầu tầm trung Tỷ USD 50-70

5 1 ngày khoan ngoài biển USD 200.000

6 Thu nổ, xử lý 1000 km địa chấn Triệu USD 4-5

7 Xây lắp một giàn khoan Triệu USD 20-100

c) Rủi ro cao

Rủi ro được hiểu là sự làm giảm hoặc mất cơ hội có lợi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong dự án thăm dò khai thác dầu khí thường hay gặp rủi ro lớn hơn so với các loại dự án khác, những rủi ro hay gặp phải như: có triển vọng dầu khí, có phát hiện dầu khí nhưng không có giá trị thương mại, giếng khô (giếng khoan không gặp dầu khí), dầu khí khai thác được có hàm lượng lưu huỳnh, phốt pho cao và trong giai đoạn hiện nay không thể không nhắc tới rủi ro về chính trị. Những rủi ro này dẫn đến sự thua lỗ của nhà đầu tư. Với thực tế đó, đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên cứu rủi ro để giảm thiểu những rủi ro này. Hiện nay trong hoạt động dầu khí có thể phân chia các loại rủi ro thường gặp phải như sau:

* Rủi ro về địa chất

Là rủi ro liên quan đến khả năng thành công trong công tác tìm kiếm thăm dò đối với các phát hiện hay khu vực tiềm năng không được như tính toán. Rủi ro nếu xảy ra sẽ dẫn đến khả năng tính kinh tế của đề án nói chung và của các bên tham gia nói riêng khác xa với nhận định khi thành công.

* Rủi ro về kỹ thuật và công nghệ

Là rủi ro liên quan đến tính khả thi khi triển khai thực tế các công việc cụ thể của đề án. Khi xảy ra các rủi ro này làm phát sinh chi phí và chậm tiến độ.

* Rủi ro về chính trị

Là rủi ro liên quan đến khả năng thay đổi trạng thái chính trị của quốc gia nơi đang tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Các hành động của quốc gia khi thay đổi chính quyền hay chính sách dẫn đến khả năng sung công hay quốc hữu hóa sở hữu đề án.

* Rủi ro về tác hại từ thiên nhiên

Là rủi ro gắn với các hoạt động thiên nhiên gây ra các tác hại đến hoạt động đề án. Khi xảy ra các rủi ro này dẫn đến tiến độ dự án thậm chí làm dừng toàn bộ hoạt động dự án.

Rủi ro cũng có thể được chia làm 3 nhóm chính Rủi ro về kỹ thuật: địa chất, công nghệ, an toàn..

Rủi ro về quản lý: đầu vào cho dự án, trình độ nhân lực, hậu cần, thông tin… Rủi ro về thương mại: luật pháp, thị trường, tiến độ, ngân sách, hợp đồng… Các điều chưa chắc chắn trong hoạt động khai thác.

Rủi ro khi chưa chắc chắn về giá sản phẩm và khí đốt:

Giá dầu thô tùy thuộc vào diễn biến trên thị trường quốc tê có ảnh hưởng tốt cũng như xấu đến tính kinh tế của đề án. Thông thường giá khí cũng chịu ảnh hưởng tương tự nhưng tùy nơi mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Rủi ro khi chưa chắc chắn về chi phí/ Ngân sách

Khi triển khai thực tế chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến tính toán ngân sách tùy thuộc vào diễn biến thị trường và khả năng kiểm soát chi phí. Tương tự nhu giá sản phẩm trên,chưa chắc chắn về chi phí có thể dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp lên tính kinh tế của đề án.

Rủi ro khi chưa chắc chắn về tiến độ thực hiện dự án

Có nhiều công việc khi dự kiến không thể chắc chắn về mặt tiến độ khi các yếu tố ảnh hưởng vẫn còn tiềm ẩn nhiều thay đổi như công tác chuẩn bị, phê duyệt, triển khai đấu thầu, mua sắm, lắp đặt, thu xếp tài chính… Chưa chắc chắn về tiến độ có thể dẫn tới khả năng chậm tiến độ trong thực tế ( Phổ biến hơn trường hợp sớm tiến độ ), từ đó ảnh hưởng đến cả đề án trong hệ thống chung . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại

Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được các thiết bị phục vụ cho các dự án thăm dò dầu khí, hầu hết trang thiết bị dùng trong giai đoạn này đều là trang thiết bị hiện đại được nhập từ nước ngoài. Các thiết bị được sử dụng trong giai đoạn này như: các phần mềm tin học chuyên dụng, các thiết bị phân tích phóng xạ, quang học ... các thiết bị sử dụng có quy mô lớn và đỏi hỏi độ chính xác cao.

e)Thời gian thực hiện

Dự án dầu khí thường có thời gian thực hiện dài lên đến hàng mấy chục năm trong trường hợp có sản phẩm để đi vào khai thác, thu hồi vốn.

f) Địa điểm thực hiện

Dự án dầu khí có địa điểm thực hiện phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố tự nhiên được xác định qua quá trình tìm kiếm thăm dò. Việc triển khai dự án ngoài biển khơi đi kèm với một số khó khăn và chi phí.

g) Chi phí thất bại

Việc dự án Dầu khí thất bại thường đi kèm với mất mát các khoản tiền lớn, lên đến hàng trăm triệu USD. Với một mức độ thất bại về kĩ thuật như nhau thì mức độ thất bại kinh tế có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố gắn với rủi ro trên.

h) Lợi nhuận lớn

Dự án thành công thường dẫn đến các khoản lợi nhuận đáng kể cho cả dự án nói chung và các bên tham gia nói riêng. Việc phân chia lợi nhuận tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và được thực hiện cụ thể qua quy định của pháp luật, các thoả thuận riêng cho dự án, các điều chỉnh trong quá trình thực hiện Dự án.

i) Tỷ lệ đóng góp vào GDP của quốc gia

Dự án Dầu khí thường đóng góp một tỷ lệ dáng kể vào tổng GDP quốc gia, đặc biệt với các quốc gia đang hay chậm phát triển.

k) Yêu cầu trình độ nhân lực

Nhân lực phục vụ cho hoạt động Dự án Dầu khí là nhân lực ở trình độ cao, kỹ thuật tiên tiến và chuyên nghiệp. Nhu cầu nhân lực trình độ cao và số lượng lớn.

l) Vai trò của thị trường quốc tế

Mối tương tác giữa hoạt động Dự án và thị trường quốc tế là rất chặt chẽ. Quan hệ này ảnh hưởng cả đầu ra lẫn đầu vào toàn bộ quy trình vận hành Dự án. Thị trường bao gồm: tài chính, dầu- khí, nhân lực, dịch vụ…Các thị trường vận hành theo

các quy luật riêng của riêng mình trong tổng thể luôn biến động. Giá dầu thô là một ví dụ, với quy luật không theo quy luật cung cầu của sản phẩm thông thường.

m) Dầu mỏ (bao gồm dầu và khí) là nguồn năng lượng có cạn kiệt

Theo lý thuyết phổ thông, dầu mỏ là nguồn năng lượng có cạn kiệt. Chính sách khai thác, sử dụng, phân phối đương nhiên bị chi phối.

Lý thuyết khác: Dầu mỏ chưa phải là nguồn năng lượng cạn kiệt. Các yếu tố về khoa học, công nghệ và kỹ thuật mang tính chất quyết định.

Quan tâm tính ngắn hạn hay dài hạn trong quy hoạch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (Trang 32 - 37)