Phương pháp phân tích số liệ u

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG (Trang 33 - 37)

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả; tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu được cung cấp từ các báo cáo hàng năm ở Phòng kinh doanh, Phòng kế toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều, đồng thời dùng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối, kết hợp với những kiến thức đã học để thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

SVTH: TRANG NGC ANH 34

CHƯƠNG 3

GII THIU V NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIU

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Từ tháng 3/1988: các chi nhánh tỉnh, huyện lần lượt chuyển từ Ngân hàng Nhà nước về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đến tháng 7/1988, Trung tâm điều hành Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam

được hình thành đểđiều hành hoạt động của toàn hệ thống.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính Phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông thôn Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp là ngân hàng đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt

động của mình trước pháp luật.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân

SVTH: TRANG NGC ANH 35

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụđầu tư

phát triển đối với khu vực nông nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động lớn nhất: 132.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam; Tổng dư nợ lớn nhất: trên 118.000 tỷ đồng; có số lượng khách hàng lớn nhất: hơn 10 triệu khách hàng thuộc các thành phần kinh tế; có mạng lưới phục vụ rộng lớn nhất gồm trên 1.800 chi nhánh trên toàn quốc với 28.000 cán bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩn, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo. Đến nay tổng số dự án nước ngoài mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tiếp nhận và chuyển khai là trên 68 dự án với tổng số

vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua ngân hàng nông nghiệp là 1,5 tỷ

USD, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ đại lý với trên 851 ngân hàng và có tổ

chức tài chính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu tăng 36%. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 44,6%.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 29/11/1992 do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ lúc đầu thành lập gồm có các chi nhánh: Ô Môn, Phụng Hiệp, Châu thành, Vị Thanh và Long Mỹ. Ngày 02/05/1997 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ tách riêng hoạt động độc lập theo Quyết định số 57/QĐ- NHNN 02 ngày 03/02/1997 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ

SVTH: TRANG NGC ANH 36

bao gồm: 1 trụ sở, 1 ngân hàng chi nhánh Bình Thủy và 1 Phòng giao dịch An Bình.

Năm 2004 thành phố Cần Thơ được lên thành phố trực thuộc quản lý của Trung Ương. Đểđáp ứng nhu về vốn ngày càng cao của khách hàng, đểđơn giản hóa thủ tục quản lí và phù hợp với tình hình địa phương.

Tháng 9/2004 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố

Cần Thơ được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quận Ninh Kiều hoạt động độc lập trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ (trụ sở số 02 Phan Đình Phùng). Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quận Ninh Kiều có trụ

sở tại số 08- 10 Nam Kì Khởi Nghĩa - thành phố Cần Thơ.

Năm 2004 khi tách ra hoạt động độc lập, thị trường bị thu hẹp. Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ nên tập trung rất nhiều Ngân hàng và các chi nhánh ngân hàng thì cạnh tranh quả là rất khốc liệt, cơ sở vật chất hạ tầng nghèo nàn xuống cấp, trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu, lực lượng cán bộ bị thiếu trầm trọng khi có sự luân chuyển cán bộ cho các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các quận mới thành lập, còn bở ngỡ sau khi thành lập. Nhưng sau gần một năm hoạt động sự vươn mình cố gắng nỗ lực của mỗi cán bộ công nhân viên, ngân hàng đã từng bước khắc phục khó khăn, tìm được thị trường tiềm năng mới, củng cố được vị trí của mình trong ngành ngân hàng, chứng tỏ là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng.

Đến 9/2007 ngân hàng đã được nâng lên chi nhánh cấp 1 hiện đang là NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU.

Cũng như các ngân hàng khác trên địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều đóng vai trò trung gian thu hút và tài trợ vốn cho sản xuất và tiêu dùng. Với lượng vốn huy động ngày càng lớn và cùng với xu hướng đa dạng hoá đối tượng và lĩnh vực cho vay của ngân hàng, ngoài khách hàng chính của mình là hộ sản xuất, ngân hàng còn cung cấp vốn cho các hoạt động dịch vụ kinh doanh khác. Được biết nhu cầu của những khách hàng hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ là rất lớn mà lâu nay họ phải vay

SVTH: TRANG NGC ANH 37

ngoài với lãi suất khá cao nên có thể nói đây là thị trường tiềm năng còn rất lớn của ngân hàng. Với số lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn và các khách hàng là nông dân thường thiếu vốn sản xuất đòi hỏi nguồn vốn lớn, để đáp ứng nhu cầu vốn trên trong thực trạng sản xuất nông nghiệp và các nghành sản xuất khác hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hoá sản xuất, mở rộng quy mô

đòi hỏi mất một thời gian dài mới đạt được. Hơn nữa, đối tượng chính để cho vay là nông nghiệp nên ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cho vay và thu nợ. Vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều phải

đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo hoạt động theo đúng chức năng và vai trò sau:

- Vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn.

- Vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác. - Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hóa được liên tục và phát triển.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)