2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo của ngân hàng từ năm 2005 - 2007. - Thu thập thêm thông tin từ sách báo, tạp chí có liên quan đến ngân hàng. - Thu thập thông tin từ Website của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp các số liệu thu thập được để tiến hành phân tích.
- Dùng phương pháp so sánh số liệu giữa các năm của báo cáo ngân hàng
để tìm ra những mặt mạnh, yếu kém của ngân hàng.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả; tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu được cung cấp từ các báo cáo hàng năm ở Phòng kinh doanh, Phòng kế toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều, đồng thời dùng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối, kết hợp với những kiến thức đã học để thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
SVTH: TRANG NGỌC ANH 34
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Từ tháng 3/1988: các chi nhánh tỉnh, huyện lần lượt chuyển từ Ngân hàng Nhà nước về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đến tháng 7/1988, Trung tâm điều hành Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam
được hình thành đểđiều hành hoạt động của toàn hệ thống.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính Phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông thôn Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp là ngân hàng đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trước pháp luật.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân
SVTH: TRANG NGỌC ANH 35
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụđầu tư
phát triển đối với khu vực nông nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động lớn nhất: 132.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam; Tổng dư nợ lớn nhất: trên 118.000 tỷ đồng; có số lượng khách hàng lớn nhất: hơn 10 triệu khách hàng thuộc các thành phần kinh tế; có mạng lưới phục vụ rộng lớn nhất gồm trên 1.800 chi nhánh trên toàn quốc với 28.000 cán bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩn, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo. Đến nay tổng số dự án nước ngoài mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tiếp nhận và chuyển khai là trên 68 dự án với tổng số
vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua ngân hàng nông nghiệp là 1,5 tỷ
USD, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ đại lý với trên 851 ngân hàng và có tổ
chức tài chính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu tăng 36%. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 44,6%.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 29/11/1992 do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ lúc đầu thành lập gồm có các chi nhánh: Ô Môn, Phụng Hiệp, Châu thành, Vị Thanh và Long Mỹ. Ngày 02/05/1997 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ tách riêng hoạt động độc lập theo Quyết định số 57/QĐ- NHNN 02 ngày 03/02/1997 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ
SVTH: TRANG NGỌC ANH 36
bao gồm: 1 trụ sở, 1 ngân hàng chi nhánh Bình Thủy và 1 Phòng giao dịch An Bình.
Năm 2004 thành phố Cần Thơ được lên thành phố trực thuộc quản lý của Trung Ương. Đểđáp ứng nhu về vốn ngày càng cao của khách hàng, đểđơn giản hóa thủ tục quản lí và phù hợp với tình hình địa phương.
Tháng 9/2004 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố
Cần Thơ được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quận Ninh Kiều hoạt động độc lập trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ (trụ sở số 02 Phan Đình Phùng). Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quận Ninh Kiều có trụ
sở tại số 08- 10 Nam Kì Khởi Nghĩa - thành phố Cần Thơ.
Năm 2004 khi tách ra hoạt động độc lập, thị trường bị thu hẹp. Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ nên tập trung rất nhiều Ngân hàng và các chi nhánh ngân hàng thì cạnh tranh quả là rất khốc liệt, cơ sở vật chất hạ tầng nghèo nàn xuống cấp, trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu, lực lượng cán bộ bị thiếu trầm trọng khi có sự luân chuyển cán bộ cho các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các quận mới thành lập, còn bở ngỡ sau khi thành lập. Nhưng sau gần một năm hoạt động sự vươn mình cố gắng nỗ lực của mỗi cán bộ công nhân viên, ngân hàng đã từng bước khắc phục khó khăn, tìm được thị trường tiềm năng mới, củng cố được vị trí của mình trong ngành ngân hàng, chứng tỏ là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng.
Đến 9/2007 ngân hàng đã được nâng lên chi nhánh cấp 1 hiện đang là NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU.
Cũng như các ngân hàng khác trên địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều đóng vai trò trung gian thu hút và tài trợ vốn cho sản xuất và tiêu dùng. Với lượng vốn huy động ngày càng lớn và cùng với xu hướng đa dạng hoá đối tượng và lĩnh vực cho vay của ngân hàng, ngoài khách hàng chính của mình là hộ sản xuất, ngân hàng còn cung cấp vốn cho các hoạt động dịch vụ kinh doanh khác. Được biết nhu cầu của những khách hàng hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ là rất lớn mà lâu nay họ phải vay
SVTH: TRANG NGỌC ANH 37
ngoài với lãi suất khá cao nên có thể nói đây là thị trường tiềm năng còn rất lớn của ngân hàng. Với số lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn và các khách hàng là nông dân thường thiếu vốn sản xuất đòi hỏi nguồn vốn lớn, để đáp ứng nhu cầu vốn trên trong thực trạng sản xuất nông nghiệp và các nghành sản xuất khác hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hoá sản xuất, mở rộng quy mô
đòi hỏi mất một thời gian dài mới đạt được. Hơn nữa, đối tượng chính để cho vay là nông nghiệp nên ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cho vay và thu nợ. Vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều phải
đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo hoạt động theo đúng chức năng và vai trò sau:
- Vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn.
- Vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác. - Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hóa được liên tục và phát triển.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 3 phòng ban và 1 phòng giao dịch. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành phòng kinh doanh, phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành phòng kế toán và kho quỹ, trưởng phòng và phó phòng chịu trách nhiệm điều hành công việc mỗi ngày, phòng giao dịch chịu sự
chỉđạo trực tiếp của giám đốc. Ta có sơđồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Phòng kinh doanh Phòng giao dịch An Bình
SVTH: TRANG NGỌC ANH 38
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàngNông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ninh Kiều Nông Thôn chi nhánh Ninh Kiều
Giám đốc
- Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố. Cần Thơ, kiêm giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều do Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam bổ nhiệm, giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của
đơn vị, trực tiếp ký hợp đồng kinh tế.
- Giám đốc được ủy nhiệm áp dụng mức lãi suất tiền gửi, cho vay, cho khách hàng trong lãi suất do Tổng giám đốc qui định.
- Giám đốc có quyền đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị.
Phó giám đốc
- Phó giám đốc do giám đốc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Ương bổ nhiệm theo đề nghị của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều.
- Phó giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc điều hành các công việc của ngân hàng. Phó giám đốc có quyền quyết định và quyết định thay cho giám đốc một số vấn đềđược quy định.
Phòng kế toán và ngân quỹ
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán tác nghiệp và hạch toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Thực hiện công tác thanh toán, tham gia thị trường thanh toán, thị
trường tiền gửi.
- Ngân quỹ làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài khoản, các chứng từ, giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền mặt trên đường đi.
SVTH: TRANG NGỌC ANH 39
- Xây dựng các chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn các dự án tối ưu đểđầu tư, đề xuất các dự án khả thi về tài trợ xuất nhập khẩu, mở tài khoản thanh toán ngoại tệ qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam lên cấp trên xem xét.
- Xây dựng mở rộng và phát triển mạng lưới thị trường vốn, thị trường tín dụng của ngân hàng. Thực hiện các hoạt động tín dụng của ngân hàng, trực tiếp xử lý rủi ro và tìm ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro sao cho có hiệu quả và ít tốn kém nhất theo chếđộ tín dụng qui định.
Phòng giao dịch An Bình
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều mở
thêm phòng giao dịch An Bình nhằm góp phần phục vụ cho khách hàng vay vốn
được dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, cũng nhằm thu hút nguồn vốn của mọi tầng lớp nhân dân.
- Với cơ cấu tổ chức như trên, chúng ta có thể thấy được ngân hàng có tư
cách quản lí theo kiểu trực tuyến. Nhưng qui định cho vay điều do giám đốc hoặc phó giám đốc cũng như những qui định của phòng ban khác điều do giám đốc hoặc phó giám đốc đưa ra. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều là ngân hàng nhận khoán, chịu sựđiều hành và kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều hiện
đang có nghiệp vụ sau:
- Tổ chức huy động vốn; khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
bằng Việt Nam đồng.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, thực hiện các hình thức huy động vốn khai thác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Tổ chức cho vay: ngắn hạn và trung hạn. - Thực hiện hạch toán và phân phối.
SVTH: TRANG NGỌC ANH 40
+ Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại gồm: kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán trao đổi ngoại tệ.
+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
+ Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý chứng từ, giấy tờ có giá.
+ Máy rút tiền tựđộng (ATM). + Cầm cố bất động sản.
+ Làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho chính phủ, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Làm tư vấn tài chính, tiền tệ, xây dựng và quản lý các dự án đầu tư, quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều hoạt
động trong khuôn khổ pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thực hiện đầy đủ đối với Ngân sách Nhà nước theo luật định, đồng hành pháp luật của quốc gia và thông lệ quốc tế trong các hoạt động có liên quan.
* Phương hướng, mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008
Mục tiêu phấn đấu: tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ tín dụng mở
rộng cho vay xuất nhập khẩu hàng hoá. Qua đó tăng trưởng dịch vụ một cách đa dạng để tăng lợi nhuận.
Thực hiện được các mục tiêu trên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều sẽ: Mở rộng mạng lưới, mở rộng giao dịch với khách hàng, quảng bá thương hiệu đến các khách hàng cần nhắm tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh để mở
rộng sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ... Nắm bắt các yêu cầu về vốn, về thị trường để đầu tư đúng mức nhằm tăng thị phần về cho vay và huy động vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Định hướng hoạt động tín dụng năm 2008
+ Huy động vốn: Dự kiến huy động năm 2008 đạt 600 tỷ đồng. Trong đó: Nội tệ: 570 tỷđồng. Ngoại tệ: 30 tỷđồng. Dư nợ: Dự kiến đạt 500 tỷđồng trong
đó: Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn: 100 tỷđồng; Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: 260 tỷ.
SVTH: TRANG NGỌC ANH 41
+ Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn: Dự kiến 200 tỷ tương đương 40% so