6. Các nhận xét khác:
4.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
4.4.1. Phân tích thu nhập
Bảng 4.4.1. Thu nhập của ngân hàng qua ba năm.
Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Thu từ lãi 27.906 31.849 41.408 3.943 14,13 9.559 30,01
1. Thu lãi cho vay 27.875 31.813 41.372 3.938 14,13 9.559 30,05 2. Thu lãi tiền gửi 11 13 9 2 18,18 -4 -30,77 3. Thu từ nghiệp vụ cho
thuê tài chính 20 23 27 3 15,00 4 17,39
Thu ngoài lãi 404 706 1.440 302 74,75 734 103,97
1. Thu từ nghiệp vụ bảo
lãnh 22 26 36 4 18,18 10 38,46 2. Thu phí dịch vụ
thanh toán và ngân quỹ 103 347 235 244 236,89 -112 -32,28
3. Thu từ kinh doanh
ngoại hối 7 13 13 6 85,71 0 0,00 4. Thu từ các dịch vụ khác 34 - 124 -34 -100,00 124 - 5. Các khoản thu nhập bất thường 238 320 1.032 82 34,45 712 222,50 Tổng 28.310 32.555 42.848 4.245 14,99 10.293 31,62 Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng số liệu trên cho thấy tín dụng vẫn là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ
yếu cho ngân hàng.
Nhìn chung, tổng thu nhập của ngân hàng tăng lên qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước. Cụ thể là:
Năm 2006, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 32.555 triệu đồng, tăng 4.245 triệu đồng (tương ứng tăng 14,99%).
Khoản thu này tăng lên là nhờ hàng năm chi nhánh luôn mở rộng tín dụng cho vay và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Nguồn thu của chi nhánh chủ yếu: thu từ hoạt động tín dụng, dịch vụ và các khoản thu khác.
a) Thu nhập từ lãi:
Khoản thu từ lãi của ngân hàng liên tục tăng qua ba năm và đây cũng là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn (trên 98% tổng thu nhập) của chi nhánh. Năm 2005 khoản thu này đạt 27.906 triệu đồng, năm 2006 khoản thu này tăng lên 31.849 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 14,13% (tức tăng 3.943 triệu đồng) so với năm 2005. Đến năm 2007, thu nhập từ lãi tăng lên 41.408 triệu đồng, tăng 30,01%, tương
ứng với số tiền là 9.559 triệu đồng. Nguyên nhân là do dư nợ tăng mạnh 61,28% vào năm 2007 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các công ty cổ phần.
Nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là từ lãi cho vay, ngân hàng tăng huy động vốn, cho vay nhiều hơn, do đó số lựợng tiền lãi thu về cũng nhiều hơn. Năm 2006 là năm đánh dấu cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống Saigonbank nói chung và ngân hàng Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Cần Thơ nói riêng, các ngân hàng chi nhánh phải phấn đấu để đến cuối năm 2007, ngân hàng Hội Sở sẽ phát hành cổ
phiếu để tăng vốn điều lệ lên 1.020 tỷđồng.
Năm 2007, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 42.848 triệu đồng, tương ứng tăng 31,62% (tăng 10.293 triệu đồng so với năm 2006), thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính (chiếm tỷ trọng 96,63% trong tổng thu nhập). Năm 2007, thị trường vốn có nhiều biến động, ngân hàng phải tăng lãi suất đầu vào để huy động vốn, do đó lãi suất cho vay cũng phải tăng theo, tuy nhiên, thị phần cho vay của ngân hàng không giảm đi mà ngược lại còn tăng lên theo nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Sở dĩ thu nhập của ngân hàng tăng lên đáng kể như vậy là do ngân hàng luôn củng cố và tạo điều kiện cung cấp các tiện ích tốt nhất cho khách hàng, thực hiện các phương thức thanh toán ngày càng nhanh chóng nên thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Chính vì vậy các khoản thu này tăng qua hàng năm.
b) Thu nhập ngoài lãi:
Thu nhập khác (thu phí nội bộ dịch vụ thanh toán, thu nhập điều chuyển vốn nội bộ, thu khác…) cũng tăng là nhờ phí từ mở rộng dịch vụ (tư vấn…), thanh lý và các khoản hoa hồng trong quá trình kinh doanh…
4.4.2. Phân tích chi phí
Bảng 4.4.2. Chi phí của ngân hàng qua 3 năm
Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Chi trả lãi 17.799 20.858 27.513 3.059 17,19 6.655 31,91 1. Chi trả lãi tiền gửi 2.298 4.496 4.997 2.198 95,65 501 11,14 2. Chi trả lãi tiền đi vay 15.501 16.362 22.516 861 5,55 6.154 37,61
Chi phí ngoài lãi 5.440 7.277,79 5.305,2 1.836,79 33,76 -1.972 -27,09
1. Chi khác về hoạt
động huy động vốn 586 226 58 -360 -61,43 -168 -74,34 2. Chi về dịch vụ
thanh toán và ngân quỹ
40 95 107 55 137,50 12 12,63
3. Chi nộp thuế 1 11 4 10 1.000,00 -7 -63,64 4. Chi nộp các
khoản phí, lệ phí 20 0,79 0,2 -19,21 -96,05 -0,59 -74,68 5. Chi phí cho nhân
viên 1.394 1.820 2.122 426 30,56 302 16,59 6. Chi hoạt động quản lý và công cụ 11 602 606 591 5.372,73 4 0,66 7. Chi khấu hao cơ bản TSCĐ 281 443 445 162 57,65 2 0,45 8. Chi khác về TS 201 227 768 26 12,94 541 238,33 9. Chi dự phòng 2.872 3.774 1.124 902 31,41 -2650 -70,22 10. Chi nộp phí bảo hiểm 34 78 71 44 129,41 -7 -8,97 Tổng 23.239 28.135,79 32.818,2 4.895,79 21,07 4.683,4 16,65 Nguồn: Phòng kế toán.
Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên
đáng kể. Qua bảng 4.4.2 cho thấy tổng chi phí qua ba năm (2005- 2007) đều tăng. Cụ thể năm 2005 tổng chi phí là 23.239 triệu đồng. Năm 2006 tổng chi phí lên
28.135,79 triệu đồng tăng 4.895,79 triệu đồng (hay tăng về số tương đối là 21,07%) so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng chi phí tiếp tục tăng lên 32.818,2 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 4.683,4 triệu đồng (hay tăng về số tương đối là 16,65%).
a) Chi trả lãi:
Nguyên nhân tổng chi phí tăng là do các khoản chi phí từ lãi tiền gửi tăng khá cao, vào năm 2006 là 3.059 triệu đồng (tương ứng 17,19%); vào năm 2007, 6.655 triệu đồng tương ứng 31,91% .Chi trả lãi tăng lên là do chi trả lãi tiền gửi năm 2006 tăng lên 2.198 triệu đồng (tăng 95,65%) và chi trả lãi tiền đi vay tăng 861 triệu đồng (tăng 5,55%). Đến năm 2007, chi trả lãi tăng lên 6.655 triệu đồng là do chi trả lãi tiền gửi tăng 501 triệu đồng, về số tương đối là 11,14%, và chi trả lãi tiền đi vay tăng 6.154 triệu đồng, tương ứng tăng 37,61%. Xét về góc độ khác thì con số này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng có tiến triển hơn.
b) Chi phí ngoài lãi:
Chi phí ngoài lãi năm 2005 là 5.440 triệu đồng.
Chi phí ngoài lãi năm 2006 là 7.277 triệu đồng, tăng 33,76%, tương ứng với số tiền là 1.836,79 triệu đồng.
Chi phí ngoài lãi năm 2007 là 5.305,2 triệu đồng, giảm 1.972 triệu đồng tương ứng 27,09% . Khoản chi giảm đi chứng tỏ ngân hàng đã có những chủ trương tiết kiệm chi phí, nhằm tăng cao lợi nhuận.
Một khoản chi phí khác góp phần làm tăng tốc độ chi phí trả lãi đó là chi về
dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Nguyên nhân khác làm chi phí của ngân hàng tăng cao về tuyệt đối lẫn tương đối là do chi cho khoản mục khác tương đối lớn như chi, giấy tờ in, chi trang phục giao dịch, chi mua sắm công cụ lao động, chi bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, chi văn phòng phẩm, chi thuê nhà, chi xăng dầu, chi công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi hội nghị….Tuy khoản chi tương đối lớn nhưng không thể khẳng định là ngân hàng không kiểm soát tốt chi phí của mình, bởi những điều kiện khách quan, buộc
ngân hàng phải chi trong thời gian ngắn (chi thuê nhà, thuê kho bãi,…); mà trái lại, chính những hoàn cảnh khó khăn đó mà tạo cho ngân hàng có cái nhìn sâu hơn, thận trọng hơn và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm giảm đến mức tối thiểu những khoản chi không cần thiết. Có như vậy, mới góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng ngày càng cao hơn.
4.4.3. Phân tích lợi nhuận
Bảng 4.4.3. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng
Đvt: Triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 28.310 32.555 42.848 4.245 14,99 1.0293 31,62 Chi phí 23.239 28.134,79 32.818,2 4.895,79 21,07 4.683,4 16,65 Lợi nhuận sau thuế 3.651,12 3.182,55 7.221,46 -468,57 -12,83 4.038,9 126,91 Nguồn: Phòng kế toán.
Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không thể
không nói đến lợi nhuận – bởi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các ngân hàng thương mại đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận, còn lợi nhuận nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào khả năng, tầm nhìn chiến lược của các nhà quản trị, lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhưđiều kiện thực tế, chi phí phát sinh,…
Qua bảng 4.4.3 cho thấy lợi nhuận của ngân hàng biến động theo chiều hướng tăng giảm không đều.
Năm 2005 lợi nhuận là 3.651,12 triệu đồng.
Năm 2006 lợi nhuận là 3.182,55 triệu đồng giảm đi 12,83% so với năm 2005 (tương ứng với số tiền là 468,57 triệu đồng). Lợi nhuận giảm là do tốc độ tăng trưởng của chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhâp, chi phí tăng
21,07%, tương ứng với số tiền 4.895,79 triệu đồng, trong khi doanh thu chỉ tăng 14,99%, tương ứng số tiền là 4.245triệu đồng.
Lợi nhuận trong năm này sụt giảm là do ngân hàng phải chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng trong cùng hệ thống, các kênh huy động vốn mới.... Để thu hút khách hàng, ngân hàng phải mở thêm dịch vụ tư vấn cho khách hàng nên phát sinh thêm các khoản chi phí, dẫn đến làm cho lợi nhuận giảm đi. Bên cạnh đó, do thiên tai (bão), dịch bệnh (dịch cúm gia cầm tái phát) nên có một số khách hàng vay vốn làm ăn thua lỗ, không trả được nợ, điều đó cũng làm giảm thu nhập của Ngân
hàng.
Đến năm 2007 lợi nhuận đạt 7.221,46 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 126,91% (tức tăng 4.038,9 triệu đồng) so với năm 2006. Lợi nhuận tăng là do tốc độ
tăng trưởng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, chi phí
tăng 16,65%, tương ứng với số tiền 4.683,4 triệu đồng, trong khi doanh thu tăng
đến 31,62%, tương ứng số tiền là 1.0293 triệu đồng.
Đạt được kết quả như vậy là nhờ ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như đã tích cực mở rộng và nâng chất lượng tín dụng. Đồng thời cũng có những biện pháp khắc phục trong việc quản lý các khoản mục chi phí, không ngừng hạ thấp các khoản mục chi phí bất hợp lý, tạo tiền đề cho việc hạ lãi suất cho vay để tăng thế
mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên đã cố gắng nắm bắt thời cơ để mở rộng phạm vi kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế không ngừng cạnh tranh.
4.4.4. Phân tích các tỷ số sinh lời
Bảng 4.4.4. Phân tích các tỷ số sinh lời
Nguồn: Phòng kế toán.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Qua phân tích lợi nhuận, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét , đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố
2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập Triệu đồng 28.310 32.555 42.848 4.245 14,99 10.293 31,62 2. Tổng chi phí Triệu đồng 23.239 28.134,79 32.818,2 4.895,79 21,07 4.683,4 16,65 3. Tổng lợi nhuận Triệu đồng 5.071 4.420,21 10.029,8 -650,79 -12,83 5.609,6 126,91 4. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 3.651,12 3.182,55 7.221,46 -468,57 -12,83 4.038,9 126,91 5. Tổng tài sản Triệu đồng 228.976 257.866 407.102 28.890 12,62 149.236 57,87 6. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản % 1,59 1,23 1,77 -0,36 - 0,54 - 7. Lợi nhuận ròng/ Tổng thu nhập % 12,90 9,78 16,85 -3,12 - 7,08 - 8. Tổng thu nhập/ Tổng tài sản % 12,36 12,62 10,53 0,26 - -2,10 - 9. Tổng chi phí/ Tổng tài sản % 10,15 10,91 8,06 0,76 - -2,85 - 10. Tổng chi phí/ Tổng thu nhập % 82,09 86,42 76,59 4,33 - -9,83 -
tác động đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng. Phân tích lợi nhuận cần thông qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Chỉ số này cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác
định hiệu quả kinh doanh từ một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự điều
động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của ngân hàng.
Dựa trên bảng 4.4.4, ta thấy ROA qua 3 năm tăng giảm không đều nhau. Năm 2005, ROA ở mức 1,59%.
Năm 2006, ROA ở mức 1,23%, giảm đi 0,36% so với năm 2005. ROA giảm do tốc độ tăng trưởng của tài sản và lợi nhuận ròng không đều nhau, tài sản vẫn tăng lên (tăng 12,62%) trong khi lợi nhuận lại giảm đi (giảm 12,83%). Điều này cũng cho thấy rằng ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư chưa hợp lý. Để tăng hệ số sinh lời ROA, ngân hàng cần có những biện pháp tích cực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của thu nhập.
Năm 2007, ROA đã tăng lên mức 1,77%, tăng thêm 0,54% so với năm 2006, ROA tăng lên là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, năm 2007 tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận là 126,91%, trong khi tốc độ tăng trưởng của chi phí chỉ có 16,65%. ROA càng tăng cho thấy ngân hàng phải trả chi phí cho nguồn vốn huy động ít hơn so với năm trước.
Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập:
Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thới đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng.
Nhìn vào số liệu được phân tích trong bảng 4.4.4. ta thấy: Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2005 là 12,90%.
Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2006 là 9,78%, giảm 3,12% so với năm 2005.
Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2007 là 16,85%, tăng 7,08% so với năm 2006.
Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2007 tăng lên chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập
Để đạt được điều này là nhờ chi nhánh đã có những biện pháp tích cực trong việc tăng thu nhập như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống,…
Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 12,9 đồng lợi nhuận ở năm 2005; 9,78 đồng lợi nhuận ở năm 2006 và 16,85 đồng năm 2007. Tuy tỷ sốđạt ở mức khá cao nhưng cũng phải xem xét lại tốc độ tăng của lợi nhuận so với thu nhập. Nếu như
năm 2006, tốc độ tăng của thu nhập là 14,99% thì tốc độ tăng của lợi nhuận giảm đi 12,83%; đến năm 2007, tốc độ tăng của thu nhập và lợi nhuận lần lượt là 61% và 58%. Ta có thể thấy, thu nhập và lợi nhuận tăng trưởng không đều, vậy thì ngân hàng phải kiểm tra lại, bên cạnh đưa ra nhiều biện pháp tăng thu nhập thì đơn vị có kết hợp tốt với việc giảm chi phí như sử dụng điện tiết kiệm, giảm liên lạc không cần thiết chưa để góp phần đầy nhanh tốc độ tăng lợi nhuận.
Tổng thu nhâp trên tổng tài sản:
Chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Nếu chì số cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả, tạo nền