Phương pháp phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 30)

6. Các nhận xét khác:

2.2.2.Phương pháp phân tích đánh giá

– Phương pháp so sánh: xem tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu

+ Số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc

+ Số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ

tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

– Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tốđang xem xét, phân tích.

– Phương pháp tỷ số: thường dùng đểđo lường các chỉ tiêu .

CHƯƠNG 3

GII THIU TNG QUAN V NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG 3.1. LCH S HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIN

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương có: Tên giao dịch quốc tế:

SAIGON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Tên gọi tắt:

SAIGONBANK

Sài Gòn Công Thương Ngân hàng (SaigonBank) là ngân hàng thương mại cổ

phần đầu tiên của Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước, được thành lập ngày 16/10/1987 theo quyết định của số 64/QĐ ngày 03/07/1987 của Tổng Giám Đốc của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, vốn cổ phần là 650 triệu đồng, trụ sở ban đầu đặt tại 144 Châu Văn Liêm, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh . Sau đó đời về 18-19-20 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh . Lúc bấy giờ mang tính thí điểm

để triển khai loại hình cổ phần trong tiến trình đổi mới hoạt động hệ thống Ngân hàng nước ta sau này. Sài Gòn Công Thương Ngân hàng ra đời giải quyết một số

yêu cầu cấp bách trước mắt, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu khách quan trong việc tăng cường huy động vốn của dân chúng, giúp giải quyết vấn đề tiền mặt đang bức thiết lúc bấy giờ và cho vay phục vụ, yêu cầu sản xuất, buôn bán, tiêu dùng của người dân.

Sài Gòn Công Thương Ngân hàng hiện nay đã mở được 14 chi nhánh cấp 1, 13 chi nhánh cấp 2 trong đó Hội Sởđặt tại 2C Phó Đức Chính, Quận 1, Thành Phố Hồ

Chí Minh. Các chi nhánh được xây dựng tại những trọng điểm kinh tế của cả nước như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ. Sài Gòn Công Thương Ngân hàng đã đóng vai trò tiên phong trong việc áp dụng cổ phần hóa vào các ngân hàng thương mại. Từ đó

đóng góp kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình hình thành hệ thống ngân hàng thương mại trong giai đoạn tiếp sau. Ngày nay với xu thế hội nhập và phát triển Sài Gòn Công Thương Ngân hàng đã mở rộng quan hệ với các ngân hàng và tổ chức tài chính tại 171 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, đáp ứng nhu cầu về giao dịch tài chính của các cá nhân doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/04/1998, địa chỉ số 11 Lý Tự

Trọng, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Vào những ngày đầu thành lập, Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ đầu tư vào 2 ngành kinh doanh chủ yếu là kinh doanh lương thực và mía đường tập trung ở Thốt Nốt, Ô Môn, Long Mỹ. Và cho đến nay chi nhánh đã mở thêm chi nhánh số 2 ở Thốt Nốt và đã đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, mở rộng thêm một số dịch vụ phục vụ khách hàng. Với tất cả những nổ lực của Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên, bên cạnh đó nắm bắt được những tâm lý khách hàng, tình hình thị trường, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút, mở rộng khách hàng với lãi suất ưu đãi. Vì vậy từ số

lượng khách hàng hiếm hoi ở 2 ngành lương thực và mía đường đã tăng lên cao lượng khách thuộc các ngành nghề sản xuất kinh doanh, lương thực, chế biến thực phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng.

Ngày nay, Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ với tất cả nỗ

lực đã tạo được 1 chỗđứng trong ngành ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Hiện nay ngân hàng đã có một thị phần đáng kể và trong những năm tới đi đôi với việc huy động vốn, đầu tư tín dụng, Sài Gòn Công Thương Ngân hàng sẽ đầu tư

thiết bị công nghệ, cải tiến chi phí, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nhất là thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong và ngoài nước, tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng để tạo thêm nhiều dịch vụ

phục vụ khách hàng.

3.2. CƠ CU T CHC B MÁY NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG THƯƠNG

Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ có 1 Giám Đốc, 1 Phó Giám Đốc, 3 phòng ban và một tổ phục vụ. Trưởng, Phó phòng ban có trách nhiệm

điều hành công việc mỗi ngày, riêng tổ phục vụ không có trưởng phòng hoặc phó phòng.

Chi nhánh Saigonbank Cần Thơ hiện có 40 cán bộ công nhân viên, trong đó gồm:

- Phòng kinh doanh (tín dụng) : 17 người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng kế toán : 10 người

- Ngân quỹ : 3 người

- Kiểm soát viên : 1 người

- Hành chính, bảo vệ : 7 người

Sơđồ 3.1.2: Mi quan h gia các phòng ban

3.3. CHC NĂNG CA CÁC PHÒNG, BAN

a) Phòng Tín dng:

Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch nguồn vốn và kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm, xây dựng chiến lược nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng lâu dài.

Trực tiếp làm đầu mối tiếp cận các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh cá thể: giới thiệu các sản phẩm dịch vụđã có của ngân hàng thương mại, tuyên truyền vận động các tổ

chức, cá nhân tham gia tiền gửi thanh toán qua ngân hàng.

Xây dựng, thẩm định các phương án đầu tư, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, đối chiếu với danh mục hồ sơ, tái thẩm định tính khả thi của dự án, các điều kiện vay vốn theo quy định, trình lãnh đạo duyệt cho vay. Thường xuyên thu thập

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH TỔ HÀNH CHÁNH PHÒNG NGÂN QUỸ

các thông tin về khách hàng vay, sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi nợđến hạn và xử lý nợ quá hạn.

Tổ chức kiểm tra, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh hàng tháng, quý, năm để tìm ra nguyên nhân, ưu điểm, những hạn chế đề ra những giải pháp thực hiện.

Thông tin báo cáo, điện báo hàng ngày, tháng, quý và hàng năm.

b) Phòng Kế toán:

- Phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như thu tiền theo yêu cầu của khách hàng (ủy nhiệm thu) , chi tiền theo yêu cầu (ủy nhiệm chi), tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản thanh toán giữa ngân hàng chi nhánh Cần Thơ với Sài Ngòn Công Thương Ngân hàng hội sở chính, kiểm kê tài sản của ngân hàng theo định kỳ 6 tháng, 1 năm để lập báo cáo về Hội Sở chính.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc xây dựng, phân tích kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phòng tín dụng).

- Theo dõi ghi chép bảo quản tài sản của ngân hàng và khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gởi và tiền vay.

- Làm thủ tục giải ngân theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ

quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ theo đúng quy định.

- Lưu trữ hồ sơ theo chếđộ.

- Sao kê nợ đến hạn, quá hạn, lãi phải thu, phối hợp chặt chẽ với phòng tín dụng đôn đốc thu hồi nợđến hạn.

- Báo cáo quyết toán định kỳ, hàng tháng, quý, năm theo chếđộ.

- Thực hiện công tác thu – chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, và chấp hành chếđộ ra vào kho theo quy định.

c) Phòng ngân qu:

- Là nơi mà các khoản thu, chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến lĩnh tiền ở phòng ngân

quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ kiểm tra số tiền khi đơn vị đến nộp tiền vào Ngân hàng.

d) T Phc v (T hành chánh):

Phục vụ cho cả cơ quan, làm công tác bảo vệ, làm vệ sinh cơ quan, mua sắm công cụ, đưa đón thủ trưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhn xét v cơ cu t chc:

Với quy mô hoạt động và điều kiện cho phép với sự chỉđạo của ngân hàng Hội Sở, việc bố trí cơ cấu của Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ là phù hợp với điều kiện của ngân hàng hiện có. Tuy nhiên, so với cơ cấu tổ chức của một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay là còn hạn chế và chưa có sự chuyên môn hóa cao, chẳng hạn như không có sự tách biệt về

chuyên môn giữa phòng kinh doanh và phòng tín dụng tại ngân hàng. Điều đó cũng gây ảnh hưởng đến nghiệp vụ của nhân viên và hạn chế việc chuyên môn hóa trong công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng vì phòng tín dụng tại ngân hàng kiêm luôn công tác này. Đồng thời, nhiệm vụ mà phòng kinh doanh tại ngân hàng vừa đảm nhiệm công tác tín dụng, vừa đảm nhiệm cho việc kinh doanh sẽ

gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng.

3.4. CÁC DCH V CUNG CP

Hoạt động chủ yếu của Sài Gòn Công Thương Chi Nhánh Cần Thơ:

- Huy động vốn: huy động các loại tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ.

- Hoạt động kinh doanh:

+ Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và đầu tư với các phương thức như: cho vay món, cho vay trả góp, vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư.

+ Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước như: bảo lãnh tiền gửi

ứng trước hay đặt cọc, các bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán nước ngoài (mua hàng trả chậm, vay vốn...).

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu dưới các hình thức: tín dụng chứng từ (L/C), và nhờ thu (D/A, D/P).

+ Mua bán ngoại tệ trong nước và quốc tế theo phương thức: gia hạn, kỳ hạn, hoán đổi.

+ Nhận chuyển tiền đi và đến trong nước, quốc tể, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh quốc tế Money Gram.

+ Thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Master, JCB. - Các dịch vụ ngân hàng khác:

Nhận kiểm, đếm hộ, nhận tiền tại trụ sở của khách hàng, chi hộ lương cho các tổ chức kinh tế,...

Hiện nay Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Cần Thơđã và đang tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động khai thác mọi tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư đểđầu tư vào ngành chiến lược nhằm thúc đẩy nền kinh tếđịa phương phát triển.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KT QU HOT ĐỘNG KINH DOANH CA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CN THƠ

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VN

Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của ngân hàng thương mại. Thực tế cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững khi nguồn tiền đểđầu tư chủ yếu phải là từ tiết kiệm của dân chúng, tiết kiệm của nền kinh tế.

Bng 4.1: Tình hình ngun vn huy động ti ngân hàng năm 2005 – 2007

Đơn v tính: triu đồng 2006/2005 2007/2006 Ch tiêu 2005 2006 2007 S tin % S tin % Vn huy động 45.736 48.775 73.034 3.039 6,64 24.259 49,74 Tiền gửi của TCKT 6.181 4.681 12.384 -1.500 -24,27 7.703 164,56 Tiền gửi tiết kiệm 39.467 43.846 59.780 4.379 11,10 15.934 36,34 Tiền gửi khác 88 248 870 160 181,82 622 250,81 Vn điu chuyn 170.038 201.654 330.068 31.616 18,59 128.414 63,68 Tng 215.774 250.429 403.102 34.655 16,06 152.673 60,96 Ngun: Phòng kế toán.

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy: Vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ hai nguồn chính là vốn do chi nhánh tự huy động được và vốn điều chuyển do ngân hàng Hội Sở chuyển đến.

Vốn tự huy động năm 2006 chiếm 19,48% trong tổng cơ cấu nguồn vốn, giảm so với năm 2005 chiếm 21,20%; sang năm 2007, vốn tự huy độngchiếm 18,12%, giảm 1,36% so với năm 2006. Trong khi đó nguồn vốn điều chuyển chiếm phần lớn,

năm 2005 chiếm 78,80% trong tổng vốn huy động, năm 2006 chiếm 80,52%,tăng 1,72% so với năm 2005; bước sang năm 2007 chiếm 81,88%, tăng 1,36% so với năm 2006.

a) Về khoản vốn điều chuyển:

Nguồn vốn của ngân hàng mẹ là nguồn vốn chính để Saigonbank Cần Thơ hoạt

động liên tục đáp ứng nhu cầu vay vốn các dự án lớn ngày càng tăng. Nguồn vốn huy động tại địa phương chỉ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng có dự án vay vốn vừa và nhỏ. Do đó, ngân hàng Hội Sở đã phải điều chuyển thêm nguồn vốn về để ngân hàng có thể giải quyết nhu cầu vốn ngày càng gia tăng tại Thành Phố Cần Thơ.

- Năm 2005 vốn điều chuyển là 170.038 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2006 vốn điều chuyển là 201.654 triệu đồng, tăng 31.616 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 18,59%.

- Năm 2007 vốn điều chuyển là 330.068 triệu đồng tăng 128.414 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 63,68%.

Vốn điều chuyển năm sau tăng cao hơn năm trước là do ngân hàng cần thêm vốn để cho vay, mặc dù vốn huy động có tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế, bên cạnh đó là sự cạnh tranh của nhiều kênh huy động vốn mới như tiết kiệm bưu điện, các loại hình bảo hiểm, thị trường chứng khoán,... Đặc biệt

là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán cuối năm 2006 đầu năm 2007, đã thu hút một lượng vốn lớn của nền kinh tế, làm giảm đi thị phần huy động vốn của Saigonbank. Song song đó, khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán nóng lên cao độ, nhu cầu vay vốn đểđầu tư cho mảng thị trường này càng nhiều, do

đó ngân hàng phải cần một lượng lớn vốn điều chuyển để cấp tín dụng cho nền kinh tế. Ngoài ra, việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt may của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã khuyến

khích các khách hàng doanh nghiệp (chủ yếu kinh doanh lĩnh vực may mặc, tiêu biểu là Công ty may Tây Đô) vay vốn để đầu tư cho các lô hàng xuất khẩu. Nhu cầu vay vốn tăng lên, tuy nhiên nguồn vốn do chi nhánh tự huy động được thì chỉ có hạn, do đó Ngân hàng đã phải đi vay lượng vốn còn thiếu hụt ở Hội Sở.

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Nhìn chung, vốn huy động qua các năm đều tăng. Chứng tỏ Saigonbank đã có những chính sách huy động vốn đúng đắn, đã đưa ra những sản phẩm huy động vốn và lãi suất phù hợp với thị hiếu của khách hàng nên đã thu hút được lượng vốn đáng kể của nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các năm thì khác nhau. Cụ thể là:

- Năm 2005 vốn huy động đạt 45.736 triệu đồng.

- Năm 2006 vốn huy động là 48.775 triệu đồng, tăng 3.039 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong năm này đạt 6,64%. Vốn huy

động tăng lên là do:

+ Tiền gửi tiết kiệm tăng 4.379 triệu đồng, tương ứng tăng 11,10%.

+ Tiền gửi khác tăng 160 triệu đồng tương, ứng tăng 181,82%.

Tiền gửi tăng lên chủ yếu vào những tháng cuối năm 2006 do ngân hàng tăng lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tăng trung bình từ

0,66% đến 0,76%/năm) đồng thời do dịch vụ thanh toán của ngân hàng phát triển,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 30)