Phân tích tình hình cho vay vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 42)

6. Các nhận xét khác:

4.2. Phân tích tình hình cho vay vốn

Bng 4.2. Tình hình cho vay vn Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Stt Ch tiêu ĐVT 2005 2006 2007 S tin % S tin % 1 Doanh số cho vay Triệu đồng 456.807 628.925 1.041.579 172.118 37,68 412.654 65,61 2 Doanh số thu nợ Triệu đồng 442.419 600.858 887.611 158.439 35,81 286.753 47,72 3 Dư nợ Triệu đồng 223.191 251.258 405.225 28.067 12,58 153.967 61,28 4 Dư nợ bình quân Triệu đồng 215.997 237.217 328.242 21.220 9,82 91.025 38,37 5 Dư nợ quá hạn Triệu đồng 827 37 89 -790 -95,53 52 140,54 6 Hệ số thu nợ % 96,85 95,54 85,22 -1,31 - -10,32 - 7 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,37 0,01 0,02 -0,36 - 0,01 - 8 Vòng quay tín dụng Lần 2,05 2,53 2,70 0,48 - 0,17 - Nguồn: Phòng tín dụng.

Để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của ngân hàng trong 3 năm qua, ta sẽ lần lượt phân tích cụ thể từng hoạt động sau:

1) Doanh s cho vay:

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ

sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Qua bảng 4.2. ta thấy:

Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2005 đạt 456.807 triệu đồng, sang năm 2006 là 628.925 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 37.68%, tương ứng với số tiền là 172.118 triệu đồng.

Doanh số cho vay năm 2007 đạt 1.041.579 triệu đồng, tốc độ tăng 65.61%, tương ứng với số tiền là 412.654 triệu đồng.

Doanh số cho vay năm sau luôn tăng cao hơn năm trước, chứng tỏ nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng tăng, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mà chỉ có ngân hàng là nơi đáp ứng nguồn vốn cho họ kịp thời và

đúng lúc. Trong thời gian này, ngân hàng luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế

của Thành phố Cần Thơ, trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng tập trung cho vay những ngành trọng điểm, ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Ngoài ra chi nhánh còn mở rộng đối tượng khách hàng cho vay nên số

lượng khách hàng vay vốn ngày càng tăng, do vậy doanh số cho vay 3 năm qua đều tăng hàng năm.

Việc sử dụng vốn của ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn,

của ngân hàng là các thành phần kinh tế tư nhân, các công ty cổ phần và thành phần kinh tế cá thể, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là thành phần kinh tế cá thể. Nguyên nhân

của việc cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung dài hạn có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vì ngân hàng có quy mô và nguồn vốn có hạn, đồng thời ngân

hàng cũng muốn đồng vốn cho vay nhanh chóng được thu hồi để phục vụ cho mục

đích kinh doanh khác.

Những lĩnh vực thu hút khối lượng lớn vốn tín dụng ngân hàng trong năm 2007

đó là đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng, đầu tư bất động sản mà đặc biệt là các dự án khu nhà ở mới và khu đô thị mới, đầu tư vốn trong lĩnh vực xuất khẩu và dịch vụ, ... Bên cạnh đó, đối tượng đầu tư chứng khoán, vàng, tiêu dùng... cũng thu hút một khối lượng rất lớn vốn tín dụng.

2) Doanh s thu n:

Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua Ngân hàng Nhà Nước,… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động các ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo toàn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay lãi mà ngân hàng

đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trước hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được các ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi vì một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng công tác thu nợ làm sao để bảo đảm đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khi phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn

trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.

Để thấy rõ công tác thu nợ của ngân hàng có tốt không, ta cùng phân tích bảng 4.2.

Nhìn chung công tác thu nợđều tăng khá tốt qua 3 năm, cụ thể là: Doanh số thu nợ năm 2005 là 442.419 triệu đồng.

Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 600.858 triệu đồng, tăng 158.439 triệu đồng,

đẩy tốc độ tăng trưởng lên 35,81% so với năm 2005, năm 2007 đạt 887.611 triệu

đồng, tăng lên 286.753 triệu đồng, tương ứng tăng 47,72% so với năm 2006.

Năm 2006, doanh số thu nợ không cao, nguyên nhân là do trong năm này, ngân hàng cho vay trung và dài hạn (cho vay các dự án đầu tư), khoản vay này chiếm một tỷ lệ khá cao 18,32% trong tổng doanh số cho vay (xem thêm phụ lục Tình hình cho vay thu nợ phân theo loại hình kinh tế năm 2006). Do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽ định kỳ nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá tình hình thực tế trong năm.

Kết quả thu nợ cao trong năm 2007 là do ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay (bởi khoản vay vừa có thời gian thu hồi vốn lâu, vừa có độ rủi ro lớn) nên đã lựa chọn đầu tư những dự án/phương án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Đồng thời, trong năm 2007, các món vay chủ yếu chủ yếu là ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 95,88% trong doanh số cho vay (xem thêm phụ lục Tình hình cho vay thu nợ phân theo loại hình kinh tế năm 2007). Nhờđó, ngân hàng mới có thể thu hồi vốn tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực khác.

3) Dư n:

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời

điểm nhất định. Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.

Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung, dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ.

Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản Có sinh lời lớn, quan trọng của các ngân hàng thương mại, dư nợ năm 2006 và 2007 chiếm hơn 90% tổng tài sản và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

Qua phân tích bảng số liệu trên, ta thấy: Dư nợ năm 2005 đạt 223.191 triệu đồng .

Dư nợ năm 2006 là 251.258 triệu đồng, tăng 28.067 triệu đồng, tương ứng tăng 12,58% so với 2005.

Dư nợ năm 2007 là 405.225 triệu đồng, tăng 153.967 triệu đồng tương ứng tăng 61,28% so với 2006.

Dư nợ qua các năm đều tăng cho thấy sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng, chứng tỏ trong thời gian này ngân hàng luôn luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và thu hút thêm được lượng khách hàng mới. Dư nợ tăng trưởng phù hợp với tốc độ gia tăng doanh số cho vay và doanh số

thu nợ của Ngân hàng. Tiền cho vay chủ yếu được khách hàng đầu cơvào đất đai và

chứng khoán, hay nói cách khác là người dân có xu hướng đầu tư tập trung vào các

tài sản sinh lời ngắn hạn.

4) Dư n bình quân:

Cùng xu hướng với dư nợ, dư nợ bình quân qua các năm đều tăng. Dư nợ bình quân năm 2005 là 215.997 triệu đồng.

Dư nợ bình quân năm 2006 đạt tăng 21.220 triệu đồng (tăng 9,82%) so với năm 2005.

Dư nợ bình quân năm 2007 tăng 91.025 triệu đồng (tăng 38,37%) so với năm 2006.

Dư nợ bình quân tăng lên do dư nợ qua các năm tăng lên.

Nhìn chung, trong 2 năm qua chi nhánh đã tích cực trong công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn. Cụ thể là:

Năm 2005, dư nợ quá hạn là 827 triệu đồng.

Năm 2006, ngân hàng đã thu hồi được 790 triệu đồng nợ quá hạn, làm giảm đi 95,53% tỷ lệ nợ quá hạn so với năm trước.

Năm 2007, nợ quá hạn có tăng thêm 52 triệu đồng, tương ứng tăng 140,54%, tỷ

lệ nợ quá hạn so với năm 2006. Nợ quá hạn tăng lên chủ yếu là do hoạt động tín dụng tăng lên, trong đó có một số món vay bị chuyển sang quá hạn. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể thì các khoản nợ quá hạn chỉ chiếm 0,02% trong tổng nợ cho vay, đó là một tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể.

Năm 2006, nguyên nhân các khoản nợ dẫn đến quá hạn là do các công ty vay vốn làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, còn đối với các hộ kinh doanh cá thể thì do bị

chiếm dụng vốn trong mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh. Các khoản nợ chuyển sang quá hạn trong năm 2007 chủ yếu là do sự tăng giá đột ngột của xăng dầu, dẫn đến các doanh nghiệp vay vốn làm ăn không hiệu quả (do phát sinh chi phí

cao), nên không trả được vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn.

Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng thẩm định

đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi tiến hành cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ,…. Tất cả

các công việc này cần thực hiện chặt chẽ trong suốt quá trình vay vốn của khách hàng.

6) H s thu n:

Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì tiến trình thu nợ của ngân hàng đạt được hiệu quả cao và ngược lại.

Qua bảng 4.2 ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng dường như kém hiệu quả

qua các năm, vì các hệ số có xu hướng đi xuống. Hệ số thu nợ năm 2005 là 96,85%.

Hệ số thu nợ năm 2006 là 95,54%, giảm đi 1,31% so với năm 2005. Hệ số thu nợgiảm là do doanh số thu nợ tăng 158.439 triệu đồng, tăng 35,81%, trong khi doanh số cho vay tăng 172.118 triệu đồng, tương ứng tăng 37,68%.

Hệ số thu nợ năm 2007 là 85,22%, giảm đi 10,32% so với năm 2006 là do doanh số thu nợ tăng 286.753 triệu đồng, tăng 47,72%, trong khi doanh số cho vay tăng 412.654 triệu đồng, tương ứng tăng 65,61%.

Nguyên do là trong 2 năm này, ngân hàng có cho vay trung và dài hạn, chủ yếu cho vay các dự án xây dựng, đầu tư dài hạn, các khoản nợ lại chưa đến kỳ thu hồi nên dẫn đến doanh số thu hồi nợ thấp nên kéo theo hệ số thu nợ cũng thấp.

7) T l n quá hn:

Để đánh giá ngân hàng thì chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Xét trên tổng thể thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng là một con số rất nhỏ 0,37% ở năm 2005, 0,01% ở năm 2006, và 0,02% ở năm 2007.

Nguyên nhân là vào năm 2006 hoạt động cho vay và thu nợ tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn nhất định như: thứ nhất do sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, thứ hai: hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp giảm, thứ ba: ảnh hưởng của thị trường.

Nếu như có nhiều nguyên nhân tác động đến tình hình tín dụng của Ngân hàng, thì các lãnh đạo cùng với cán bộ tín dụng phải cùng nhau xem xét đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan, nhằm hạn chếđến mức thấp nhất nợ

quá hạn của Ngân hàng. Vì hầu hết là các khoản nợ thông thường của cán bộ công nhân viên nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Kết quả này cũng cho thấy khả năng kiểm soát chặt chẽ của cán bộ tín dụng, chính sách gia hạn nợ, thay đổi kỳ hạn cho khách hàng của ngân hàng được thực hiện tốt, có hiệu quả cao…Đây là một dấu hiệu tốt, ngân hàng cần tiếp tục phát huy.

8) Vòng quay tín dng:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn

đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho Ngân hàng.

Qua bảng 4.1 trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Saigonbank có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2005 là 2,05 vòng, sang năm 2006 tăng lên 2,53 vòng (tăng thêm 0,48 vòng) và đến năm 2007 tăng đến 2,70 vòng (tăng 0,17 vòng).

Vòng quay vốn tăng đều qua các năm cũng nói lên số vốn đầu tư được quay vòng nhanh, chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả và năng động hơn trong công tác cho vay.

Chỉ số này tăng lên qua các năm là do ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, chủ yếu bổ sung vốn lưu động cho các công ty và doanh nghiệp, điều này chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn, linh hoạt hơn trong công tác cho vay;

đồng thời biết kết hợp tác động bằng nhiều biện pháp hữu hiệu hơn với kiên trì,

động viên, đôn đốc, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, để từ đó nâng cao chất lượng thu nợ; và nguồn vốn của ngân hàng cũng được quay vòng nhanh và hiệu quả

hơn trong thời gian tới. 4.3. HOT ĐỘNG DCH V NGÂN HÀNG 4.3.1. Dch v thanh toán Bng 4.3.1. Tình hình thanh toán Đvt: triệu đồng. 2006/2005 2007/2006

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)