Phân tích rủi ro trong huy động vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 59 - 63)

- Tên học viên: La Huyền Huyển

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a,…)

4.2.6 Phân tích rủi ro trong huy động vốn

Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi huy động vốn thì ngân hàng thường phải đối mặt với các loại rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn chủ sở hữu.

Trong những năm qua, kinh tế nước ta khá ổn định, thị trường tiền tệ tăng trưởng mạnh nên ngân hàng MHB phải không ngừng nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro để hạn chế sựảnh hưởng tiêu cực do thị trường mang lại. Do đó, hoạt

động của ngân hàng không bị chi phối nhiều bởi những biến động lãi suất trên thị

trường. MHB là một ngân hàng thương mại quốc doanh có vốn khả dụng khá dồi dào nên không hề gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản cũng như rủi ro vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2008, kinh tế nước ta lạm phát tăng cao, giá cả leo thang. NHNN quyết định thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đã gây rất nhiều khó khăn cho các NHTM. Cụ thể như sau:

- Quyết định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%, mở rộng phạm vi tiền gởi dự trữ bắt buộc, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới. Theo đó, từđầu tháng 2/2008 tổng cộng có gần 20.000 tỷ đồng các NHTM phải nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm cho NHNN.

- NHNN quyết định phát hành thêm 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN với lãi suất 7,8%, kỳ hạn 364 ngày nhằm mục tiêu thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông về, kiềm chế lạm phát và không được sử dụng tín phiếu này để vay tái cấp vốn. Hình thức phát hành là bắt buộc phải mua đối với các TCTD theo mức phân bổ cụ thể.

Như vậy, để chủ động có đủ tiền mua tín phiếu do NHNN phát hành đợt này và nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm, buộc lòng các NHTM phải “chạy đôn, chạy đáo” ngay để huy động vốn trên thị trường, bởi vì hơn 20.000 tỷ đồng chứ đâu phải ít.

- Thống đốc NHNN quyết định tăng một số loại lãi suất chủđạo, thực hiện từ tháng 2/2008. Đây là các mức lãi suất được áp dụng từ tháng 12/2005, tức là

chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải 49 SVTH: La Huyền Huyển

lạm phát. Tuy mức lãi suất này thực tế ít tác động đến mức lãi suất của các NHTM, nhưng vềđiều hành NHNN phát đi tính hiệu tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ, áp lực về tâm lý tăng lãi suất trên thị trường tăng lên.

Như vậy thời gian qua, nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ, rút bớt tiền trong lưu thông. Điều này đã làm

ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của các NHTM, vì nguồn cung tiền đồng bị

hạn chế. Do đó, các ngân hàng đã nhanh chóng vào cuộc đua tăng lãi suất huy

động tiền gởi, với mức lãi suất cao nhất lên đến 14,4%/năm ở các kỳ hạn ngắn. Một lượng tiền gởi tại các ngân hàng lớn đã được khách hàng rút ra để chuyển sang gởi tại các ngân hàng có lãi suất cao. Nguồn vốn luân chuyển mạnh từ các ngân hàng có lãi suất cao sang các ngân hàng có lãi suất thấp đã khiến các ngân hàng “đau đầu”. Vì vậy nếu không tính toán tăng lãi suất, họ không thể giữđược vốn huy động, đó là chưa kểđến việc họ khó hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh đó, khi lãi suất huy động tăng cao còn gây ra các ảnh hưởng lớn sau đây:

- Làm tăng lãi suất cho vay vốn trên thị trường, tức làm tăng chi phí vốn vay cho các doanh nghiệp và người kinh doanh. Từ đó làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, tác động tăng giá trên thị trường xã hội, đi ngược với mục tiêu kiềm chế lạm phát của việc NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.

- Lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí cao do tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu NHNN. Nhưng lãi suất cho vay tăng chậm, khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thu hẹp. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm hơn tốc độ tăng huy động vốn. Cả hai nhân tốđó, làm cho lợi nhuận của NHTM ngày càng thấp, làm ảnh hưởng

đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, uy tín của các NHTM.

- Việc vay vốn của các khách hàng, doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. Một mặt tạo nên tiêu cực nảy sinh trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hang. Tức là, ngân hàng buộc phải chọn dự án, chọn khách hàng, việc cho vay vốn trở nên khắc khe hơn. Mặt khác, nhiều dự án từ chối vay vốn, hoặc doanh nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án . Từ đó, ảnh hưởng đến tốc

chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải 50 SVTH: La Huyền Huyển

8,44% của năm 2007. Bởi vì hiện nay vốn đầu tư của nền kinh tế, vốn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ gia đình chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng. Mà hiệu quả vốn đầu tư có độ trễ ít nhất là 6 tháng, tức là việc hạn chếđầu tư vốn tín dụng ngân hàng hiện nay sẽ tác động làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009.

- Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng từ lưu thông về, không thể kiềm chếđược tốc độ tăng giá của các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống: rau cải, cá thịt, xăng dầu,… Bên cạnh đó, NHNN phải tốn hằng trăm tỉđồng để trả cho các NHTM, khi tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phát hành tín phiếu. Chi phí kiềm chế làm phát không đạt hiệu quả mà còn làm suy yếu đi năng lực tài chính của NHNN.

Qua tình hình thực tế cho thấy, định hướng điều hành chính sách tiền tệ

thắt chặt kiềm chế lạm phát nói trên, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các NHTM và mục tiêu phát triển kinh tếđang tạm thời hy sinh cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Bản thân MHB là NHTM quốc doanh có nguồn vốn khả dụng lớn và có lãi suất ổn định cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Cụ thể, trong thời gian qua chi nhánh đã phải chịu cảnh mất khách hàng, buộc lòng phải tăng lãi suất để cạnh tranh giữ khách hàng. Chính vì thế, MHB phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Vì đợt huy động lần này tất cả các ngân hàng đều có một biểu “lãi suất ngược” giống nhau, đó là lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn. Do đó cơ cấu vốn huy động VND của các NHTM có sự thay đổi theo hướng tiền gởi ngắn hạn và tiền gởi không kỳ hạn tăng nhanh hơn tiền gởi trung và dài hạn. Đây là loại tiền gởi có tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao tới 11%, mà tỷ lệ sử dụng thấp do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Trong số đó, có những khoản tiền gởi của khách hàng chờ mua chứng khoán, chờ mua bất động snr cá nhân, quỹ thặng dư vốn doanh nghiệp,… Những khoản tiền này khách hàng thường rút ra đột xuất với mức độ lớn, nên NHTM phải để tỷ lệ vốn khả dụng cao hơn. Do đó, hầu như

các NHTM phải chịu cạnh thiếu vốn hoạt động, trong khi đó vốn lưu trong kho lại phải nhiều.

Trước tình hình lãi suất huy động tăng cao như thế, NHNN đã ban hành lãi suất trần 12%, khống chế lãi suất huy động, nhằm giúp cho các ngân hàng

chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải 51 SVTH: La Huyền Huyển

tránh được những khó khăn và bất ổn trong hoạt động. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn cấp bách của các NHTM có vốn hoạt động còn thấp và không đủđể đáp ứng việc thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Do đó, trong thời gian tới cuộc đua huy động vốn vẫn không dừng lại ở đây. Hiện nay lãi suất của tất cả

các NHTM đều đụng trần nên không cạnh tranh lãi suất được nữa. Vì vậy, cuộc huy động vốn của các ngân hàng sẽ tập trung vào các chương trình khuyến mãi, chương trình chăm sóc khách hàng. Thực tế là với tất cả số tiền khuyến mãi quy ra, cộng với lãi suất huy động thì các NHTM phải trả lãi trên 12%/năm. Tuy nhiên điều này không trái với quy định của NHNN vì không có văn bản nào quy

định về việc này. Như vậy, trong tình hình cạnh tranh và phải đối mặt với quá nhiều rủi ro như hiện nay, toàn thể nhân viên của MHB cần đề ra các chương trình huy động thật cạnh tranh nhằm giữđược thị phần, nâng cao nguồn vốn huy

chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải 52 SVTH: La Huyền Huyển

CHƯƠNG V

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ KHẢ

NĂNG CẠNH TRANH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)