- Tên học viên: La Huyền Huyển
7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a,…)
4.1.3 Tài sản nợ khác
Tài sản nợ bao gồm: các khoản phải trả, lãi cộng dồn dự trả, … Tuy khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng khi nghiên cứu về vốn hoạt động của chi nhánh thì ta không được bỏ qua bất kỳ một khoản mục nào. Vì khoản mục nào cũng có một vai trò nhất định của nó trong tổng nguồn vốn hoạt
động của chi nhánh.
Tài sản nợ của chi nhánh cũng có nhiều biến động qua các năm. Năm 2006 là 25.656 triệu đồng và giảm so với năm 2005 là 5.122 triệu đồng. Sở dĩ
như vậy, là do các khoản phải trả của chi nhánh giảm xuống so với năm 2005. Sang năm 2007, tài sản nợ là 25.622 triệu đồng vẫn thấp hơn so với năm 2006 là 34 triệu đồng. Bởi vì trong năm 2007 hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải 35 SVTH: La Huyền Huyển
trưởng mạnh nên số tiền lãi dự trả của chi nhánh tăng lên, nhưng vẫn không đủ để làm tăng tài sản nợ khác lên. Tuy nhiên, nó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh trong năm 2007.
Tóm lại, nguồn vốn hoạt động của chi nhánh là khá lớn, đảm bảo đủ cho nhu cầu hoạt động hiện tại của mình. Tuy nhiên hoạt động của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Do đó, chi nhánh cần có những biện pháp nâng cao công tác huy động vốn nhằm tăng cường nguồn vốn hoạt động và giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở.
Để có thểđề ra các giải pháp nâng cao công tác huy động vốn phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh, ta không chỉ phải biết rõ về cơ cấu nguồn vốn, mà còn phải đi sâu phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh trong thời gian đã qua. Do đó, ta cần phân tích vốn huy động theo nhiều tiêu chí khác nhau mới có thể thấy rõ những mặt mạnh và những mặt hạn chế trong công tác huy
động vốn tại chi nhánh. Chính vì thế, tiếp sau đây ta sẽđi vào phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh năm 2005-2007.
4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh MHB tại Cần Thơ. 4.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động-phân theo hình thức huy động.
Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO HÌNH THỨC HUY ĐỘNG NĂM 2005-2007
(Nguồn: Phòng nguồn vốn) ĐVT: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006 KHOẢN MỤC Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Tuyệt đối Tươn g đối % Tuyệt đối Tương đối % 1.TG thanh toán 111.316 48,16 125.007 47,81 134.876 39,09 13.691 12,30 9.869 7,89 2.TG tiết kiệm 84.176 36,41 101.696 38,90 203.302 58,92 17.520 20,81 101.606 99,91 3.Phát hành GTCG 35.669 15,43 34.738 13,29 6.872 1,99 (931) (2,60) (27.866) (80,22) Tổng VHĐ 231.161 100 261.441 100 345.050 100 30.280 13,10 83.609 31,98
chi nhánh Cần Thơ
(TG: tiền gởi, GTCG: giấy tờ có giá )
Hiện nay, các hình thức huy động vốn tại chi nhánh gồm có: tiền gởi thanh toán, tiền gởi tiết kiệm và phát hành GTCG. Thông qua bảng số liệu ta thấy, tiền gởi thanh toán và tiền gởi tiết kiệm liên tục tăng, riêng phát hành giấy tờ có giá ra công chúng liên tục giảm qua các năm 2005-2007. Để rõ hơn ta sẽđi sâu phân tích từng khoản mục như sau:
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng TG thanh toán TG tiết kiệm Phát hành GTCG Tổng VHĐ
Hình 6: Biểu đồ vốn huy động phân theo hình thức huy động
* Tiền gởi thanh toán:
Tiền gởi thanh toán đươc chi nhánh huy động chủ yếu là tài khoản tiền gởi của các doanh nghiệp, cá nhân, các TCTD nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán trong giao dịch của họ và một phần là tài khoản thanh toán có kỳ hạn dưới các hình thức như: Séc thanh toán được đảm bảo chi trả, đảm bảo thư tín dụng (L/C), thẻ thanh toán ký quỹ, … Năm 2006 vốn huy động từ tiền gởi thanh toán là 125.007 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 13.691 triệu đồng. Vì khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp thuộc khối ngành xây dựng và giá cả
thị trường của các mặt hàng phục vụ cho ngành xây dựng: sắt, thép, gạch, xi
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải 37 SVTH: La Huyền Huyển
măng, … năm 2006 tăng mạnh. Trong khi đó, dự án xây dựng lại kéo dài, các doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời, tăng giao dịch với chi nhánh dưới hình thức Séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo chi trả có kỳ hạn, để chi trả các mặt hàng gần đến kỳ hạn thanh toán mà doanh nghiệp không chủđộng được vốn. Và khi các tổ chức này có tiền sẽ nộp vào tài khoản thanh toán giao dịch thường xuyên. Chi nhánh thông qua số dư tài khoản này của khách hàng sẽ tất toán Séc bảo chi cho họ. Mặt khác, trong thời gian các doanh nghiệp chưa trả tiền hàng thì số tiền trên các tài khoản này sẽ được chi nhánh tận dụng để đáp ứng nhu cầu hoạt động tạm thời. Tuy đây là nguồn vốn không ổn định, nhưng nó cũng góp phần tăng cao nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Sang năm 2007 tiền gởi thanh toán là 134.876 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 là 9.869 triệu đồng và tốc độ tăng năm 2007 (7,89%) chậm hơn so với năm 2006 (12,30%) là 4,41%. Nguyên nhân là do, trong năm 2007 không chỉ giá cả
các mặt hàng thuộc khối ngành xây dựng, mà cả giá các mặt hàng không thể
thiếu trong sản xuất kinh doanh như: xăng, dầu, … đều tăng cao do ảnh hưởng của biến động nền kinh tế thế giới. Từđó kéo theo, giá thành sản phẩm tất cả các mặt hàng đều tăng để bù đắp chi phí sản xuất.Mặt khác, mặt bằng lãi suất chung trên thị trường tiền tệ nước ta năm 2007 tăng cao hơn so với năm 2008. Tuy vậy, nhưng doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải mở rộng sản xuất kinh doanh, cho dù giá cả nguyên liệu có tăng lên. Chính vì thế, số dư trên tài khoản Séc bảo chi của khách hàng tiếp tục tăng trong năm 2007. Bên cạnh đó, vào tháng 6/2007 ngân hàng phát triển thêm dịch vụ thẻ E-Cash đã góp phần thúc đẩy lượng tiền gởi thanh toán tăng lên, vì có nhiều khách hàng không phải là tổ chức kinh tế cũng mở tài khoản nhằm tiện lợi trong chi tiêu hằng ngày của mình bằng việc thanh toán qua thẻ. Và các TCTD trong cùng hệ thống thẻ E-Cash cũng tăng lượng tiền gởi giao dịch tại chi nhánh, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng mình khi họ sử dụng máy ATM của Ngân hàng phát triển nhà
ĐBSCL Cần Thơ. Chính vì thế, đã góp phần tăng nguồn vốn huy động từ tiền gởi thanh toán của ngân hàng lên. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ E-Cash của ngân hàng mới phát hành, còn non trẻ so với các sản phẩm thẻ khác trên thị trường, nên chưa có nhiều người biết đến. Do đó, nguồn vốn thu được từ loại sản phẩm này của ngân
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải 38 SVTH: La Huyền Huyển
hàng còn tương đối thấp. Bên cạnh đó, năm 2007 lãi suất tăng cao, đặc biệt là lãi suất tiền gởi tiết kiệm nên đã thu hút một số khách hàng rút bớt tiền từ tài khoản thanh toán chuyển sang mở sổ tiết kiệm, với mong muốn có lãi cao hơn.Chính những nguyên nhân này đã làm cho tiền gởi thanh toán tại chi nhánh có tốc độ
tăng năm 2007 chậm hơn so với năm 2006. Nhưng ta cũng phải công nhận rằng hình thức huy động này đã đem lại nguồn vốn khá lớn cho chi nhánh, luôn cao hơn 45% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2005-2006, tỉ trọng của hình thức này năm 2007 giảm khá mạnh đạt 39,09% tổng nguồn vốn.
Ngược lại thì tiền gởi tiết kiệm lại tăng mạnh và chiếm tỉ trọng là 58,92% trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ trong năm 2007 hình thức huy động bằng tiền gởi tiết kiệm tại chi nhánh đã thật sự phát huy được vai trò huy động của mình.
* Tiền gởi tiết kiệm:
Tiền gởi tiết kiệm tại chi nhánh có hai loại là tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn. Mục đích sử dụng loại tiền gởi này của công chúng là nhằm để
sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình. Nhìn chung, khoản tiền gởi này của chi nhánh
đều tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007. Năm 2006 tiền gởi tiết kiệm đạt 101.696 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 17.520 triệu đồng. Sang năm 2007 là 203.302 triệu đồng tăng cao hơn nhiều so với năm 2006 là 101.606 triệu đồng và tốc độ tăng của tiền gởi tiết kiệm năm 2007 (99,91%) gấp 4,80 lần tốc độ tăng năm 2006 (20,81%). Nguyên nhân là để đảm bảo tính cạnh tranh và tăng nguồn vốn huy động, trong năm 2007 chi nhánh đã đưa ra mức lãi suất huy động tiền gởi tiết kiệm khá cao và hấp dẫn ( trên 7%/năm ),chêch lệch với mặt bằng lãi suất trên địa bàn là -+0,01-0,02% có nhiều kỳ hạn và tiện ích khác nhau. Từđó thu hút đông đảo khách hàng chuyển tiền từ các hình thức đầu tư khác sang, khách hàng mới mở sổ tiết kiệm tại chi nhánh tăng lên, … Như vậy các chính sách hợp lý trên đã góp phần làm cho nguồn vốn huy động từ tiền gởi tiết kiệm tăng lên đáng kể, cũng như mở rộng nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh. Nhưng trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì giải pháp tăng lãi suất huy động chỉ là tạm thời, chi nhánh cần tìm ra các biện pháp
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải 39 SVTH: La Huyền Huyển
tốt hơn nhằm huy động được nhiều vốn với chi phí thấp, mà vẫn giữ được thị
phần và vị thế cạnh tranh với các TCTD khác trên cùng địa bàn. * Phát hành GTCG
Ngân hàng chỉ phát hành GTCG ra công chúng khi có nhu cầu vốn đột xuất. Trong các năm 2005-2007 chi nhánh phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh giữa các TCTD trên thị trường, nhưng vốn hoạt động của chi nhánh không khan hiếm, vẫn đủ trang trãi cho hoạt động của mình. Do đó, việc phát hành GTCG ra công chúng giảm liên tục qua các năm. Điều này cho thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh khá dồi dào. Năm 2006 vốn huy động từ phát hành GTCG là 34.738 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 931 triệu đồng. Đặc biệt vốn huy
động từ hình thức này chỉ đạt là 6.872 triệu đồng giảm mạnh so với năm 2006 là 27.866 triệu đồng. Như vậy, trong năm 2007 các hình thức huy động vốn như: tiền gởi thanh toán và tiền gởi tiết kiệm của chi nhánh đã huy động được lượng lớn vốn ,chiếm 98,01% trong tổng nguồn vốn huy động và các hình thức huy
động này đã được chi nhánh triển khai khá tốt.
Tóm lại, các sản phẩm huy động tại ngân hàng hiện nay khá hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm và tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, sản phẩm huy
động tại chi nhánh còn chưa nhiều.
4.2.2 Phân tích tình hình vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ
Bảng 4: VỐN HUY ĐỘNG THEO NỘI TỆ NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006 KHOẢN MỤC Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % 1) Nội tệ 230.882 99,88 261.208 99,91 340.879 98,79 30.326 13,13 79.671 30,50 2) Ngoại tệ 279 0,12 233 0,09 4.171 1,21 (46) (16,49) 3.938 1.690,13 Tổng VHĐ 231.161 100 261.441 100 345.050 100 30.280 13,10 83.609 31,98 (Nguồn: Phòng nguồn vốn)
chi nhánh Cần Thơ 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2005 2006 2007 Năm Nội tệ Ngoại tệ Tổng VHĐ
Hình 7: Vốn huy động phân theo nội tệ, ngoại tệ
Thông qua bảng số liệu ta thấy, vốn huy động bằng nội tệ của chi nhánh tăng qua các năm và có tốc độ tăng khá nhanh, năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Nguồn vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn huy động so với ngoại tệ và từ 2005-2007 luôn đạt trên 98%. Cụ thể là: năm 2006 vốn huy động bằng nội tệ là 261.208 triệu đồng cao hơn năm 2005 là 30.326 triệu đồng. Sang năm 2007 là 340.879 triệu đồng so với năm 2006 thì cao hơn 79.971 triệu đồng. Điều này cho thấy, công tác huy động vốn bằng nội tệ rất
được chú trọng đầu tư, phát triển và khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng trong nước, kết quả là mang lại nguồn vốn huy động lớn cho chi nhánh.
Như vậy chi nhánh huy động bằng nội tệ là chủ yếu còn huy động bằng ngoại tệ thì chỉ mới được bắt đầu trong mấy năm gần đây và chưa được chú trọng lắm nên vốn huy động bằng đồng ngoại tệ chưa cao. Cụ thể là: năm 2006 vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 233 triệu đồng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động là 0.09%, và giảm so với năm 2005 là 46 triệu đồng. Điều này cho thấy vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2005 của chi nhánh cũng khá thấp và nó chiếm tỉ trọng chỉ 0,12% trong tổng vốn huy động năm 2005 của ngân
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải 41 SVTH: La Huyền Huyển
hàng. Năm 2006 chi nhánh tạm ngưng huy động vốn ngoại tệ vào cuối năm nên lượng ngoại tệ huy động năm 2006 bị giảm xuống. Sang năm 2007 vốn huy động bằng ngoại tệ là 4.171 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2006 là 3.938 triệu đồng.
Đây là một dấu hiệu tốt, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa để tìm ra các biện pháp làm tăng vốn huy động bằng ngoại tệ. Bởi vì, tiềm năng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong dân cư vẫn rất lớn và trong các năm gần đây, nước ta đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài, nên lượng Kiều hối chuyển về nước là rất lớn và du lịch ở Thành phố Cần Thơ hiện nay rất phát triển, một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, … Ngoài ra, kinh tếđất nước đang trên đà phát triển và hội nhập, do đó được các nhiều nhà kinh tế thế giới quan tâm đầu tư: Nhật, Mỹ, Đức, Hàn Quốc,…
4.2.3 Phân tích huy động vốn phân theo kỳ hạn tín dụng
Bảng 5: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN CỦA CHI NHÁNH NĂM 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006 KHOẢN MỤC Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % 1. Không kỳ hạn 104.410 45,17 91.139 34,86 77.607 22,49 (13.271) (12,71) (13.532) (14,85) 2. Có kỳ hạn 126.751 54,83 170.302 65,14 267.443 77,51 43.551 34,36 97.141 57,04 Tổng VHĐ 231.161 100 261.441 100 345.050 100 30.280 13,10 83.609 31,98 ( Nguồn: Phòng nguồn vốn)
chi nhánh Cần Thơ 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Không kỳ hạn Có kỳ hạn Tổng VHĐ
Hình 8: Vốn huy động phân theo kỳ hạn
* Tiền gởi không kỳ hạn:
Tiền gởi không kỳ hạn là loại tiền gởi mà khách hàng gởi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào, không cần thông báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải có nghĩa vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Loại tiền gởi này chủ yếu là của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh và của những cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên và một phần nhỏ là tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn.
Ta thấy, tiền gởi không kỳ hạn của ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2006 là 91.139 triệu đồng giảm so với năm 2005 là13.271 triệu đồng, sang năm 2007 là 77.607 triệu đồng ít hơn năm 2006 là 13.532 triệu đồng. Sở dĩ như vậy là do, năm 2006-2007, giá cả các mặt hàng trên thị trường tăng mạnh, nên các doanh nghiệp cần vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Do đó, số dư