3. Chênh lệch thu nhập chi phí chưa lương
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Thứ nhất: Hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng. NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở nghiên cứu môi trường kinh doanh, xu thế phát triển dịch vụ hiện nay, cần nghiên cứu và tham khảo chiến lược phát triển dịch vụ của các NHTM khác để xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của toàn hệ thống. Định hướng phát triển dịch vụ của ngân hàng phải được xây dựng trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng cần phải chỉ rõ hơn, cụ thể hơn để tỏ rõ ưu thế cho từng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Đối với dịch vụ nhận tiền gửi: để dịch vụ này thích ứng được với thị trường thì ngân hàng cần phải phân tích hành vi của người tiêu dùng. Hầu hết những người thích gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng là những người không muốn rủi ro, nhưng lại muốn tối đa hoá lợi ích từ tiền gửi của mình như: tối đa hoá thu nhập, tiện lợi về kỳ hạn gửi, sản phẩm có khả năng chuyển đổi cao...Do vậy, ngân hàng cần phải hoàn thiện dịch vụ này bằng cách đưa ra các dịch vụ tiền gửi mới có nhiều tiện ích cho khách hàng, ví dụ như:
Khách hàng có thể đăng ký với ngân hàng một số dư cố định trên tài khoản thanh toán của khách hàng để khi số tiền trên tài khoản vượt quá số dư (do khách hàng ấn định),
thì toàn bộ số dư vượt trên tài khoản của khách hàng sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất cao hơn.
Thực hiện phương thức gửi một nơi rút nhiều nơi. Đây là dịch vụ tiết kiệm mà Bưu điện và một số NHTM khác đã thực hiện được từ lâu. Do vậy, để tăng khả năng cạnh tranh đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam phải triển khai ngay cho toàn hệ thống. Để làm được điều này đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam phải đầu tư công nghệ, xây dựng phần mềm kết nối hệ thống để kiểm tra thông tin trên tài khoản như : chữ ký và các đặc điểm nhận dạng khách hàng, số dư khách hàng.
Thứ hai: Mở rộng quyền tự chủ cho các chi nhánh trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng.
Mỗi địa bàn khác nhau có ưu thế phát triển những loại dịch vụ khác nhau. Do vậy, NHNo&PTNT Việt Nam nên cho phép các chi nhánh phát triển dịch vụ theo khả năng và điều kiện của từng chi nhánh. Đồng thời, khi giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện cho từng chi nhánh, Trụ sở chính cần xem xét những lợi thế của từng địa bàn hoạt động để có thể giao chỉ tiêu phù hợp.
Thứ ba: Phát triển mạng lưới hoạt động hợp lý.
Mạng lưới rộng là một ưu thế của hệ thống NHNo&PTNT, nhưng mặc khác cũng là một trở lực lớn trong việc triển khai hiện hiện hoá ngân hàng, do vậy, đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam phải bố trí sắp xếp lại mật độ ngân hàng trên địa bàn sao cho hợp lý, tập trung đầu tư công nghệ, củng cố các chi nhánh trực thuộc, tạo điều kiện cho các chi nhánh hoạt động có hiệu quả, hình thành mạng lưới phân phối dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho công chúng.
Phải tiến hành khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và các lợi thế có thể có cho việc phát triển dịch vụ trước khi quyết định đặt địa điểm hoạt động, phải chú ý đến vấn đề nhân lực, vật lực cho hoạt động của chi nhánh. Các vấn đề trên là rất quan trọng, nó là cơ sở để có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tăng thêm uy tín của ngân hàng.
Thứ tư: NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngân hàng do Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là triển khai tốt chương trình đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng.
Để có thể cung ứng cho khách hàng những dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhiều tiện ích thì đầu tư ban đầu là rất lớn, phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi ngân hàng.
Thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngân hàng nhằm lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính, cơ cấu lại nguồn thu nhập và nâng cao vốn tự có. Chương trình lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính bao gồm cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có để cơ cấu lại nguồn thu nhập theo hướng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập tăng, củng cố thị trường truyền thống là nông nghiệp, nông thôn và chú trọng thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt phát huy lợi thế của mạng lưới khách hàng rộng tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư nhằm tạo nguồn ổn định để đầu tư nhằm tạo lập nguồn thu ổn định và tăng trưởng, là điều kiện quan trọng để phát triển các dịch vụ của ngân hàng.
Thứ năm: NHNo&PTNT Việt Nam xây dựng các văn bản, quy định liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng theo hướng đơn giản hoá, dễ thực hiện, đảm bảo quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hệ thống văn bản, quy định của NHNo&PTNT Việt Nam về quy trình nghiệp vụ của ngân hàng được khách hàng đánh giá là khó hiểu, mâu thuẫn, thủ tục rườm rà. Vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ nghiệp vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo những thông tin cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho cả khách hàng giao dịch và chính bản thân ngân hàng.
Thứ sáu: Tích luỹ và tập trung vốn cho việc phát triển công nghệ hiện đại.
Để phát triển được dịch vụ ngân hàng thì phát triển công nghệ ngân hàng phải đi trước một bước. Hơn nữa, vốn lại là điều kiện tiên quyết giúp cho các ngân hàng đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần tập trung vốn cho phát triển công nghệ như mua sắm thiết bị mới, hiện đại, nâng cấp đường truyền thông, cải tiến các chương trình ứng dụng... nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng cần thực hiện giảm chi phí các hoạt động khác nhất là các chi phí hoạt động quản lý xuống mức tối thiểu.
Thứ bảy: Tăng cường công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, chú trọng công tác đào tạo phải đi đôi với sử dụng cán bộ sau đào tạo.
Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để có kế hoạch đào tạo nâng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành, kỹ năng nghiệp vụ các lĩnh vực đáp ứng được yêu cầu của công việc trong điều kiện cạnh tranh khi hội nhập hệ thống
tài chính tiền tệ khu vực và thế giới. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề và kỹ thuật nghiệp vụ đủ đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Chú trọng nghiên cứu phục vụ công tác đào tạo trong tình hình mới qua việc xây dựng chiến lược, đề án, đề tài…Cụ thể:
Đào tạo chuyên gia đầu ngành để có các kiến thức cơ bản trên một số lĩnh vực quan trọng: tin học, quan hệ quốc tế, quản trị ngân hàng, quản trị điều hành kinh doanh, phân tích đánh giá tín dụng, marketing, dự báo dự phòng rủi ro, nghiệp vụ thẻ…
Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ bao gồm: Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ mới (thị trường mở, thẻ và các dịch vụ sản phẩm mới); đào tạo nâng cao, cập nhật các kỹ năng thực hiện (thẩm định, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kho quỹ, công nghệ thông tin…)
Đào tạo kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, sử dụng máy tính, tiếng dân tộc…
Chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng, xây dựng văn minh giao dịch với khách hàng và cần được tuyên truyền một cách rộng rãi trong toàn hệ thống.
Công tác đào tạo phải đi đôi với sử dụng lao động sau đào tạo nhằm tránh lãng phí và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng.
Thứ tám: Tiếp tục xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế. Chú ý quảng bá các sản phẩm dịch vụ có chất lượng, sớm đưa ra sản phẩm dịch vụ đến với mọi khách hàng.
Kết luận
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở cửa thị trường tài chính - tiền tệ là điều tất yếu. Vì vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng là một vấn đề cấp bách mang tính chiến lược nhằm củng cố và phát huy hơn nữa năng lực cạnh tranh của các NHTM trong môi trường quốc tế. Với ý nghĩa như vậy, luận văn đã có những đóng góp chủ yếu trong vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng sau đây:
1. Làm rõ thêm một số vấn đề chung về dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, các loại hình dịch vụ, vai trò và ý nghĩa của dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ của các NHTM.
2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, từ đó chỉ rõ những thành công cũng như hạn chế cần khắc phục trong thời gian đến.
3. Căn cứ thực trạng của NHNo&PTNT Quảng Nam, trên cơ sở những luận điểm về dịch vụ ngân hàng, luận văn đã đề ra những giải pháp thiết thực để phát triển dịch vụ ngân hàng trong thời gian tới như:
- Năng cao năng lực tài chính.
- Củng cố và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện có. - Phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.
- Thực hiện tốt chính sách marketing.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng.
- Đầu tư đổi mới, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ ngân hàng.
Đồng thời luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, NHNN và đối với NHNo&PTNT Việt Nam.
Nhằm mục đích đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển của NHNo&PTNT Quảng Nam trước xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế tài chính - tiền tệ, khi đề xuất và phân tích từng giải pháp, luận văn không có tham vọng các giải pháp sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, tức thì. Bởi công cuộc đổi mới dịch vụ ngân hàng là cả một quá trình, đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống ngân hàng. Hy vọng với
những đề xuất mang tính khuyến nghị của luận văn sẽ góp phần vào sự phát triển của NHNo&PTNT Quảng Nam.
Với khả năng có hạn, trong quá trình nghiên cứu luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo trong Viện Quản lý Kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này.
DANH MụC tài liệu tham khảo
1. Phạm Hồng Cờ (1996), Đổi mới quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng cấp cơ sở nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn (lấy Nam Hà làm ví dụ), Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Lê Thị Huyền Diệu (2006), “Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 99-105.
3. Tô ánh Dương, Bùi Thu Thuỷ (2006), “Những yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ ngân hàng hiện đại”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 175-177.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (2006), Văn kiện Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX , Công ty in Quảng Nam.
7. TS. Hà Quang Đào (2006), “Một số quan điểm về phát triển dịch vụ tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 59-67.
8. Tạ Quang Đôn (2006), “Hoàn thiện khuôn khổ thể chế đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 168-174.
9. PGS, TS. Lê Thế Giới, Ths Lê Văn Huy (2006), “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (số 4), tr. 14-19.
10. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), “Hoàn thiện và Phát triển sản phẩm mới của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí ngân hàng, (số 3), tr. 25-28.
11. Trần Xuân Hiệu (2004), Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. Ths. Nguyễn Thị Hoà (2006), “Vài nét về phát triển dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 198-203.
13. Phạm Xuân Hoè (2006), “Phát triển sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thương mại cần sự kết nối và phát triển theo chiều sâu”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 85-91.
14. PGS, TS. Lê Đình Hợp (2006), “Giải pháp định hướng mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ thanh toán của ngân hàng Việt Nam”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 178-182.
15 TS. Phạm Huy Hùng (2006), “Giải phát phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 9-14.
16. Võ Văn Lâm (1999), Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
17. Võ Văn Lâm (2003), Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 18. Võ Văn Lâm (2001), “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Phân viện Đà Nẵng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 15-17.
19. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. PGS, TS Trịnh Thị Hoa Mai (2006), “Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 141-148.
21. GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, Nxb Lý luận Chính trị, tr. 14.
22. PGS, TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), “Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay”, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tr. 26-34.
23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2006), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, mục tiêu, giải pháp trọng tâm năm 2006, Hà