Những khó khăn và thách thức khi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thực hiện phát triển dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam doc (Trang 57 - 59)

3. Chênh lệch thu nhập chi phí chưa lương

3.1.2.2. Những khó khăn và thách thức khi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thực hiện phát triển dịch vụ ngân hàng

nông thôn Quảng Nam thực hiện phát triển dịch vụ ngân hàng

a. Những khó khăn và thách thức chung

- Nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam còn phát triển thấp, chưa đồng đều, cơ sở hạ tầng hiện còn yếu kém, công nghệ kỹ thuật phần lớn là lạc hậu, trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật của người quản lý và nhân viên thừa hành nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thương mại điện tử ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ khai thác Internet ở cấp độ sử dụng thư điện tử (Email), truy cập Internet để tìm thông tin và mở Website dùng cho việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, chưa có đơn vị giao dịch trực tuyến theo đúng nghĩa của thương mại điện tử. Mặc khác chi phí thuê và sử dụng các dịch vụ trên Internet ở Việt Nam hiện còn quá cao, chưa khuyến khích người sử dụng, đặc biệt là chưa khuyến khích các doanh nghiệp có

nhu cầu hoặc có trang Website riêng hoặc thuê các ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) để đưa hàng hoá và dịch vụ của mình lên Internet.

- Thu nhập bình quân của người dân còn thấp (dưới 400 USD/người/năm). Quảng Nam là một tỉnh nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao, số người mở và sử dụng tài khoản cá nhân, tài khoản vãng lai ở ngân hàng để thanh toán chi trả chiếm tỷ lệ nhỏ trong xã hội, thanh toán qua ngân hàng chưa là thói quen của phần đông dân chúng, nhiều người dân còn chưa biết đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Môi trường pháp lý còn nhiều vấn đề phải khắc phục: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, hiệu lực pháp chế thấp, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô chưa ổn định. Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng cũng chưa đầy đủ và đồng bộ, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Cạnh tranh giữa các NHTM trong nước và với các ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt, quyết liệt.

Việt Nam sẽ có nhiều NHTM với các loại hình khác nhau cùng hoạt động: NHTM quốc doanh, Ngân hàng chính sách, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài... Các NHTM đều kinh doanh đa năng, bình đẳng trên thị trường, sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với nhau và với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài sẽ rất lớn. Các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về vốn, công nghệ, có kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng nội địa. Hiệp định Thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, theo lộ trình đã cam kết từ nay đến năm 2010 các hạn chế của các ngân hàng Mỹ sẽ được nới lỏng và xoá bỏ. Và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, người nước ngoài dần dần sẽ không còn hạn chế về số lượng cổ phần được nắm giữ ở các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, sẽ không còn có những ưu đãi của Nhà nước cho các Ngân hàng Việt Nam kể cả ngân hàng quốc doanh trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Ngân hàng nào có chất lượng dịch vụ tốt, lãi suất cho vay và phí dịch vụ thấp, quản lý tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các ngân hàng cổ phần được sắp xếp củng cố lại sẽ trở thành những ngân hàng có qui mô đủ lớn, quản lý tốt và có sức cạnh tranh. Các định chế tài chính phi ngân hàng như: công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính,...sẽ được thành lập nhiều và mở rộng phạm vi hoạt động, cũng là đối thủ cạnh tranh của các NHTM.

- Khi tham gia trên thị trường tài chính quốc tế, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, mức độ rủi ro ngày càng cao, các sản phẩm tài chính, dịch vụ ngân hàng hiện đại, các NHTM nói chung và NHNo&PTNT nói riêng nếu không đổi mới thì sẽ không thể tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các ngân hàng khu vực và quốc tế.

- Nguy cơ mất cán bộ giỏi là một thách thức lớn đối với các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập, mở cửa và kinh tế thị trường. Không những các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam mà còn các lĩnh vực khác có vốn đầu tư nước ngoài, thị trường lao động nước ngoài sẽ thu hút lao động giỏi, chất xám của NHTM quốc doanh...bằng thù lao, bằng chế độ đãi ngộ.

- Việt Nam là một trong những nước kém phát triển, dân số sinh sống bằng ngành nông nghiệp là chủ yếu, thói quen sử dụng bằng tiền mặt trong dân cư còn khá phổ biến, người dân chưa quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả cho tiêu dùng.

b. Những khó khăn và thách thức của NHNo&PTNT Quảng Nam

- Cơ sở hạ tầng của hệ thống viễn thông quốc gia còn nhiều hạn chế, hiện tượng nghẽn mạch, đường truyền bị quá tải gây ảnh hưởng đến tốc độ kết nối nhất là vào các giờ cao điểm đã làm gián đoạn các giao dịch của NHNo&PTNT Quảng Nam.

- Nguồn vốn cần thiết để đầu tư đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ quá lớn trong khi các thiết bị này chỉ có Trụ sở chính mới có quyền quyết định trang bị, chi nhánh bị động trong việc phát triển, đổi mới công nghệ đáp ứng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Trên địa bàn Quảng Nam hiện có 4 NHTM nhà nước, 3 quỹ tín dụng nhân dân, 3 NHTM cổ phần, 01 ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội từ tỉnh đến các huyện, thị xã trong toàn tỉnh, do vậy mức độ cạnh tranh dự báo sẽ ngày càng gay gắt hơn, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn, đầu tư cho vay, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam doc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)