Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động dịch vụ ngân hàng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam doc (Trang 48 - 53)

3. Chênh lệch thu nhập chi phí chưa lương

2.3.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động dịch vụ ngân hàng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam

Một là, môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng mặc dù đã hình thành khá đồng bộ và ngày càng được hoàn thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, hướng dẫn thi hành luật ở một số lĩnh vực còn thiếu và chưa kịp thời. Người dân nói chung và nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chưa thực sự tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, các cơ quan hành pháp trong nhiều trường hợp cũng chưa tuân thủ đúng pháp luật, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Hai là, điều kiện kinh tế – xã hội với những diễn biến xấu đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng

Trong những năm gần đây nền kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh. Sự tăng giá liên tục của các mặt hàng chủ yếu trong nước, đặc biệt là giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào chủ yếu của quá trình sản xuất, đã kéo theo giá của các mặt hàng tiêu dùng, làm mức giá chung tăng nhanh, gây ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư, doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

Ba là, khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế còn hạn chế. Họ vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng, thanh toán. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc phát triển dịch vụ tại chi nhánh.

Bốn là, chưa có sự liên kết, hợp tác với các ngành như: Điện lực, Công ty cấp nước, Bưu điện… trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán. Hàng tháng các ngành này vẫn thực hiện cho cán bộ đi đến từng hộ gia đình, công ty thu tiền điện, nước, điện thoại, trong khi ngân hàng chưa tích cực hợp tác để tìm hình thức bao thanh toán hiệu quả hơn.

Năm là, cơ chế, chính sách và công nghệ của NHNN.

- Cơ chế quản lý của NHNN đối với NHTM còn mang nặng biện pháp hành chính, nhiều khi không theo kịp yêu cầu đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế, làm giảm tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các NHTM.

- Chậm ban hành các quy chế hướng dẫn thực hiện luật, nghị định, chế độ thể lệ nghiệp vụ và dịch vụ cho các NHTM.

- Kỹ thuật công nghệ, cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ chưa đúng với yêu cầu, chưa đảm bảo thời gian, tốc độ thanh toán nhanh chóng, thuận lợi cho các NHTM.

b. Nguyên nhân chủ quan từ phía NHNo&PTNT Quảng Nam - Năng lực tài chính còn hạn chế

Để phát triển được dịch vụ ngân hàng đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ hiện đại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, mà cụ thể là nguồn vốn trang bị cho cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên, do năng lực tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam chưa thật sự vững mạnh, nguồn vốn đầu tư cho công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu, nên chưa thể đầu tư đầy đủ cho chi nhánh, các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào sự phê duyệt của NHNo&PTNT Việt Nam cả về chủ trương đường lối và nguồn vốn đầu tư. Chi nhánh chỉ được quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định trong phạm vi chỉ tiêu vốn được giao hàng năm. Nguồn vốn phân bổ hàng năm rất ít không đủ để đảm bảo cho phát triển công nghệ. Hơn nữa việc đầu tư phát triển công nghệ của NHNo&PTNT lại mang tính toàn hệ thống nên tất cả các công nghệ mới đều do NHNo&PTNT Việt Nam quyết định.

Hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán của NHNo&PTNT còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức, có nguy cơ bị tụt hậu so với các NHTM khác.

- Chưa khai thác tốt mối quan hệ tương hỗ, gắn kết giữa các dịch vụ ngân hàng trong quá trình phát triển dịch vụ

Trong quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ, ngân hàng chưa thực hiện một chu trình khép kín các dịch vụ như tín dụng - thanh toán và ngoại tệ, chưa thực hiện thấu chi tài khoản khách hàng để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, thanh toán...Khách hàng chưa thể nhận được một bộ dịch vụ trọn gói từ ngân hàng.

- Hạn chế trong tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện dịch vụ

Trong công tác điều hành chỉ đạo thực hiện dịch vụ ở nhiều phòng giao dịch, chi nhánh phụ thuộc còn thiếu năng động, có tâm lý ngại rủi ro, thiếu tính tiên phong trong khi triển khai các dịch vụ mới.

Trong thời gian qua chi nhánh sử dụng công cụ quảng cáo khuếch trương thương hiệu thông qua các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động văn hoá - thể thao...Tuy nhiên, hình ảnh của NHNo&PTNT trong khách hàng chưa được rõ nét.

Các hình thức quảng cáo còn đơn điệu, chưa tận dụng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong việc tham gia quảng cáo các dịch vụ ngân hàng.

- Màng lưới hoạt động rộng nhưng bố trí chưa hợp lý

Chi nhánh đã tích cực mở rộng màng lưới phục vụ khách hàng. Hiện nay chi nhánh có 29 chi nhánh cấp 2,7 chi nhánh cấp 3 và 7 phòng giao dịch tại 17 huyện, thị xã. Tuy nhiên việc bố trí các chi nhánh phụ thuộc chưa hợp lý, có những nơi mật độ các điểm giao dịch dày đặc tạo ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các chi nhánh NHTM, thậm chí cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống ngân hàng. Tình hình này gây khó khăn cho các phòng và chi nhánh mới thành lập trong việc thu hút khách hàng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình.

- Hạn chế về trình độ cán bộ và năng lực nghiệp vụ, đào tạo sử dụng sau đào tạo còn nhiều bất cập

Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo bài bản kiến thức về các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Phong cách giao dịch của đội ngũ cán bộ còn thua kém so với các NHTM khác.

Việc ứng dụng ngoại ngữ, tin học vào công việc còn rất nhiều chậm trễ do thiếu môi trường tiếp xúc. Cán bộ chưa cập nhật thường xuyên những kiến thức mới về thị trường, nhiều khi làm việc còn mang nặng tính kinh nghiệm của cơ chế cũ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của chi nhánh chưa có tính chuyên nghiệp cao, kiến thức về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn rất hạn chế.

Công tác đào tạo cán bộ mới ở mức độ phục vụ cho yêu cầu trước mắt, chưa phối hợp giữa quy hoạch cán bộ với đào tạo cán bộ và sử dụng cán bộ, cơ chế quản lý đào tạo còn một số điểm bất cập, chưa hợp lý cần hoàn thiện.

Chương 3

định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam doc (Trang 48 - 53)