2.1. Chính sách thuế:
Thuế là một trong những công cụ tài chính quan trọng nhất của riêng nhà nước để điều hành sự phát triển của một nền kinh tế và các quan hệ xã hội theo những mục tiêu đã định. Chính sách thuế phải hoàn thiện và đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Chính sách thuế phải phù hợp với tình hình Việt Nam khi gia nhập AFTA và WTO. Đối với công ty Dệt May Hà nội, kể từ khi nhà nước áp dụng thuế giá trị gia tăng, số thuế mà công ty phải nộp cho ngân sách nhà nước giảm đi và mức thuế VAT 10% hiện đang áp dụng cho công ty là tương đối cao, nên hạ xuống 5%. Ngoài ra, công tác hoàn thuế tiến hành chậm chạp, gây khó khăn cho công ty, cần được khắc phục. Nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào còn phải chịu thuế cao làm ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm. Nhà nước cần có biện pháp điều chỉnh thuế cho thích hợp. Chính sách đó cần phải được đổi mới theo hướng: giảm bớt mức độ bảo hộ nhằm tăng cường tính sáng tạo, thúc đẩy sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.2. Chính sách hỗ trợ về vốn:
Để giải quyết vấn đề thiếu vốn ở các doanh nghiệp dệt may hiện nay, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn vay cho các doanh nghiệp này trong việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, mặt hàng chiến lược của nước ta.
Nhà nước có thể yêu cầu các ngân hàng nới lỏng các điều kiện cho vay và hạ lãi suất phù hợp. Đổi mới cơ cấu vốn vay, tăng vốn trung và dài hạn ( đặc biệt là vốn vay dài hạn ) để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đúng hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may. Nếu có thể, ngân hàng nhà nước nên đứng ra bảo lãnh để công ty được vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế. Thực tế có rất nhiều các tổ chức quốc tế sẵn sàng cho các công ty như Dệt May Hà nội vay với lãi suất thấp, song không thực hiện được bởi vì ngân hàng Nhà nước chưa mạnh dạn đứng ra bảo lãnh cho vay.
Chính phủ phải có chính sách ưu đãi dành cho ngành dệt may Việt Nam như: vay ưu đãi, cấp vốn lưu động, vốn ngân sách cho một số hạng mục công trình tại các khu công nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu.
Để thực hiện chiến lược tăng tốc nhà nước phải ưu đãi các nguồn vốn đầu tư, các nguồn vốn vay thương mại, vốn ODA, vốn tự có.
Cần khuyến khích nghiên cứu khoa học, thực hiện việc đưa các đề tài nghiên cứu khoa học, thực hiện việc đưa các đề tài ứng dụng cho sản xuất, kinh doanh của các thành viên như lai tạo giống bông, đề tài nhân trắc học, đồng phục học sinh, bảo hộ lao động công nhân dệt may. Chỉ đạo việc liên kết Viện- Trường- Doanh nghiệp trong nghiên cứu nguyên vật liệu và tạo mẫu phục vụ chương trình phát triển, mở rộng hình thức kinh doanh thương mại.
Thứ hai, đề nghị chính phủ có chính sách phù hợp để giải quyết lao động đã đủ thời gian công tác đối với nam 55 tuổi trên 30 năm công tác, với nữ 50 tuổi với 25 năm công tác có thể giải quyết nghỉ chế độ hoặc nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thể giải quyết nghỉ sớm với phần đền bù về lương, áp dụng nghị định 23/ CP vì công ty có nhiều lao động nữ. Vì ngành dệt may sử dụng nhiều lao động nhưng lợi nhuận lại thấp nên đóng kinh phí công đoàn 2% trên lương thực trả là quá cao, đề nghị cho đóng 2% lương cấp bậc.
2.4. Chính sách hỗ trợ về mặt thị trường:
Để có thể hỗ trợ cho cho các doanh nghiệp dệt may có thể tìm hiểu và phát triển được thị trường, cơ quan chủ quản của Bộ, ngành cần phải phối hợp nghiên cứu để đưa ra một tổ chức có tính chất chính quy và pháp lý có trách nhiệm tư vấn, môi giới, hỗ trợ các doanh nghiệp về công tác thị trường, chuyên cung cấp nguồn thông tin một cách khoa học, chính xác và có hệ thống cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Về phía Nhà nước, cần thành lập một hệ thống thông tin quốc gia dựa trên những thành tựu mới của kĩ thuật tin học và viễn thông để có thể hoà nhập vào hệ thống thông tin thương mại khu vực và thế giới. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần thống nhất trở thành đầu mối giới thiệu khách hàng, liên kết các doanh nghiệp bằng những thông tin cá nhân cần thiết để tạo mọi điều kiện mở rộng thị trường.
Hàng năm, Tổng công ty Dệt may nên Phối hợp với Bộ Thương mại và phòng Công nghiệp Việt Nam có kế hoạch cụ thể tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế và trong nước về hàng dệt may, tổ chức các cuộc triển lãm về hàng
tiêu dùng( hàng dệt may) để giới thiệu tiềm năng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hội trợ tại nước ngoài nhằm tìm đối tác, bạn hàng mới, đưa sản phẩm dệt may của Việt Nam nói chung và của công ty Dệt may Hà nội nói riêng vào thị trường quốc tế.
Chính phủ cần xúc tiến nhanh các cuộc đàm phán và tạo điều kiện để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Trở thành thành viên chính thức của WTO, công ty sẽ có cơ hội mới thuận lợi, nhất là được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế ưu đãi phổ cập của Mỹ- một thị trường đầy tiềm năng.
2.5. Chương trình phát triển cây bông vải:
Đề nghị chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành, UBND các tỉnh sớm thực hiện quyết định số 168/ 1999/QĐ- TTg ngày 17/8/1999 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển cây bông và nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2005 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trước mắt cần sớm thực hiện những vấn đề sau đây:
+ Quy hoạch các vùng trồng bông trên cơ sở bố trí lại cơ cấu cây trồng thích hợp để tăng nhanh diện tích trồng bông.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông cho các vùng bông để tăng nhanh diện tích trồng bông.
+ Hỗ trợ cho công ty bông Việt Nam trong công tác quy hoạch vùng trồng bông, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, sản xuất hạt giống, chế biến bông đủ sức giữ vai trò chủ đạo của ngành sản xuất bông.
KẾT LUẬN
Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam ngày càng kề cận. Điều đó buộc các doanh nghiệp như Dệt may Hà nội phải không ngừng nỗ lực tìm kiếm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã hàng hoá thì mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong đầu trường quốc tế và khu vực. Mà để đạt được điều đó, cốt nõi là vấn đề đầu tư.
Như trong bài viết của mình, em đã phân tích tình hình và nêu ra những giải pháp để tăng cường hơn nữa hoạt động đầu tư của công ty. Đó cũng là ý kiến đóng góp rất nhỏ bé – đồng thời là những điều ghi nhận được trong quá trình em thực tập tại Công ty Dệt may Hà nội.
Song do hạn chế về thời gian và trình độ chuyên môn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của cô giáo- PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và các cô chú ở Công ty Dệt may Hà nội.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài viết này.