Hệ số huy động tài sản cố định:

Một phần của tài liệu tình hình phát triển và đầu tư của công ty dệt may Hà nội-Hanoisimex (Trang 28 - 31)

III.Đánh giá thực trạng đầu tư của Công ty Dệt may Hà nội: 1.Kết quả :

1.2.Hệ số huy động tài sản cố định:

Trên lí thuyết, đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các nhà quản lí đã tính hệ số huy động TSCĐ như sau:

Hệ số huy động TSCĐ= Giá trị TSCĐ được huy động trong kì/ ( Tổng vốn đầu tư được thực hiện trong kì+Vốn đầu tư thực hiện các kì trước nhưng chưa được huy động).

Nhưng thực tế ở Công ty Dệt may Hà nội, các nhà quản lý vẫn sử dụng cách tính chỉ tiêu này theo từng dự án, và giả địnhVốn đầu tư bỏ ra năm nào được dùng hết ngay năm đó.

Vì vậy, ta có bảng tính hệ số huy động tài sản cố định của công ty như sau:

Bảng 15: Hệ số huy động TSCĐ của các dự án tại Công ty Dệt may Hà nội giai đoạn 2000-2005:

Năm Hệ số huy động TSCĐ 2000 0,651 2001 0,652 2002 0,685 2003 0,633 2004 0,537 2005 0,753

( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư )

Có thể nói hệ số huy động tài sản cố định trong các dự án khá cao. Trung bình khoảng 0,63; điều đó có nghĩa là: cứ 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0,63 đồng giá trị tài sản có khả năng phát huy tác dụng độc lập.

Năm 2005, hệ số huy động tài sản cố định lớn nhất là 0,753. Đây cũng đồng thời là năm có lượng vốn đầu tư cao: 100,3 tỷ đồng. Như vậy, sẽ tạo ra khoảng 75,5 tỷ giá trị tài sản cố định sử dụng được.

Tương tự như vậy, năm 2004 có tổng vốn đầu tư 54 tỷ, tài sản cố định phát huy được tác dụng độc lập có giá trị chỉ 28,89 tỷ. Vì hệ số huy động tài sản cố định là 0,537, thấp nhất trong vòng 6 năm.

1.3.Kết quả đào tạo nguồn nhân lực sau đầu tư:

Mặc dù đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm một cách có quy mô nhưng trình độ lao động của toàn công ty đã được nâng lên một cách đáng mừng. Số lượng công nhân viên có tay nghề cao và trình độ đã tăng.

Bảng 16: Chất lượng cán bộ công nhân viên tại công ty tới thời điểm tháng 12/2005: Stt Trình độ Số lao động Tỉ trọng (%) 1 Trên Đại học 53 0,981 2 Đại học 513 9,500 3 Cao đẳng 45 0,833 4 Trung cấp 180 3,333 5 Công nhân bậc 1 433 8,019 6 Công nhân bậc 2 455 8,426 7 Công nhân bậc 3 509 9,426 8 Công nhân bậc 4 824 15,259 9 Công nhân bậc 5 1226 22,704 10 Công nhân bậc 6 1102 20,407 11 Công nhân bậc 7 60 1,111 Tổng cộng 5400 100%

Tỷ lệ lao động gián tiếp 9.8% Tỷ lệ lao động trực tiếp 90.2%

(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính)

Có 53 cán bộ có trình độ trên Đại học, mà hầu hết đều do công ty cử đi học tại các trường đại học trên cả nước. Trong đó có 3 tiến sĩ, 50 thạc sĩ. Số công nhân bậc 5 ở công ty lên tới 1102 - có được là do các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề người lao động do công ty tổ chức thường kì hàng năm.

Số công nhân bậc 5 chiếm tỉ trọng lớn nhất là 22.704%, sau đó tới công nhân bậc 6; nhân viên có trình độ cao đẳng chiếm tỉ trọng thấp nhất là 0.833%. Nhìn chung tỉ trọng công nhân tăng dần theo bậc thợ và đây là tín hiệu rất đáng mừng, bởi tuy số lao động làm ở công ty ngày càng tăng, nhưng họ nhanh chóng tiếp thu được kiến thức, khả năng làm việc và trình độ không bị cách quá xa so với những đồng nghiệp cũ.

Một phần của tài liệu tình hình phát triển và đầu tư của công ty dệt may Hà nội-Hanoisimex (Trang 28 - 31)