Giải pháp về thương hiệu và mở rộng thị trường:

Một phần của tài liệu tình hình phát triển và đầu tư của công ty dệt may Hà nội-Hanoisimex (Trang 49 - 53)

II.Một số giải pháp: 1.Đối với bản thân công ty:

1.4.Giải pháp về thương hiệu và mở rộng thị trường:

Để đối mặt với vấn nạn hàng nhái, hàng giả, công ty cần có những biện pháp tích cực hơn. Có thể : trên mỗi bao bì nhãn mác gắn trên sản phẩm, công ty nên in những lời cảnh báo, hoặc cách nhận biết đâu là hàng chính hãng, đâu

là hàng nhái. Hoặc, tuyên truyền trên đài phát thanh hoặc truyền hình ( nếu có thể) để người tiêu dùng cảnh giác, tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, công ty nên phối hợp với cơ quan công an để tìm ra những đầu mối làm và tiêu thụ hàng giả một cách nhanh chóng và triệt để.

Nhu cầu về sản phẩm hàng may mặc ngày càng đa dạng và phức tạp, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, điều này cũng có nghĩa là thị trường của sản phẩm này ngày càng được mở rộng. Nhưng lại không có nghĩa là công ty chỉ việc tìm hiểu ra nhu cầu và đáp ứng toàn bộ những nhu cầu đó. Ngoài việc tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng, công ty còn phải tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh và thị trường của họ.

- Đối với thị trường trong nước: Nước ta có dân số gần 83 triệu người, tính bình quân mỗi năm một người tiêu hết 500.000 đ cho hoạt động may mặc. Như vậy, sức mua của thị trường mỗi năm sẽ vào khoảng 415.000 tỷ đồng, với một tiềm năng to lớn như vậy, ta có thể thấy tỉ lệ doanh thu của công ty còn ít so với sức mua của thị trường nội địa.

Vì thế, công ty cần tăng cường các biện pháp sau:

Mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, kể cả khu vực nông thôn, ở bất cứ nơi nào có sự xuất hiện của nhu cầu.

Có chính sách hỗ trợ tiêu thụ hấp dẫn, đồng thời chú trọng khai thác vào thế mạnh của công ty là chất lượng và uy tín sẵn có trên thị trường trong nước.

Tăng cường công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường, kiểm tra hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường, thu thập những thông tin về khách hàng, về thị trường giúp hoàn thiện hơn nữa các chính sách kinh doanh. Không ngừng cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là một yếu điểm mà các công ty trong nước thường vấp phải và bị các công ty nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung quốc đánh vào yếu điểm này.

Thị trường trong nước về các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, nếu như công ty không chú trọng khai thác ngay chính thị trường này với lợi thế sẵn có của mình thì rất khó khăn có thể vươn xa tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.

-Đối với thị trường nước ngoài:

Để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì một yếu tố quan trọng hàng đầu là phải nghiên cứu yếu tố văn hoá, tập tục truyền thống ăn mặc của họ. Với mỗi quốc gia lại có một tập quán, phong tục khác nhau, ta không thể đem sản phẩm đồng nhất đến bán ở các thị trường khác nhau ở những nước khác nhau.

Ngoài công tác nghiên cứu về đặc điểm thị trường của các nước, công ty cũng cần chú trọng đến việc tham gia vào các hội chợ được tổ chức trên quy mô quốc tế. Thông qua đó, ta sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các hoạt động bán hàng, đặc biệt là phải tìm hiểu về các công nghệ mới của các nước để từ đó sửa đổi, áp dụng vào sản xuất của mình nhằm rút ngắn khoảng cách, bắt kịp với công nghệ của các nước.

Hiện nay công ty đã có quan hệ kinh doanh với 50 hãng thuộc 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, việc nắm bắt các thông tin về các thị trường này phải thông qua các hãng truyền thống như : Golden Weet( Đài loan), Itochu ( Nhật Bản), Peak ( Đức)…do đó, khả năng tìm hiểu, thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường mới ở nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục được nhược điểm trên thì công ty phải tuyển dụng và đào tạo được những cán bộ nghiên cứu thị trường có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại giao, đàm phán và nắm bắt, tìm hiểu thông tin. Thông qua đội ngũ đó, có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin về thị trường và khách hàng ở thị trường ngoài nước để có thể mở rộng thị phần sang các khu vực đó.

Tóm lại, công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường là vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nó là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh

nghiệp. Và muốn thực hiện được tốt điều đó, công ty nên xây dựng một bộ phận Marketing chuyên biệt.

Cụ thể là:

Xây dựng 1 phòng Marketing với số nhân viên :10 người tuyển từ nhân viên trong công ty. Những người này không cố định mà có thể thay đổi theo tháng. Định kì hàng tháng đánh giá công việc của từng người, nếu ai không đạt yêu cầu có thể quay về làm ở vị trí cũ, và lại tuyển một nhân viên mới thế chỗ. Trực tiếp theo dõi hoạt động của phòng này là 1 phó giám đốc.

-Trưởng phòng: Phải là người có kinh nghiệm về Marketing đặc biệt là có đầu óc tổ chức, nắm được Marketing hỗn hợp và biết xây dựng các chính sách: giá cả, phân phối, xúc tiến bán hàng để có thể chỉ đạo thực hiện đối với các nhân viên.

-Phó phòng: Là người có đủ kinh nghiệm để có thể giúp đỡ trưởng phòng.

-2 nhân viên nghiên cứu thị trường:

+ 1 nhân viên nghiên cứu thị trường nội địa là người có kinh nghiệm, trình độ, có hiểu biết về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội và những xu thế thời trang mới ở nước ta, đặc biệt là của giới trẻ.

+ 1 nhân viên nghiên cứu thị trường xuất khẩu, là người có kinh nghiệm, trình độ cao, biết ngoại ngữ, thông thạo vi tính, có thể đi công tác lâu ngày, chịu khó học hỏi, có hiểu biết sâu rộng về phong tục tập quán, kinh tế chính trị xã hội của nhiều quốc gia khác nhau.

Hai nhân viên này có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm và xây dựng chiến lược thị trường.

-1 nhân viên xây dựng chính sách sản phẩm. Người này có nhiệm vụ dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, chiến lược thị trường xây dựng chính sách sản phẩm dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng.

-1 nhân viên xây dựng chính sách giá cả. Nhân viên này có nhiệm vụ xây dựng chính sách giá cả trên cơ sở chiến lược thị trường và chính sách sản phẩm dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng.

-2 nhân viên xây dựng mạng lưới phân phối nội địa.

+ 1 nhân viên xây dựng mạng lưới phân phối nội địa. Người này dựa trên chiến lược thị trường và hai chính sách đã thiết lập mạng lưới kênh phân phối phù hợp và chịu trách nhiệm về sự hoạt động của các kênh phân phối này trước trưởng phòng.

+ 1 người xây dựng mạng lưới phân phối xuất khẩu. Nhân viên này phải thiết lập được mạng lưới phân phối xuất khẩu phù hợp và chịu trách nhiệm về sự hoạt động của các kênh phân phối này.

-2 nhân viên xay dựng chính sách xúc tiến bán hàng, chịu trách nhiệm từ khâu: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ…đến gặp gỡ khách hàng.

Các nhân viên trong phòng hoạt động độc lập với nhau, giữa họ chỉ có sự trao đổi thông tin khi bàn giao công việc và thống nhất kế hoạch, mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm về phần công việc mà mình phụ trách. Trưởng phòng sẽ là người theo dõi, giám sát, chỉ đạo thực hiện đối với các nhân viên và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tình hình phát triển và đầu tư của công ty dệt may Hà nội-Hanoisimex (Trang 49 - 53)