Giải pháp về nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu tình hình phát triển và đầu tư của công ty dệt may Hà nội-Hanoisimex (Trang 48 - 49)

II.Một số giải pháp: 1.Đối với bản thân công ty:

1.3.Giải pháp về nguồn nhân lực:

Với hạn chế của việc cử cán bộ đi học không mang lại hiệu quả lớn, công ty cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Thiết nghĩ, công ty nên tập trung vốn cử cán bộ đi học tập tại nước ngoài để tiếp thu công nghệ mới thiết thực hơn là việc để công nhân viên mang về các loại bằng cấp: Đại học, Thạc sĩ mà không có kết quả hữu hiệu. Hoặc nếu bỏ tiền cho họ đi học cũng nên có kế hoạch “ khoán” công việc sau khi kết thúc khóa học một cách rõ ràng cho cán bộ công nhân viên công ty. Ví dụ: định mức công việc phải cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định, mỗi năm phải có một ý tưởng có thể áp dụng được trong quá trình sản xuất. Đặc biệt là những chuyên viên thiết kế mẫu mã sản phẩm, dù cử họ di học hay không cũng cần đề ra định mức làm việc vì thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi liên tục, nếu không có những bản thiết kế thời trang mới theo từng tháng, từng mùa thì khó lòng đáp ứng được nhu cầu thị trường đang thay đổi từng ngày.

Việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng khuyến khích vật chất đối với đội ngũ cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề là động lực quan trọng thiết thực để nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Công ty cần có cách đào tạo người lao động thích hợp cho mình. Đồng thời cần coi trọng việc đầu tư cho các cơ sở đào tạo là một hướng ưu tiên. Các cở sở đào tạo này cần được trang bi thiết bị công nghệ hiện đại với các phòng thí nghiệm có đủ dụng cụ cần thiết. Điều kiện làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm may. Đặc biệt các nhà máy may hiện nay do nhà

xưởng ( đặc biệt là trần nhà) xây dựng từ những năm 80- đã xuống cấp. Vì vậy, tới đây, công ty cần phải đầu tư cải tạo lại hệ thống trần đã nứt, nở, nền nhà ẩm ướt.

Ngoài ra, để cập nhật tin tức, công ty cũng có thể đặt mua các tạp chí sách báo nước ngoài để cập nhật thông tin cho các chuyên viên tại các phòng ban có liên quan. Tuyên truyền, phổ biến để cán bộ công nhân viên hiểu đầy đủ về việc thực hiện quy chế dân chủ trong công ty sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của công nhân viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, khơi dậy mọi tiếm năng, sức sáng tạo tập thể và cá nhân người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh các hoạt động quần chúng của công đoàn, Đoàn thanh niên, thực sự là nòng cốt trong các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động có văn hóa, kết hợp các hoạt động thể dục thể thao với nội dung: “ Khỏe để sản xuất”.

Thực hiện chính sách đòn bẩy kinh tế như lương, thưởng, chế độ phụ cấp cũng rất quan trọng vì nó kích thích tinh thần làm việc của người lao động.

Đặc biệt, với đội ngũ cán bộ dự án, ngoài cán bộ phòng kĩ thuật đầu tư là người trực tiếp thực hiện, công ty nên thành lập một tổ đầu tư, đồng thời tổ chức những buổi hội thảo giúp các thành viên trong tổ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tổ đầu tư này gồm những chuyên viên thường trực là những người nắm kiến thức quản lý, kĩ thuật, kế hoạch thị trường, và một số thành viên khác là trưởng một số phòng ban, giám đốc các nhà máy, các phó tổng giám đốc và đích thân tổng giám đốc tham gia chỉ đạo từng dự án.

Cuối cùng, công ty cần xây dựng một chế độ tuyển dụng công khai, nghiêm túc, chú trọng tuyển chọn được những sinh viên có kết quả học tập tốt, lập kế hoạch để hỗ trợ những đối tượng này.

Một phần của tài liệu tình hình phát triển và đầu tư của công ty dệt may Hà nội-Hanoisimex (Trang 48 - 49)