II.Một số giải pháp: 1.Đối với bản thân công ty:
1.1. Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư:
Giải pháp để có thể thu hút được lượng vốn lớn là hết sức quan trọng, công ty cần huy động cho mình những chính sách, kế hoạch huy động vốn thích nhằm tăng khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong việc tạo vốn sản xuất kinh doanh. Hiện nay công ty có thể huy động các nguồn vốn sau:
a. Vốn tự có của công ty:
Công ty có thể huy động mọi nguồn lực tự có như: khấu hao cơ bản, vốn có được nhờ bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, hoặc giải phóng hàng tồn kho, huy động từ cán bộ công nhân viên của công ty…
Công ty nên khuyến khích cán bộ công nhân viên gửi các khoản tiết kiệm vào quỹ tiết kiệm của công ty, thay vì gửi vào ngân hàng.
Đây là nguồn vốn có rất nhiều tiềm năng mà công ty nên chú ý khai thác trong những năm tới đây, vì nguồn vốn này chắc chắn không mang lại rủi ro, giúp công ty chủ động hơn trong việc kinh doanh, đồng thời do mỗi người có một phần vốn- phần lợi ích cụ thể của mình trong công ty nên cán bộ công nhân viên sẽ làm việc có trách nhiệm và gắn bó với công ty hơn .
Tuy vậy, ban lãnh đạo Công ty Dệt may Hà nội cần đưa ra những biện pháp để tăng khả năng huy động vốn đầu tư:
- Thắt chặt hơn nữa sự quản lý tài sản cố định và sử dụng một cách có hiệu quả để tăng khả năng kinh doanh cho công ty. Những tài sản cố định mà nay không dùng đến phải thanh lý ngay.
- Tạo dựng được mối quan hệ cũng như uy tín đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
- Cân đối lại cơ cấu vốn cố định, vốn lưu động sao cho hợp lý nhất. Vốn lưu động phải đảm bảo được khả năng động cao nhất của công ty.
Nguồn vốn này không nhiều, chỉ khi có dự án mang tầm cỡ toàn ngành hay liên ngành, Nhà nước mới cấp vốn cho công ty để cùng các đơn vị khác kết hợp thực hiện. Khi đó, công ty cần biết phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị có liên quan để sử dụng tốt nguồn vốn ngân sách cho các chương trình quy hoạch phát triển đã được phê duyệt.
c. Vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng:
Đề nghị chính phủ có chính sách bảo lãnh cụ thể để các doanh nghiệp nhà nước có thể vay được vốn có lãi suất thấp, như vốn từ quỹ Hỗ trợ Phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, thủ tục vay ngân hàng có nhiều cải tiến, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đưa ra mức lãi suất trần cho vay hợp lí.
Tuy nhiên, công ty cũng cần phải cân nhắc không nên vay quá nhiều, vì vốn kinh doanh chủ yếu là đi vay thì rủi ro rất cao hoặc nếu trường hợp công ty bị chiếm dụng vốn thì khả năng trả nợ cũng rất khó khăn.