III. Kiến nghị để thực hiện các biện pháp.
1. Đối với Nhà nước và các cơ quan cấp trên.
Trước hết, Nhà nước cần duy trì một nền kinh tế lành mạnh với môi trường cạnh tranh, đầu tư, vốn và lao động ổn định. Để làm được điều này, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý trong mọi mặt, đặc biệt là quản lý nhà nước về kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước còn phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đơn giản hoá thủ tục hành chính,… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động nhập khẩu được thuận lợi. Ngoài ra, Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước thông qua các ưu đãi như cho vay vốn kinh doanh với lãi suất ngân hàng ổn định, thuế suất nhập khẩu không quá cao đối với những mặt hàng mà nhu cầu trong nước rất lớn…
Kiến nghị đối với ngành Hải quan:
Trong thời gian qua, ngành Hải quan đã áp dụng thông quan điện tử tương đối ổn định tại hai Chi cục Hải quan điện tử thí điểm là Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Hải Phòng. Trong thời gian triển khai thủ tục Hải quan điện tử, cán bộ, công chức trong toàn ngành đã nhận thức được thủ tục Hải quan điện tử là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của WTO, nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu
triển khai thí điểm trong thời gian qua cho thấy doanh nghiệp đã chủ động khai báo điện tử, giảm tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cơ quan Hải quan, giảm phiền hà, tiêu cực. Bên cạnh đó đã nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện thủ tục Hải quan điện tử trong thời gian qua cũng không thể tránh những khỏi khó khăn và vướng mắc, cụ thể như: công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thực hiện thủ tục Hải quan điện tử chưa được tính toán kỹ lưỡng, khoa học; một phần chưa tiên lượng hết được khối lượng công việc triển khai, năng lực chuyên môn của cơ quan được ký kết xây dựng phần mềm cũng hạn chế về thời gian đã ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ xây dựng phần mềm; việc trang bị bổ sung máy móc thiết bị cho các Chi cục thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử đòi hỏi phải tiến hành theo trình tự mua sắm, đấu thầu nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện; bên cạnh đó, thủ tục Hải quan điện tử còn liên quan đến tốc độ đường truyền, C-VAN… mà trong thời gian ngắn khó có thể thực hiện tốt.
Để đạt được mục tiêu 60-70% doanh nghiệp thực hiện khai hải quan qua mạng trong năm 2008, ngành Hải quan cần đảm bảo việc mở rộng kết nối thông tin với doanh nghiệp đồng nghĩa với việc hệ thống thông tin của ngành phải chịu rủi ro cao hơn, các ứng dụng đã triển khai phải được nâng cấp, cán bộ hải quan cần được tập huấn để thích ứng với phương thức làm việc mới.
Ngoài ra, trách nhiệm nghiên cứu trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định có liên quan để đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ có liên quan, hỗ trợ doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ được đặt ra.
Về phía doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng, nhân lực để tham gia đầy đủ quy trình khai hải quan qua mạng.
Để khắc phục tình trạng triển khai chậm chủ trương khai báo từ xa, ngành hải quan cần chủ trương mở rộng nhiều hình thức và biện pháp để mở rộng khai hải quan từ xa với mục tiêu tránh độc quyền, xã hội hóa việc cung cấp phần mềm phục vụ doanh nghiệp. Cụ thể là Tổng cục Hải quan sẽ nâng cấp website chương trình khai hải quan từ xa với tiện ích và công cụ tốt hơn.