Đặc điểm về thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty.

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần xây dựng thương mại xuất nhập khẩu (Trang 41 - 44)

II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty cổ phần xây dựng thương mại xuất nhập khẩu.

2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty.

2.2 Đặc điểm về thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty.

hình thức nhập khẩu trực tiếp. Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Tổng giá trị nhập khẩu 670.025,7 100 1034.083,6 100 1270.877,3 100 2034.752,1 100 Nhập khẩu uỷ thác 495.691,7 73,981 744.188,6 71,966 835.004,5 65,703 1223.435,4 60,127

(Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu năm 2004-2007) Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của Công ty theo hình thức nhập khẩu uỷ thác tăng theo các năm từ 670.025,7 USD năm 2004 đến 2034.752,1 USD năm 2007 (tăng 3,04 lần), nhưng tỷ trọng lại giảm dần so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, từ 73,981 % năm 2004 xuống đến 60,127 % năm 2007 trong tổng kim nghạch nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của Công ty. Điều này cho thấy, Công ty ngày càng làm ăn có lãi nên có nhiều vốn để có thể chuyển sang hình thức nhập khẩu trực tiếp hàng hoá, nhưng hình thức nhập khẩu uỷ thác vẫn giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty.

2.2 Đặc điểm về thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty. ty.

còn nhiều khó khăn, do đó nước ta phải nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị xây dựng để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Ở những nước phát triển như Mỹ, các nước EU… có khoa học kỹ thuật rất phát triển nên những máy móc thiết bị nhập khẩu từ các nước này sẽ rất hiện đại, có chất lượng tốt nhưng giá thành lại cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty, nên công ty nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng chủ yếu từ những nước Châu Á có giá thành hợp lý hơn phù hợp với nhu cầu trong nước và thuận lợi về việc vận chuyển hàng hoá. Công ty nhập khẩu máy móc thiết bị chủ yếu từ 4 thị trường chính: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Cụ thể là:

Về thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp chế

tạo máy móc thiết bị rất phát triển. Các loại máy móc thiết bị của Nhật Bản như máy xúc đào KOMASU, máy ủi… phục vụ rất nhiều trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam do máy móc thiết bị sử dụng có hiệu quả tốt, thời gian dung rất lâu. Tuy nhiên, giá cả máy móc thiết bị xây dựng của Nhật Bản thường cao hơn so với các nước Châu Á khác, những phụ tùng thay thế của máy móc thiết bị không thông dụng và một điểm hạn chế lớn của thị trường Nhật Bản đó là thời gian vận chuyển khá dài (thường là trên 6 tháng kể từ khi ký kết hợp đồng).

Về thị trường Trung Quốc: Trong nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc có nhiều khởi săc trong đó phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp Trung Quốc. Máy móc thiết bị xây dựng của Trung Quốc rất đa dạng, giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của các công ty trong nước. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều của khẩu buôn bán với Trung Quốc như cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)… nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. Thời gian vận chuyển thông thường là 45 ngày đến 50 ngày, trong những trường hợp yêu cầu vận chuyển nhanh, phia đối tác có thế giao hàng trong vòng 15 ngày đến

25 ngày. Tuy nhiên, tuổi thọ máy móc thiết bị của Trung Quốc thường không cao so với các máy móc thiết bị cùng loại của Nhật Bản, Đài Loan…

Về thị trường Đài Loan: Lựa chọn loại máy móc có lợi ích kinh tế phù hợp nhất sẽ có ảnh hưởng quyết định đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Đối với một quốc gia đang tích cực phát triển ngành công nghiệp chế tạo như Việt Nam, việc mua những máy móc của các nước Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn. Do đó, các sản phẩm máy móc thiết bị xây dựng Đài Loan, với những đặc điểm ưu việt về trình độ kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng gần tương đương với các nước Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, thêm vào đó giá cả hợp lý, sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, về mặt vị trí địa lý hai bên rất gần nhau, chính vì thế khá thuận tiện cho việc thực hiện các dịch vụ hậu mãi và bảo dưỡng. Đặc điểm chính của ngành công nghiệp thiết bị máy móc Đài Loan là sự ảnh huởng của sự liên kết lớn trong ngành, đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và là một ngành công nghiệp đòi hỏi mật độ kỹ thuật cao, tiết kiệm năng lượng và có giá trị phụ gia lớn. So với thế giới ngành công nghiệp máy móc Đài Loan được đánh giá là trên mức trung bình, tuy nhiên giá cả lại rất hợp lý. Hiện nay, XK máy móc Đài Loan sang thị trường VN đạt 450 triệu USD chủ yếu là các loại máy móc công nghiệp trong các lĩnh vực như: dệt may, da giày, sản xuất gỗ...

Về thị trường Hàn Quốc: Hàn Quốc là một nước có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á. Mặt hàng chủ yếu mà công ty nhập khẩu từ Hàn Quốc là máy san, máy xúc lật… có chất lượng tương đối tốt, giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Hạn chế của thị trường Hàn Quốc đó là thời

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần xây dựng thương mại xuất nhập khẩu (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w