2.1. Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: Hà Nội:
2.1.1. Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:
Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:
Ngày 18/03/1998 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2015 với các nội dung chủ yếu như sau:
- Phát triển ngành cấp nước đô thị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và có kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống cấp nước các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn.
- Điều tra, khảo sát, khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước quôc gia; các nguồn nước mặt, nước dưới đất, sông ngòi, hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo tại các vùng khác nhau, chú ý tới các đô thị vùng ven biển, vùng khô hạn, vùng núi, cao nguyên và các vùng đặc trưng khác.
- Nâng cao chất lượng phục vụ cấp nước cho sản xuất và dân sinh tại các vùng đô thị, tạo điều kiện giúp đỡ các công ty cấp nước tự chủ về tài chính, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội.
- Mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu đạt chỉ tiêu cấp nước như sau: Đối với đô thị lớn : 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 150 – 180 lit/ người/ ngày ; đối với các đô thị vừa và nhỏ: 120 – 150 lít/
người/ngày ; Các thị trấn, thị tứ phấn đấu 80% dân cư được cấp nước sạch với lượng nước 80-100lít/người/ngày đêm; đến năm 2010 dự kiến đạt khoảng 6,5 triệu m3/ngày và đến năm 2015 dự kiến đạt tổng công suất 13,5 triệu m3/ngày. Ngoài việc triển khai các chương trình, dự án cấp nước các thành phố lớn, các khu đô thị mới và khu công nghiệp cần khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án, tìm nguồn tài trợ cho cấp nước các thị trấn, thị tứ.
- Đào tạo cán bộ và đổi mới công tác quản lý phù hợp với đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và nhà nước; tăng cường năng lực các công ty tư vấn đủ mạnh để có thể đảm đương được công tác lập dự án, thiết kế các hệ thống cấp nước.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ, từng bước hiện đại hoá hệ thống cấp nước trong các đô thị.
- Đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất thiệt bị, vật tư, phụ tùng trong nước với chất lượng cao để thị trường quốc tế chấp nhận.
- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến đưa ngành cấp nước Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực phù hợp với chính sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng và Chính phủ
- Giảm thất thoát, thất thu nước thêm 10%
- Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có
- Nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị
- Tập trung thu hút nguồn vốn trong dân cư, nguồn vốn tư nhân để đầu tư phát triển mạng lưới, tránh dựa dẫm vào Ngân sách Nhà nước, vốn ODA.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là giải pháp trực tiếp và gián tiếp giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách trong quá trình phát triển, số lượng và chất lượng dịch vụ cấp nước phụ thuộc rất nhiều vào hiện trạng mạng lưới cấp nước hiện có chất lượng dịch vụ cấp nước chỉ có thể được nâng cao nếu có một hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước đạt tiêu chuẩn, đồng bộ và hiện đại. Do vậy phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút vốn tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước là hai vấn đề có liên quan và tác động qua lại đáp ứng yêu cầu xã hội và dịch vụ cấp nước
Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phải được huy động từ nhiều nguồn và kết hợp với nhau để sử dụng một cách có hiệu quả.