động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với xu thế phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng của các DN VVN hiện nay và đang dần trở thành thành phần kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta thì việc ngân hàng Techcombank Đông Đô mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp này là hướng đi đúng đắn và cấp thiết, nhất là khi các khách hàng là các DNNN giảm đi do cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê và chỉ giữ lại một bộ phận nhỏ và các DNNN cũng chỉ có xu hướng vay ở các ngân hàng thương mại nhà nước. Khi đó, nếu Chi nhánh tập trung vào cho vay DNNN thì tất yếu thị phần cho vay sẽ giảm sút cùng với hiệu quả kinh doanh thấp. Do đó, để thích ứng với sự phát triển của nện kinh tế trong giai đoạn mới và để đưa Chi nhánh ngày càng phát triển, việc mở rộng cho vay DN VVN cần theo định hướng sau:
- Tiếp tục mở rộng tín dụng với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trong giai đoạn 2005-2010 khoảng 24%/năm và dao động trong khoảng từ 22%- 26%/năm. Trong đó, chú trọng mở rộng tín dụng khu vực DN VVN theo hướng giảm tỷ trọng cho vay đối với các DNNN và tăng tỷ trọng cho vay đối với các DN VVN.
- Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, định hướng chung từ nay đến năm 2010 là tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng mức cho vay của Chi nhánh. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và tài sản thế chấp để mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay đối với các DN VVN.
- Không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng. Đây là yếu tố rất quan trọng vì việc tìm kiếm khách hàng đã khó nhưng để giữ khách hàng và tạo được niềm tin cho khách hàng còn khó hơn. Vì thế, Chi nhánh sẽ sử dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, áp dụng tốt nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp.
- Chủ động tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng mới, nhất là các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Qua đó tìm kiếm và tiếp cận các dự án kinh doanh khả thi, phù hợp với chủ trương phát triển của ngành và địa bàn Thủ đô.
- Đối với phát triển mạng lưới, đẩy nhanh tốc độ mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Tích cực tìm kiếm địa điểm gần các khu công nghiệp, các khu đô thị mới để thành lập các phòng giao dịch.
- Về quản lý nhân sự: các công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ phải thực hiện một cách có kế hoạch theo đúng chiến lược phát triển ngân hàng. Đặc biệt, cần xây dựng và đào tạo cho được một đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt. Đồng thời, thực hiện cơ cấu lại tổ chức các phòng ban và hệ thống quản lý ngân hàng hướng tới khách hàng theo mô hình quản lý của ngân hàng hiện đại.
- Không ngừng nâng cao chất lượng những dịch vụ khách hàng: chú trọng các biện pháp về đa dạng hóa loại hình, chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ đi kèm, tạo điều kiện tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng.