Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Đông Đô (Trang 35)

Techcombank chi nhánh Đông Đô

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay của Techcombank đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.2.2.1. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, dư nợ cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

Với mục tiêu chiến lược của Techcombank là nhằm phục vụ đối tượng khách hàng là DN VVN, trong mấy năm gần đây, đi đôi với việc tiếp tục giao dịch với những khách hàng truyền thống, tín nhiệm Techcombank tiếp tục mở rộng quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp mới. Điều đó được thể hiện qua số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm ( trừ năm 2008 )

Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, dư nợ cho vay và tỷ trọng dư nợ cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chỉ tiêu 2005 2006 Tăng trưởng (06/05) 2007 Tăng trưởng (07/06) 2008 Tăng trưởng (08/07) Số lượng doanh nghiệp 157 220 28.64% 327 48.63% 346 5.81% Dư nợ cho vay của các DN VVN (tính đến cuối năm ) 601.773 778.720 29.4% 1.295.429 66.35% 1.365.200 5.38% Tổng dư nợ ( tính đến cuối năm ) 1.198.751 1.480.457 23.5% 1.983.813 34% 2.241.708 13% Tỷ trọng dư nợ cho vay của các DN VVN trên tổng dư nợ 50.2% 52.6% 2.4% 65.3% 12.7% 60.9% - 4.4%

Nguồn: Báo cáo kinh doanh hàng năm NH Techcombank Đông Đô

Những con số trên có thể phần nào được giải thích qua tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005-2008.

Bảng 2: Tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Tăng trưởng GDP

8.4% 8.17% 8.44% 6.23%

Lạm phát 8.4% 7.7% 12.6% 22%

Biểu đồ 1: Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại Techcombank Đông Đô qua các năm 2005-2008

Biểu đồ 2: Dư nợ cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng dư nợ ( tính đến cuối năm )

Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Nguồn: Tổng hợp thông tin Thời báo Ngân hàng

Theo những số liệu ở bảng 1 cũng như biểu đồ 1, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng Techcombank Đông Đô ngày càng tăng. Năm 2005 số doanh nghiệp này là 157 thì đến hết năm 2006 đã tăng lên 220 ( tăng 28.64% ). Tốc độ tăng còn ấn tượng hơn vào năm 2007 khi số doanh nghiệp vay

vốn tại Techcombank Đông Đô lên tới 327 doanh nghiệp ( tăng 48.63% ). Đà tăng chấm dứt vào năm 2008 khi mà cả năm chỉ tăng thêm được 19 doanh nghiệp do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới.

Cũng từ số liệu ở bảng 1 và biểu đồ 2,3, dư nợ cho vay của Techcombank Đông Đô đối với DN VVN ngày càng tăng. Cụ thể năm 2005 dư nợ cho vay DN VVN là 601.773 triệu đồng chiếm 50,2% tổng dư nợ cho vay. Bước sang 2006 dư nợ cho vay các DN VVN tăng với tốc độ khá cao là 29.4% lên 778.720 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2007 mới thực sự là một năm bùng nổ của việc mở rộng cho vay đối với các DN VVN của Techcombank Đông Đô. Cụ thể trong năm nảy, dư nợ cho vay của các DN VVN đã tăng đến 66.35% từ 778.720 triệu đồng lên 1.295.429 triệu đồng. Đà tăng này chỉ chững lại vào năm 2008. Trong 3 năm 2005, 2006, 2007, nền kinh tế Việt Nam phát triển tương đối ổn định với tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 8% và chỉ số lạm phát trong mức cho phép ( trừ năm 2007 lạm phát lên tới 12.6% ). Do đó, dư nợ cho vay đối với các DN VVN trong 3 năm này liên tục tăng với tốc độ khá cao. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng nóng ( trung bình 30%/ năm ), đến cuối năm 2007 đầu năm 2008, lạm phát đã bắt đầu không kiểm soát được. Cụ thể, năm 2007 lạm phát là 12.6%, trong năm 2008 lạm phát càng trầm trọng và kết thúc với con số cao kỷ lục 22%. Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2008 đã trở thành một năm hết sức khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều này tác động trực tiếp vào tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như ngân hàng Techcombank Đông Đô. Hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do lạm phát làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường. Hơn nữa, khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho cầu hàng hóa giảm mạnh. Các doanh nghiệp vốn dựa vào xuất khẩu là chủ yếu ( mà thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất ) nay không tìm được đơn hàng

dẫn đến phá sản, công nhân mất việc hàng loạt. Ngân hàng Techcombank Đông Đô, với mục tiêu chiến lược là nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Năm 2008, dư nợ cho vay DN VVN của Techcombank chỉ đạt 1.365.200 triệu đồng, tăng 5.38% so với năm 2007. Đây là mức tăng trưởng hết sức khiêm tốn so với mức tăng 66.35% của năm 2007.

2.2.2.2. Nợ quá hạn và tỷ trọng nợ quá hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 3: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Nợ quá hạn của cho vay DNVVN 19.557 24.685 24.613 35.222 Tổng dư nợ cho vay các DNVVN 601.773 778.720 1.295.429 1.365.200 Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay DNVVN

3.25% 3.17% 1.9% 2.58%

Biểu đồ 4: Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm

Từ số liệu bảng 3 cũng như biểu đồ 4 có thể thấy được tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm dần từ năm 2005 đến năm 2007. Điều này chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Techcombank Đông Đô ngày càng được cải thiện. Đặc biệt từ năm 2006 đến năm 2007 tỷ lệ này giảm mạnh từ 3.17% xuống còn 1.9%. Tới năm 2008, do tình hình khó khăn của kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ này lại tăng từ 1.9% lên tới 2.58%. Tuy nhiên, đây không phải là một xu hướng về sự suy giảm chất lượng của các khoản cho vay đối với các DN VVN mà chỉ thể hiện tình trạng khó khăn của các DN VVN trong một thời kỳ nhất định làm giảm khả năng trả nợ

dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng. Khi nền kinh tế hồi phục, tỷ lệ này sẽ giảm trở lại.

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay của Techcombank đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được

Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của khu vực DN VVN, đồng thời bám sát chủ trương phát triển DN VVN của Đảng và Nhà nước Techcombank đã chủ động mở rộng vốn tín dụng đối với DN VVN một cách hợp lý góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển DN VVN, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Kết quả đạt được có ý nghĩa rất to lớn đối với cả DN VVN và cả Techcombank.

* Đối với DN VVN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phần phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DN VVN ta thấy cả số lượng các DN VVN và dư nợ tín dụng đối với DN VVN đều tăng qua các năm 2005-2008, số lượng các DN VVN được Techcombank hỗ trợ vốn tăng qua các năm và ngày càng đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Năm 2007, Techcombank đã cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho khối lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có 40 doanh nghiệp nông nghiệp, 180 doanh nghiệp thương mại, 89 doanh nghiệp dịch vụ tiêu dùng và 18 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác.

Vốn tín dụng của Techcombank đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho các DN VVN, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, qua đó phần nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm được vật tư thiết bị máy móc công nghệ,

nguyên nhiên vật liệu, nâng cao tay nghề của người lao động ... kết quả trên được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất: Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của Techcombank đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhờ có nguồn vốn này đã nhanh chóng mua được nguyên vật liệu sản xuất, kịp thời đưa ra được những sản phẩm phù hợp với thời vụ tiêu thụ của sản phẩm ví dụ như các doanh nghiệp chế biến nông sản, Công ty sản xuất bánh kẹo, Công ty lương thực thực phẩm nhất là trong các dịp lễ Tết, lễ hội.

Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của Techcombank là nguồn bổ sung nguồn vốn thiếu hụt của nhu cầu vốn dài hạn của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đầu tư tài sản cố định như mua máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và đã là nguồn vốn kịp thời quan trọng giúp một số doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản. Một số công ty không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn nên rất khó vay vốn ở các ngân hàng thương mại Nhà nước, tìm đến các Techcombank và một số được xem xét hồ sơ, được cấp tín dụng nên đã vượt qua được những thời điểm khó khăn tưởng chừng như phá sản.

Thứ hai: Thông qua việc đầu tư vốn dài hạn của Techcombank trình độ kỹ thuật công nghệ của nhiều DN VVN được nâng cao, nhiều dây chuyền sản xuất mới, hiện đại như dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất bia... và đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, chất liệu hiện đại đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng.

Thứ ba: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ rằng hiệu quả của việc đầu tư vốn tín dụng đã tăng lên. Nhờ vậy mà nhiều DN VVN đã nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, thâm nhập vào thị trường mới cũng như mở rộng thị phần... kết quả là lợi nhuận của các công ty tăng lên,

không những đủ trả nợ mà còn tạo ra lượng tích luỹ cho bản thân doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín, đáp ứng ngày càng cao điều kiện vay vốn của ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng ngày một tốt đẹp khăng khít hơn.

Thứ tư: Thông qua dịch vụ tư vấn cho DN VVN, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được phương án sản xuất một cách tối ưu, kịp thời điều chỉnh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp được nâng cao, trình độ lập các báo cáo tài chính và lập dự án đầu tư cũng được nâng cao. Cơ cấu nguồn vốn ngày càng được xây dựng hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô của doanh nghiệp, không quá lạm dụng vốn vay.

* Đối với Techcombank

Tỷ trọng đầu tư hoạt động tín dụng do DN VVN chiếm tỷ trọng lớn. Đây là đối tượng chính mà Techcombank lựa chọn làm khách hàng tiềm năng. Nó được thể hiện ở sự tăng lên cả số tuyệt đối về dư nợ và số tương đối về tỷ trọng dư nợ cho vay các DN VVN trên tổng dư nợ qua các năm. Việc gia tăng này đã tạo ra hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Techcombank. Cụ thể:

- Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra hiệu quả kinh doanh có lãi cho Techcombank: Ngân hàng Techcombank Đông Đô trong 4 năm trở lại đây đều có lãi. Điều này đã chứng minh cho một luận điểm: Sự thành công của khách hàng quyết định sự thành đạt của ngân hàng. Bằng việc mở rộng quan hệ rộng rãi, chặt chẽ với các DN VVN thuộc mọi thành phần kinh tế đã giúp ngân hàng dần dần có được uy tín cũng như vị thế trong ngành ngân hàng hiện đang cạnh tranh rất khốc liệt.

- Hoạt động tín dụng của ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mấy năm qua đã rèn luyện cán bộ ngân hàng có thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý điều hành, chống lại những tiêu cực để tự khẳng định mình, đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Tín dụng cho DN VVN phát triển là cơ sở tiền đề cho Techcombank Đông Đô mở rộng phát triển các dịch vụ kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

2.3.2. Những hạn chế của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng và những nguyên nhân cơ bản của ngân hàng và những nguyên nhân cơ bản

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đầu tư tín dụng đối với DN VVN tại Techcombank Đông Đô còn những tồn tại nhất định. Cụ thể:

Về quản lý tín dụng: Chưa có tiêu thức chuẩn mực để đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư, do vậy mà nhiều lúc việc quyết định cho vay chưa đảm bảo tính khách quan.

-Về việc chấp hành cơ chế, quy chế: Việc chấp hành quy trình tín dụng có lúc chưa được coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với cả khách hàng và bản thân cán bộ tín dụng. Việc đưa ra các quy định, chính sách chưa sát với thực tế. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh nhưng chưa được xử lý kịp thời, hiệu quả.

Trong quá trình xét duyệt và phán quyết cho vay cũng như quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhiều khi còn sao nhãng, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi

ro, hoặc những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải chưa được phát hiện, xử lý để giúp đỡ kịp thời. Hạn mức và thời hạn cho vay còn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Có một số doanh nghiệp vay rồi nhưng lượng vốn được giải quyết quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu, cũng như thời hạn cho vay chưa thực sự phù hợp với thời hạn dự án kinh doanh, phương án đầu tư đã trả nợ trước hạn và đi tìm ngân hàng khác. Vì vậy trong quá trình xem xét, quyết định cho vay cần phải linh hoạt hơn.

- Về thủ tục cho vay: đôi khi còn hơi cứng nhắc, chưa được linh hoạt nhất là các thủ tục về cầm cố thế chấp. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay nhiều khi còn kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp đó là do tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng do một cán bộ tín dụng cần quản lý nhiều khách hàng một lúc.

- Về chất lượng tín dụng: Trong những năm gần đây, tỷ trọng nợ quá hạn đã giảm, tuy nhiên tỷ trọng này còn tương đối cao đó là do hậu quả của việc cấp tín dụng không đảm bảo, bảo lãnh mở L/C cho cổ đông vượt quá hạn mức. Trong những năm gần đây, do kinh nghiệm được rút ra từ bài học này là cho vay có đảm bảo 100% thì lại dẫn đến tình trạng cứng nhắc trong vấn đề thực hiện quy chế khi cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn được hạn chế rất nhiều chỉ tập trung vào các khoản cho vay trung và dài hạn trong khi tỷ trọng các khoản cho vay này lại thấp.

- Về khả năng mở rộng khách hàng: Trong thời gian qua Techcombank Đông Đô đã thực sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với các DN VVN, coi đây là khách hàng tiềm năng, là mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Nhưng ngược lại có khi chính bản thân các doanh nghiệp lại tạo ra những khó khăn cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng này. Cơ cấu vốn không hợp lý, tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ tọng quá cao trong tổng nguồn vốn. Các doanh nghiệp vốn ít lại sử

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Đông Đô (Trang 35)