Dự báo xu hướng của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) (Trang 85 - 86)

b) Công tác thu xếp TBH tạm thời

3.1. Dự báo xu hướng của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam

thời gian tới

Năm 2009 thực sự là một năm khó khăn với xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch XNK 2 tháng đầu năm đạt 16,31 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể,

Về xuất khẩu: Trong tháng 2, trị giá xuất khẩu hàng hoá cả nước đạt gần 5,03 tỷ USD, tăng 32,5% so với tháng 1. Hết hai tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 8,78 tỷ USD tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 2 đạt 1,47 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 lên hơn 2,79 tỷ USD, giảm 9,3% so với 2 tháng đầu năm 2008 và chiếm 33,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là: Đá quý, kim loại quý và sản phẩm; Dầu thô; Than đá; Hàng dệt may; Giày dép; Gỗ và sản phẩm gỗ; Gạo; Hải sản; Cà phê; Cao su; Hạt điều; Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Trong đó, mặt hàng Đá quý, kim loại quý và sản phẩm trong tháng đạt 1,3 tỷ USD, vượt dầu thô, hàng dệt may và giầy dép trở thành nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch. Tính đến hết tháng 2, đạt 1,44 tỷ USD và đạt con số kỷ lục về tốc độ tăng so với cùng kỳ năm ngoái (255%). Trong khi đó, kim ngạch các mặt hàng như dầu thô giảm tới 46%, còn giá trị hàng dệt may xuất khẩu tháng 2 suy giảm so với tháng 1, dù vẫn đạt tốc độ tăng trưởng thấp 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về nhập khẩu: Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 2/2009 là 4,19 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng trước nâng tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước 2 tháng đầu năm lên 7,53 tỷ USD, giảm 44,6% so với cùng kỳ năm trước

Trong tháng, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu 1,52 tỷ USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu của khu vực này lên 2,73 tỷ USD, giảm 31,9% so với tháng 2/2008 và chiếm 36,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Một số mặt hàng nhập khẩu chính là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Xăng dầu; Sắt, thép; Phân bón; Chất dẻo nguyên liệu; Nhóm hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày; Ôtô nguyên chiếc và phụ tùng ôtô; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Nhìn chung, giá trị kim ngạch các loại mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đều giảm mạnh, khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy giá trị các loại mặt hàng nhập khẩu đều giảm do nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước suy giảm do khủng hoảng kinh tế, tính hết 2 tháng đầu năm 2009, giá trị kim ngạch hàng nhập khẩu vẫn vượt quá giá trị kim ngạch hàng xuấ, khiến Việt nam vẫn là một nước có giá trị nhập siêu tương đối lớn.

Như vậy, thị trường xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2009 có nhiều khó khăn, dự báo sẽ còn khó khăn nữa trong những tháng còn lại do thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w