Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) (Trang 55 - 57)

b) Hoạt động nhận TBH

2.2.1.Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây:

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế hướng ra xuất khẩu. Từ một nước thiếu thốn mọi mặt hàng tiêu dùng trong nước, Việt Nam tiến tới không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, mà còn có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng ra thị trường nước ngoài.. Đáng chú ý, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của nước ta đạt 180 Đôla/năm, đưa nước ta trở thành quốc gia có nền ngoại thương phát triển bình thường. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu cũng hết sức khả quan. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng.

Bảng II.2.1: Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 2004-2008

Năm Xuất khẩu(tỷ USD) Nhập khẩu(tỷ USD)

Tổng kim ngạch (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) 2008 62.69 80.71 143.4 31.31

2007 48.38 60.83 109.21 30.00

2006 39.6 44.41 84.01 21.58

2005 32.22 36.88 69.12 17.98

2004 26.5 32.07 58.57 28.63

(Nguồn: Bộ Công thương)

Trong giai đoạn 2004 – 2008 vừa qua, có nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Yếu tố khách quan do những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới, Trung Quốc gia nhập WTO, khủng hoảng tài chính thế giới. Trong khi đó, yếu tố chủ quan phải kể đến như sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, các Hiệp định thương mại ký kết với Mỹ, mục tiêu chung của xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2010.

Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định. Năm 2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3.7% do kinh tế thế giới biến động sau sự kiện 11/9 tại Mỹ. Từ năm 2002, tình hình được cải thiện và có mức tăng trưởng bứt phá vào năm 2004 – 2005. Sau khi có dấu hiệu suy giảm nhẹ vào năm 2005, tình hình xuất nhập khẩu vẫn khá khả quan, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng hơn 20% và đạt mức cao kỷ lục vào năm 2008. Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm này vượt qua nhiều biến động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu…, đạt 143.4 tỷ USD, tăng trưởng 31.31%, là mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Tuy vậy, có được kết quả trên là do những đơn hàng vẫn còn thời hạn từ những năm trước. Trong năm 2009, tình hình sẽ khó khăn hơn rất nhiều, do các nước trên thế giới, nhất là tại những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Mỹ, EU và Nhật ngày càng lún sâu vào suy thoái.

Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, mặc dù có những khó khăn nhất định, đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành

nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) (Trang 55 - 57)