Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) (Trang 57 - 59)

b) Hoạt động nhận TBH

2.2.2. Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống, tỷ lệ tổn thất lớn. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam tính đến hết năm 2008, tổng doanh thu thị trường bảo hiểm hàng hoá Việt nam đạt gần 972 tỷ đồng tăng gần 36.6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy có mức tăng trưởng cao, nhưng các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được 5% kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta.

Bảng II.2.1: Tình hình doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của các công ty năm 2007

Tên doanh nghiệp Doanh thu (Tỷ đồng) Thị phần (%)

Bảo Việt 190.97 27.75 Bảo Minh 143.58 20.86 PIJCO 79.12 11.49 Bảo Long 65.68 9.54 PVI 54.9 7.98 UIC 39.36 5.72 PTI 35.86 5.21 VNI 31.98 4.65 Các công ty khác 46.85 6.81 Tổng cộng 688.31 100

(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường là 370 tỷ đồng chiếm 38% doanh thu. Các công ty có tỷ lệ bồi thường cao là: Bảo Minh (166%), UIC (112%), ABIC (80%). Các vụ tổn thất lớn trong năm là hàng hoá chở trên các tàu: Đức Trí, Việt Trung, Capital, New Hangzhou. Các mặt hàng nhạy cảm như bột mì, khô đậu nành, phân bón … vẫn có tỷ lệ bồi thường rất cao do bảo hiểm rủi ro thiếu hụt qua cân. Các doanh nghiệp vẫn chạy đua nhau để có doanh thu mặc dù họ đều biết bảo hiểm cho mặt hàng này gần như chắc chắn là lỗ. Một số ít doanh nghiệp đã nhìn nhận được vấn đề và chấp nhận, không tiếp tục khai thác các mặt hàng này nữa.

Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF. Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam.

Theo Incoterms 2000 có tất thảy 13 điều kiện mua bán, áp dụng chung cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham gia sử dụng. Điều kiện giao hàng FOB quy trình người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu.

Như vậy, đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền

đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.

Hai là: Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Ngoại trừ Bảo Việt thành lập năm 1965 có vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều vừa mới được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỷ đồng, gần đây mới tăng lên 300 tỷ đồng, trong khi đó, nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài ra đời cách đây hàng trăm năm, vốn kinh doanh hàng tỷ Đôla Mỹ. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.

Trong năm 2008, mặc dù Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã khuyến cáo thu phí tàu già, chú ý mất trộm đối với hàng nguyên liệu, thức ăn gia súc, phân bón, gỗ tròn chở trên xà lan… nhưng kết quả thực hiện còn thấp, nhiều doanh nghiệp vì giành dịch vụ vẫn chấp nhận rủi ro trên. Ngày 15/9/2008, tại Hội nghị CEO 16 DNBH đã thống nhất ký vào Bản thoả thuận hàng hoá (sửa đổi) với mục đích nhằm cải tiến và hạn chế những bất cập trong bảo hiểm hàng hoá và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w