Hợp đồng TBH

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) (Trang 25 - 36)

c) Đối với xã hội

1.2.3. Hợp đồng TBH

1.2.3.1. Định nghĩa:

Hợp đồng TBH là một thoả ước được ký kết giữa công ty nhận và nhượng TBH, quy định rõ ràng trách nhiệm của từng bên, trên cơ sở cân nhắc các điều kiện, điều khoản mà công ty nhượng đưa ra dựa trên cơ sở luật pháp chung và đặc thù của từng công ty, cũng như tình hình tổn thất và kết quả kinh doanh nghiệp vụ của công ty nhượng. Sau khi hợp đồng được ký kết, mỗi bên vẫn phải tiếp tục theo dõi tình hình chi trả phí cũng như thực hiện thanh toán khi có tổn thất xảy ra.

Theo Quyết định số 100/QĐ – BTC ban hành ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hợp đồng TBH là Hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhận TBH phát hành để bồi thường cho doanh nghiệp nhượng tái đối với những tổn thất của một hay nhiều Hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhượng tái phát hành.

Theo định nghĩa trên, hợp đồng TBH có ba đặc điểm là:

− Nhà TBH cam kết bồi thường cho công ty nhượng mà bản thân công ty nhượng là một thành viên của hợp đồng bảo hiểm.

− TBH có thể cung cấp một sự bồi thường toàn bộ hoặc chỉ một phần đối với những trách nhiệm mà công ty nhượng có thể phải gánh chịu theo hợp đồng bảo hiểm

− Hợp đồng TBH là một hợp đồng riêng biệt giữa nhà TBH và công ty nhượng mà trong đó Người được bảo hiểm không phải là một bên tham gia của hợp đồng.

1.2.3.2. Phân loại

Hợp đồng TBH tuỳ ý lựa chọn

Đây là một hình thức TBH cơ bản và cổ điển nhất. Danh từ “Tuỳ ý lựa chọn” có liên quan đến ý niệm là trong loại TBH này, công ty nhượng có toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phải TBH và ngược lại, nhà TBH có quyền nhận hay từ chối rủi ro đó. Mỗi dịch vụ đem nhượng theo cơ sở tuỳ ý lựa chọn là một hợp đồng TBH tách biệt bao gồm toàn bộ hay một phần rủi ro mà công ty nhượng muốn nhượng cho thị trường TBH.

Vào thời điểm khi kết thúc một thoả thuận thương mại nào đó thì các bên tham gia vào thoả thuận đó thường quan tâm đến việc quy định thật chính xác các chi tiết cần thiết của thoả thuận lần tới, các mục đích, nghĩa vụ của các bên đối với nhau và đặt ra các điều kiện cần thiết để ràng buộc những nghĩa vụ và quyền lợi ấy và như vậy, chỉ có hình thức TBH tuỳ ý lựa chọn là phù hợp nhất, vì nó có thể cho phép nhà TBH có được một ý niệm đúng về những rủi ro mà mình phải gánh chịu trước khi tham gia hợp đồng.

Thủ tục tiến hành:

Trước hết công ty nhượng thông báo TBH một dịch vụ dưới hình thức một phiếu đề nghị trong đó có ghi các đặc điểm chính của rủi ro được TBH như: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm, Tính chất của rủi ro được bảo hiểm, Ngày bắt đầu và chấm dứt thời gian bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, phí bảo hểm, phần giữ lại của công ty nhượng, Tỷ lệ thủ tục phí TBH…

Sau khi nhận phiếu đề nghị, nhà tái bảo hiểm có thể yêu cầu thêm những chi tiết khác để đánh giá rủi ro mà mình sẽ nhận để có ý kiến nhận toàn bộ hay một phần nào đó hay bằng một số tiền cố định hoặc khước từ. Để đảm bảo tính thời gian, việc xác nhận có thể thực hiện qua điện thoại

hay email, nhưng sau đó vẫn phải xác nhận bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. Tại thời điểm hợp đồng gốc hết hiệu lực, dịch vụ TBH này cũng tự động chấm dứt. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm gốc được tái tục thì nhà tái bảo hiểm có quyền tiếp tục nhận hay từ chối không tham gia nữa. Mặt khác, bất kỳ thay đổi về nội dung, điều kiện hay giá phí so với thoả thuận ban đầu, đều phải được thông báo và chấp nhận của nhà TBH.

Ưu điểm:

− Giúp công ty nhượng, nhất là các công ty bảo hiểm của các quốc gia đang phát triển còn non trẻ và ít kinh nghiệm hoàn thành việc nhận bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro ở địa phương mà có giá trị bảo hiểm lớn, vượt khả năng tài chính thông thường của mình bằng việc sử dụng chuyên môn và khả năng của thị trường bảo hiểm quốc tế.

− Giúp công ty nhượng có điều kiện lựa chọn để duy trì kim ngạch bảo hiểm của mình được cân đối, tức là giúp cho công ty nhượng có thể loại bỏ được những rủi ro đặc biệt lớn hoặc nguy hiểm mà một khi tổn thất thuộc đơn vị rủi ro này xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình trong năm kế hoạch ở một nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt.

− Giúp công ty nhượng chủ động trong việc chấp nhận những rủi ro mà không được chấp nhận trong các hợp đồng TBH bắt buộc truyền thống của mình như: rủi ro về động đất, ngập lụt, đình công, chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự khác…

− Tạo điều kiện cho công ty nhượng có thể nhờ vào hình thức TBH tuỳ ý lựa chọn trước khi tận dụng khả năng các hợp đồng TBH bắt buộc của họ, tức là có điều kiện để cải thiện sự thăng bằng của các hình thức TBH bắt buộc, cải thiện vận may rủi trong việc đạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện quy định trong các hợp đồng TBH đó của họ (ví dụ: điều kiện về chia lãi, thủ tục phí TBH tính theo thang luỹ tiến, thủ tục phí TBH theo lãi…).

− Công ty nhượng phải thông báo đầy đủ chi tiết của nghiệp vụ bảo hiểm gốc; có nghĩa là khi áp dụng hình thức này nhiều lần thì nhà TBH thường xuyên tiếp xúc và biết được ý đồ của công ty nhượng dẫn đến có thể lộ những thông tin có lợi cho sự cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm gốc.

− Không đảm bảo thời gian tính trong việc phân tán rủi ro TBH, tức là công ty nhượng khi nhận bảo hiểm cho một rủi ro nào đó thường không có sự đảm bảo chắc chắn của thị trường TBH, dẫn đến mất cơ hội khai thác hoặc mất uy tín do chậm trễ trả lời người được bảo hiểm.

− Chi phí hành chính, thủ tục giấy tờ tốn kém làm giảm thu nhập kinh doanh.

− Thường xuyên phải đàm phán tái tục hợp đồng TBH trước khi ký kết bảo hiểm gốc với khách hàng.

− Trong trường hợp khi khả năng tiêế nhận rủi ro của thị trường TBH quốc tế đã gần tới mức tối đa, hoặc khi phí bảo hiểm gốc quá thấp so với phí trung bình của thị trường thì hình thức này chỉ có thể thực hiện được với mức phí cao hơn phí bảo hiểm gốc hoặc giảm bớt thủ tục phí TBH. Trong trường hợp này, mức sai biệt sẽ do công ty nhượng gánh chịu hoặc giảm bớt trách nhiệm cam kết trong bảo hiểm gốc.

Hợp đồng TBH cố định

Đây là sự thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà TBH mà trong đó công ty nhượng tự bắt buộc phải nhượng đi tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã quy định trước trong hợp đồng cho tới một hạn mức trách nhiệm ngang với số tiền hạn mức tối đa đã được thoả thuận từ trước. Ngược lại, nhà TBH cũng tự bắt buộc phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó.

Thủ tục tiến hành

Theo hình thức này, công ty nhượng và các nhà TBH đầu năm n ghiệp vụ phải thoả thuận trước về đơn vị rủi ro, các nghiệp vụ cần tái, đặc biệt thoả thuận hạn mức trách nhiệm của các bên.

Ký kết Hợp đồng TBH và liên tục theo dõi quá trình thực hiện Hợp đồng. Nếu có vấn đề vướng mắc hoặc không rõ hoặc bổ sung thêm những vấn đề cần thiét để thực hiện Hợp đòng thì các bên lại phải tiến hành thoả thuận lại.

Ưu điểm:

Công ty nhượng chủ động hơn trong khai thác bảo hiểm gốc, tức là có toàn quyền chấp nhận và định giá phí bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro mà người đượ bảo hiểm yêu cầu mà không phải tham khảo ý kiến của nhà TBH.

− Nhà TBH sẽ hoàn toàn chia sẻ những may rủi với công ty nhượng và chấp nhận thanh toán cho tổn thất thuộc phạm vi hợp đồng đã thoả thuận. Nhà TBH cũng sẽ không bị ràng buộc bởi những hành động sơ xuất của công ty nhượng đi ngược lại với quyền lợi của họ.

− Với loại hợp đồng này, nhà TBH có điều kiện thu được số phí lớn nhất, phù hợp với nguyên tắc “Quy luật số đông” giúp cho nhà TBH thực hiện tốt vai trò kinh tế quốc dân của họ về đẩy mạnh những tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận những rủi ro mới và các dạng bảo hiểm mới.

Nhược điểm:

− Nếu công ty nhượng chủ quan trong quá trình đánh giá, quản lý rủi ro hoạt động bh gốc sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xác định phí bh thì về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhà TBH.

− Công ty nhượng buộc phải tái đi những nghiệp vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, ngay cả nếu đó là nghiệp vụ công ty có lợi thế nhất định, có thể giữ lại nhiều hơn.

 Hợp đồng TBH lựa chọn bắt buộc

Trong hình thức TBH này, công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bh, nhừng nhà TBH lại buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thoả thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước của Hợp đồng TBH thoả thuận.

Trong hình thức TBH lựa chọn bắt buộc vẫn có điều kiện được đặt ra là nội dung của hình thức TBH này không có nghĩa chỉ có những rủi ro có khả năng dễ xảy ra tổn thất nhất thì đưa vào hợp đồng. Do vậy, công ty nhượng không thể lợi dụng hình thức TBH này để lựa chọn rủi ro nhằm đẩy phần bất lợi cho nhà TBH. Để phòng ngừa trường hợp này, nhà TBH phải nắm vững ý đồ của công ty nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem TBH và thường xuyên theo dõi diễn biến những Hợp đồng mà mình đã ký kết.

Ưu điểm:

− Do không có quyền từ chối rủi ro không mong muốn, nhà TBH có nguồn thu phí TBH lớn hơn so với hình thức TBH tuỳ ý lựa chọn.

− Công ty nhượng có điều kiện đem chào TBH từng phần mức vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hay một số ít các nhà TBH, thay vì phải đem phân chia tất cả cho nhà TBH như ở hình thức bắt buộc.

Nhược điểm:

− Để chào tái phần vượt quá như nói ở trên, công ty nhượng chỉ có thể thực hiện bằng cách chào cho các nhà TBH có tiềm lực thật lớn vì họ là những nhà TBH có khả năng nhận các rủi ro có giá trị bảo hiểm cao.

− Trường hợp công ty nhượng có nhiều đơn vị rủi ro cần phải đem TBH thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức TBH này sẽ rất tốn kém vì những rủi ro cần TBH đó thường đòi hỏi các điều kiện TBH khác nhau, công tác tính toán phí và sổ sách kế toán sẽ phức tạp và khó khăn hơn.

1.2.3.3. Phương pháp TBH

Trong mỗi loại hợp đồng TBH này có 2 phương pháp TBH cơ bản được áp dụng là: - TBH theo Số tiền bảo hiểm (TBH tỷ lệ)

- TBH theo Mức bồi thường (TBH phi tỷ lệ)

a1) TBH theo Số tiền bảo hiểm TBH mức dôi

TBH mức dôi là phương pháp TBH trong đó, mức giữ lại (MGL) được ấn định theo số tuyệt đối và mức TBH là mức chênh lệch giữa giá trị bảo hiểm và MGL của công ty nhượng và được giới hạn bằng một số tiền tối đa do hai bên thoả thuận.

Trường hợp áp dụng: TBH mức dôi là dạng TBH tỷ lệ cổ xưa và phổ biến nhất, thường được sử dụng khi khối lượng dịch vụ gồm nhiều rủi ro có những số tiền rất chênh lệch được bảo hiểm; do đó, thường được áp dụng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm cháy, tai nạn thân thể và nhân thọ, bảo hiểm vận chuyển, trộm cắp, tín dụng…

Ưu điểm:

− Công ty nhượng có điều kiện giữ lại một khối lượng kim ngạch bảo hiểm lớn và do đó có mức phí thu nhập lớn không cần phải TBH.

− Giúp công ty nhượng đảm bảo được sự cân bằng trong kinh doanh do có thể nhận bảo hiểm những dịch vụ có giá trị khác nhau nhưng vẫn đảm bảo MGL ổn định. Nhược điểm: TBH Cố định Vượt mức bồi thường Tỷ lệ Mức dôi Số thành Số thành Vượt mức bồi thường Vượt mức tỷ lệ Tạm thời Tỷ lệ Phi tỷ lệ Phi tỷ lệ

− Chi phí hành chính tốn kém.

− Sử dụng nhiều nhân lực.

− Trường hợp tổn thất rơi nhiều vào những rủi ro dưới MGL có thể làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.

 TBH số thành

Trong phương pháp TBH này, tỷ lệ TBH và tỷ lệ MGL của công ty nhượng được ấn định bằng một số tương đối (tỷ lệ phần trăm) nhất định; do đó, số phí được hưởng và số tiền bồi thường phải trả của nhà TH và công ty nhượng được phân chia tương xứng theo tỷ lệ ấn định đó.

Trường hợp áp dụng: Khi mới bắt đầu triển khai một nghiệp vụ mới mà họ chưa có kinh nghiệm và thiếu tư liệu thống kê, phân tích khả năng tiến triển của loại nghiệp vụ đó. Phương pháp TBH này có thể giảm nhẹ khả năng nguy hiểm của công ty nhượng đối với các hợp có sự tích luỹ của một số lớn các vụ bồi thường tổn thất nhỏ hoặc trung bình mà gây ra bởi cùng một sự cố. Do đó, phương pháp này được dùng nhiều hơn cả trong các nghiệp vụ bảo hiểm về trách nhiệm dân sự, xe ôtô, mưa đá, giông bão và bảo hiểm vận chuyển.

Ưu điểm:

− Là dạng TBH giản đơn, dễ xử lý, chi phí hành chính và quản lý đơn giản, ít tốn kém.

− Đối với nhà TBH, dạng TBH này có tính cân đối và dễ chấp nhận hơn so với dạng TBH mức dôi, có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn so với các loại TBH khác. Nhà TBH có điều kiện tham gia vào mọi đơn vị rủi ro mà công ty nhượng nhận bảo hiểm; đồng thời công ty nhượng có thể yên tâm nhận mọi rủi ro mà có giá trị nằm trong phạm vi hạn mức khống chế tối đa đã quy ước vì mọi rủi ro này đều được chia sẻ cho nhà TBH cùng hưởng và chịu chung vận may rủi của công ty nhượng.

− Thủ tục phí TBH của dạng này cao nhất, ngoài ra điều kiện về tạm giữ phí TBH cũng có tỷ lệ cao, nhờ vậy, công ty nhượng có điều kiện sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các việc khác.

Nhược điểm:

− Công ty nhượng phải đem TBH toàn bộ các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc theo một tỷ lệ định trước, kể cả những rủi ro rất nhỏ mà bản thân công ty nhượng đủ khả năng và điều kiện tự giữ lại được.

− Mặc dù với dạng TBH số thành, công ty nhượng có thuận lợi hơn so với dạng TBH mức dôi trong việc thực hiện bảo hiểm với khả năng phân tán rủi ro tốt và linh hoạt, nhưng công ty nhượng không chủ động trong việc khống chế tỷ lệ bồi thường đối với MGL của mình, đồng thời không có khả năng để giảm hệ số biến thiên của phần lớn tổn thất thuộc MGL.

 TBH kết hợp số thành - mức dôi

Trường hợp áp dụng: Đối với những công ty mới thành lập, phương pháp này rất phù hợp và thường được áp dụng. Bởi vì những ở công ty này khối lượng dịch vụ chưa đủ ổn định để tránh trường hợp rủi ro lớn xảy ra. Ngoài ra, công ty mới thành lập chưa thể có đủ số tiền dự trữ để đương đầu

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w