Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam potx (Trang 72 - 74)

Một là: Do tính chất ưu đãi về lãi suất cho vay, do đó việc bình xét các hộ được vay vốn một cách dân chủ và công khai.

Như chúng ta đã biết một trong những trở ngại và băn khoăn của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cho vay hộ nghèo là làm thế nào để đầu tư vốn đúng đối tượng, đúng địa chỉ hộ nghèo. Do vậy, cùng với việc giải ngân trực tiếp đến tay hộ nghèo, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay còn cần phải thực hiện một chế độ tín dụng công khai và dân chủ trong cộng đồng dân cư và trong từng nhóm vay vốn.

Việc bình xét, giám sát của cộng đồng xã hội, của các cấp chính quyền và của cán bộ tín dụng ngân hàng để lựa chọn hộ vay phải được xem như một nguyên tắc đối với kênh tín dụng chính sách này nhằm mục đích vốn cho vay đúng đối tượng, hạn chế thấp nhất những tiêu cực có thể xảy ra đối với nguồn vốn ưu đãi, thể hiện tính xã hội hoá về đầu tư tín dụng hộ nghèo.

Hai là: Tăng cường công tác quản lý và kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của hộ nghèo vay vốn.

Đầu tư tín dụng cho hộ gia đình nghèo là loại hình tín dụng có mức rủi ro lớn hơn bất kỳ một chương trình tín dụng nào khác. vì những lý do như sau: - Hộ nghèo thường là những người có trình độ văn hoá thấp, lại được vay vốn không phải thế chấp do vậy mà ý thức trách nhiệm về mặt pháp lý của họ đối với món vay thấp, đó là một trong những nguyên nhân đẫn tới họ sẵn sàng sử dụng vốn sai mục đích nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

- Phần lớn hộ nghèo thường thiếu kiến thức làm ăn, do vậy họ rất dễ bị thua lỗ trong sản xuát kinh doanh nếu không được hướng dẫn và giúp đỡ cách thức làm ăn.

Ngoài ra do chính sách bao cấp về lãi suất nên gây ra tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, họ chưa nhận thức rõ được đây là sự trợ giúp của Nhà nước để cho họ tự phấn đấu vươn lên, các chương trình văn hoá, giáo dục, y tế… cần đi trước một bước mở đường cho chương trình tín dụng của NHCSXH.

Phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bằng nhiều hình thức như: kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo… nhằm phát hiện và có biện pháp sử lý thích hợp với những sai sót đã xảy ra và phòng ngừa những sai phạm mới.

Việc kiểm tra phải được tiến hành cùng với việc tư vấn cho hộ vay vốn về cách thức làm ăn, biết tiết kiệm và sử dụng vốn đúng mục đích. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, rộng khắp từ các tổ viên được vay vốn, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn đến các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác cho vay và bản thân cán bộ ngân hàng trong hệ thống NHCSXH và các Ban, Ngành liên quan.

Ba là: Chú trọng và quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực của hệ thống NHCSXH, do là đơn vị vừa mới được thành lập, cán bộ đa phần là mới tuyển dụng, tỷ lệ

(85%) nhìn chung được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế, nên rất hạn chế trong thực thi nhiệm vụ. Từ thực tế này đặt ra cho NHCSXH phải có kế hoạch chi tiết trong việc đào tạo cán bộ với nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, phải tổ chức đánh giá phân loại cán bộ để có hình thức đào tạo cho phù hợp như đào tạo dài hạn, ngắn

hạn, tấp huấn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề; bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật và kiến thức về quản lý nhà nước…

Bên cạnh đó còn phải thường xuyên thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, bố trí sắp xếp hợp lý cán bộ. Tiếp tục kiện toàn và củng cố bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương cho phù hợp với nhu cầu hoạt động.

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao nhận thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ thuộc các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác cho vay, thành viên Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH. Việc đào tạo, tấp huấn phải được phân loại theo từng đối tượng cụ thể cho phù hợp với trình độ và công việc đảm nhận với phương châm cầm tay chỉ việc.

Kiến nghị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam potx (Trang 72 - 74)