Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam potx (Trang 55 - 56)

3.1. Định hướng hoạt tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội

3.1.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là một bước cải cách quan trọng nhằm tách tín dụng chính sách xã hội ra khỏi tín dụng thương mại và nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 và Nghị quyết của Quốc hội khoá 10, được cụ thể hoá bằng Đề án củng cố lại hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước thực sự kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, đồng thời tập trung thực hiện mục tiêu của tín dụng chính sách là nhằm thúc đẩy nhanh và có hiệu quả việc thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo trong giai đoạn tới. Vì vậy, đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội không chỉ là những hộ nông dân nghèo, mà bao gồm tất cả các đối tượng trước đây do nhiều tổ chức khác nhau cho vay theo chính sách ưu đãi như: hỗ trợ tín dụng giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và một số đối tượng chính sách khác.

Cần phải nhận thức sâu sắc rằng, đây là một Ngân hàng, đồng thời là tổ chức tín dụng của Nhà nước, nhằm tạo ra một kênh tín dụng được ưu đãi một phần lãi suất và các điều kiện tín dụng khác để hổ trợ các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, thu hồi được vốn cho Ngân hàng để tiếp tục cho vay, chứ không phải là một tổ chức tài chính tài trợ bao cấp. Ngân hàng Chính sách xã hội phải được tổ chức và hoạt động theo những chuẩn mực của một tổ chức tín dụng có hiệu quả kinh tế- xã hội, an toàn và phát triển đúng hướng.

Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước phải được thể chế hoá bằng các cơ chế, chính sách, kế hoạch hàng năm và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu của chương trình giảm nghèo 2006-2010, ưu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn nhất, đối tượng khó khăn nhất.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ:

Mục tiêu và Phương hướng tổng quát của 5 năm 2006-2010 là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại [8].

Nghị quyết cũng đưa ra Tạo việc làm cho 8 triệu lao động. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10-11%... [8].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam potx (Trang 55 - 56)