Doanh số thu nợ là tổng số tiền Ngân hàng thu hồi được từ các khoản giải ngân trong một thời gian nhất định. Thu hồi nợ là một công tác rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc thu hồi nợ giúp cho vốn đầu tư của Ngân hàng quay nhanh hơn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền trong lưu thông.
7Doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 5.7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN
ĐVT: Triệu đồng So sánh chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 88.785 842.684 1.226.074 753.899 849,13 383.390 45,50 Trung hạn 451 21.505 8.151 21.054 4.668,29 -13.354 -62,10 Dài hạn 0 708 1.108 708 - 400 56,50 Tổng 89.236 864.897 1.235.333 775.661 869,22 370.436 42,83
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản 3 năm 2007 – 2009 của Chi nhánh)
Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ là hết sức quan trọng đối với mọi NHTM nói chung và đối với Chi nhánh nói riêng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro nhưng lại là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng nên công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Năm 2007, doanh số này là 88.785 triệu đồng chiếm 99,49% tổng doanh số thu nợ, năm 2008 đạt 842.684 triệu đồng tăng 753.899 triệu đồng tương ứng tăng 849,13% so với cùng kỳ nhưng tỷ trọng trong doanh số thu nợ giảm còn 97,43%. Đến 2009 tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn đã tăng trở lại, chiếm 99,25% tổng doanh số cho vay của Chi nhánh đạt 1.226.074 triệu đồng tăng tương đương 45,5% so cùng kỳ năm trước. Do các món vay ngắn hạn nên vòng vốn được quay khá nhanh làm tăng doanh số thu nợ ngắn hạn, bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn của các DN vừa và nhỏ ngày càng tốt hơn, việc cán bộ tín dụng của Chi nhánh theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn, lưu ý thời hạn quay vòng vốn của DN, khuyến khích khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn cũng góp phần làm gia tăng doanh số thu nợ ngắn hạn.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng, năm 2007 doanh số thu nợ trung hạn đạt 451 triệu đồng chiếm 0,51% tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng; năm 2008 doanh số thu nợ trung hạn tăng gấp 47 lần so với năm 2007, đạt 21.505 triệu đồng chiếm 2,49% trong DSTN. Đến 2009
doanh số thu nợ trung hạn giảm còn 8.151 triệu đồng, giảm tương đương 62,10% so với năm 2008, chiếm 0,66% trong tổng DSTN.
Còn về doanh số thu nợ dài hạn ta thấy năm 2007 là năm đầu tiên Chi nhánh cho vay dài hạn nên doanh số thu nợ bằng không. Sang 2008, khoản tiền vay dài hạn năm 2007 được khách hàng thanh toán trước hạn hoàn toàn với tổng số tiền 708 triệu đồng. Năm 2009 Chi nhánh có một số khoản cho vay dài hạn phát sinh, khách hàng lại tiếp tục trả nợ trước hạn số tiền 1.108 triệu đồng, chiếm 0,09% trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng.
Qua doanh số thu nợ trung và dài hạn ta thấy hoạt động thẩm định trước khi cho vay của Chi nhánh rất hiệu quả, những món cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh thường dùng để xây dựng nhà, mua xe… là những khoản cho vay gặp rủi ro cao nhưng lúc nào khách hàng cũng trả nợ trước hạn.
7Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay
Để thấy rõ hơn về tình hình thu nợ của Chi nhánh, ta xét bảng thu nợ của Chi nhánh theo từng loại hình cho vay cụ thể như nông nghiệp, SXKD, …
Bảng 5.8: DOANH SỐ THU NỢ THEO LOẠI HÌNH CHO VAY
ĐVT: Triệu đồng So sánh chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 14.278 103.788 234.713 89.510 626,92 130.926 126,15 SX- KD 64.250 674.620 901.793 610.370 949,99 227.173 33,67 Khác 10.708 86.490 98.827 75.781 707,69 12.337 14,26 Tổng 89.236 864.897 1.235.333 775.661 869,22 370.436 42,83
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản 3 năm 2007 – 2009 của Chi nhánh)
Doanh số thu nợ của mỗi loại loại hình đều có xu hướng tăng qua các năm cho ta thấy hoạt động tín dụng đang diễn ra khá hiệu quả . Trong đó tỷ trọng thu nợ SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất – luôn chiếm trên 70% doanh số thu nợ. Năm 2007 DSTN loại hình cho vay SXKD chiếm 72%, năm 2008 chiếm 78%, năm 2009 chiếm 73% trong tổng DSTN của Ngân hàng. Kế đến là thu nợ nông nghiệp, năm 2007 chiếm 16%, năm 2008 chiếm 12%, năm 2009 chiếm 19%. Sau cùng là cho vay khác, năm 2007 DSTN chiếm 12%, năm 2008 chiếm 10% và năm 2009 chiếm 8%.
Doanh số thu nợ loại hình cho vay SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này hoàn toàn hợp lý vì đây là nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất
trong doanh số cho vay của Ngân hàng qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2007, thu nợ đạt 64.250 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 674.620 triệu đồng tương đương tăng 949,99% so với năm 2007, đến năm 2009 doanh số thu nợ đạt 901.793 triệu đồng tăng tương đương 33,67% so với năm 2008. Năm 2008 doanh số thu nợ tăng đột biến so với năm 2007 do đây là năm các doanh nghiệp rất cần vốn ngắn hạn để thanh khoản, nhất là vào thời điểm cuối năm nên doanh số cho vay ngắn hạn tăng, kéo theo đó là sự gia tăng của doanh số thu nợ, bên cạnh đó lãi suất năm 2008 rất cao làm cho các doanh nghiệp phải tranh thủ trả nợ góp phần làm tăng DSTN của Ngân hàng.
Xét về những khoản vay phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, tình hình thu nợ diễn ra thuận lợi, doanh số thu nợ gia tăng theo thời gian. Thu nợ cho vay nông nghiệp năm 2007 đạt hơn 14.278 triệu đồng; đến cuối năm 2008 con số này là 103.788 triệu đồng, tăng 89.510 triệu đồng tương đương tăng 626,92% so với năm 2007; đến hết năm 2009, DSTN cho vay nông nghiệp tiếp tục tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt 234.713 triệu đồng. Tuy có sự gia tăng liên tục trong doanh số thu nợ cho vay nông nghiệp thế nhưng về số lượng là không lớn và nếu so với cho vay SXKD thì đồng vốn cho vay nông nghiệp chưa quay vòng nhanh bằng. Thu nợ trong giai đoạn 2007-2008 tăng mạnh, nhưng sang giai đoạn 2008-2009 tốc độ thu nợ chậm hơn, nguyên nhân là do trong 2 năm 2008 và 2009 tình hình giá nguyên liệu đầu vào và giá cá có nhiều biến động nên nông dân gặp khó khăn trong thanh toán nợ đến hạn.
Còn đối với cho vay khác, ta thấy tỷ trọng DSTN của nó trong tổng DSTN giảm dần mặc dù DSTN vẫn tăng. Cụ thể, năm 2007 đạt 10.708 triệu đồng, năm 2008 đạt 86.490 triệu đồng tăng 707,69% so với năm 2007, sang năm 2009 dư nợ đạt 98.827 triệu đồng tăng tương đương 14,26%. Tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2008, sự gia tăng đột biến này tương ứng với sự gia tăng DSCV cùng giai đoạn, các khoản vay tiêu dùng tại chi nhánh thường được trả trước hạn, nên việc thu nợ của những khách hàng không gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung lại ta thấy, tốc độ gia tăng của doanh số thu nợ năm 2008 là rất nhanh so với những năm khác, hầu như tất cả các khách hàng đều muốn trả nợ nhanh chóng vào năm này, đó là do lãi suất năm 2008 rất cao và có nhiều biến động tăng giảm không ổn định. Để có được sự gia tăng không ngừng của doanh số thu nợ là nhờ sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.