Khái quát tình hình nguồn vốn của VIB – Chi nhánh An Giang

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 34)

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2007 – 2009):

Với nền kinh tế trên đà phát triển, Việt Nam đang chủ động tích cực hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, chính vì vậy nhu cầu về vốn trong nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp đang trở nên cấp thiết. Với tư cách là “trung gian tài chính”, các TCTD Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Nguồn vốn đối với mỗi Ngân hàng đều giữ một vai trò rất quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ 3 nguồn là vốn huy động, vốn tự có và nguồn vốn ủy thác. Riêng với Chi nhánh chỉ có nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở.

Cơ cấu nguồn vốn đối với một Ngân hàng như thế nào là hợp lý? Cơ cấu như thế nào để Ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả? Đó là vấn đề đang được rất nhiều chuyên gia kinh tế hoạt động trong và ngoài lĩnh vực Ngân hàng quan tâm. Nếu Ngân hàng có cơ cấu vốn hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Căn cứ vào sự biến động của nguồn vốn chúng ta có thể thấy được cơ cấu vốn như vậy có hợp lý hay không. Cơ cấu nguồn vốn của VIB – Chi nhánh An Giang trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % VHĐ 44.575 22,76 154.577 68,91 202.783 46,29 110.002 246,78 48.206 31,19 VĐC 151.230 77,24 69.736 31,09 235.330 53,71 -81.494 -53,89 165.594 237,46 Tổng NV 195.805 100 224.313 100 438.113 100 28.508 14,56 213.800 95,31

TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

Biểu đồ 4.2: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN

Qua biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng trưởng nhanh và khá ổn định qua các năm. Đặc biệt là năm 2009, nguồn vốn tăng 1,95 lần – gần gấp đôi so với năm trước. Cụ thể như sau:

Năm 2007 tổng nguồn vốn là 195.805 triệu đồng, sang năm 2008 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng thêm 28.508 triệu đồng, đạt 224.313 triệu đồng tương ứng tăng 14,56% so với năm 2007. Kết thúc năm 2009, tổng nguồn vốn đạt 438.113 triệu đồng, tăng 213.800 triệu đồng tương ứng tăng 95,31% so với năm 2008.

Ta thấy biểu đồ trên còn thể hiện rõ ràng sự gia tăng của vốn huy động đã đóng góp không ít vào sự tăng trưởng chung của tổng nguồn vốn. Năm 2008, mặc dù lượng vốn điều chuyển có giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn gia tăng là nhờ sự gia tăng của nguồn vốn huy động, đây là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục và sự cố gắng rất lớn của lực lượng làm công tác huy động vốn. Trong thời gian qua tuy có sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhưng sự tăng lên của tổng nguồn vốn đã chứng tỏ được uy tín và sự phát triển của Ngân hàng do Ngân hàng có những chiến lược phù hợp với tình hình thực tế, bên cạnh đó Ngân hàng cũng thường xuyên tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị để quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh cùa Ngân hàng đến với khách hàng.

Cơ cấu trong tổng nguồn vốn mỗi năm của Ngân hàng có sự thay đổi rõ rệt, biểu đồ 4.3 sau đây sẽ cho ta thấy một cách tổng quát cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh:

TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

7Vốn huy động

Đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, nếu Ngân hàng huy động được nhiều vốn sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời làm giảm chi phí so với việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên, do đó Ngân hàng cần phải tận dụng tối đa những nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế để phục vụ mục tiêu kinh doanh.

Ta thấy vốn huy động có xu hướng tăng đều qua 3 năm; năm 2008 nguồn vốn huy động tăng mạnh, gấp 3,5 lần so với năm 2007. Cụ thể, năm 2007 vốn huy động đạt 44.575 triệu đồng, chỉ chiếm 22,76% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn do Chi nhánh vẫn còn non trẻ, hoạt động trên địa bàn chưa lâu nên số lượng khách hàng vẫn còn rất ít, kèm theo đó là số lượng tổ chức tín dụng trên địa bàn nhiều, sự cạnh tranh hết sức gay gắt nên số vốn huy động được chưa cao.

Năm 2008, nguồn vốn này tăng thêm 110.002 triệu đồng đạt 154.577 triệu đồng, tăng 246,78% so với năm 2007. Tình hình lạm phát trong nước cộng với khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến việc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ gây ra sự căng thẳng về thanh khoản của các Ngân hàng thương mại; đây cũng là năm lãi suất biến động nhiều nhất từ trước đến nay với 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, nửa đầu năm 2008 Ngân hàng Nhà nước liên tục tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tăng thêm vào đó chỉ số VN-Index có chiều hướng sụt giảm liên tục (kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12/2008 chỉ số VN-Index đã xuống dưới ngưỡng 300, chỉ còn 299,68 điểm(5)) làm cho nhà đầu tư lo ngại, rút bớt tiền ra khỏi thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho Chi nhánh thu hút vốn, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong năm này (chiếm đến 68,91% trong tổng nguồn vốn), điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của Chi nhánh trong việc huy động vốn, vì hầu hết các Ngân hàng trên địa bàn đều sử dụng chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển.

Năm 2009, vốn huy động vẫn tăng hơn so với năm 2008, đạt 202.783 triệu đồng, tăng 48.206 triệu đồng tương ứng tăng 31,19% nhưng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn chỉ chiếm 46,29%, giảm hơn so với năm 2008. Tình hình khủng hoảng kinh tế năm 2008, đầu năm 2009 đã buộc Chính phủ ban hành một loạt biện pháp kích cầu để chống lại nguy cơ suy giảm kinh tế, trong đó hoạt động cho vay được nới lỏng để kích thích sản xuất tiêu dùng, điều này làm cho vốn huy động tuy tăng nhưng nhu cầu vốn cho vay lại tăng nhanh hơn, do đó tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn giảm.

7Vốn điều chuyển

Ngân hàng không thể đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động do đó vốn điều chuyển là nguồn vốn không thể thiếu. Không chỉ riêng VIB – Chi nhánh An Giang, mà hầu hết các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, vốn điều chuyển là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Khi Chi nhánh có nhu cầu Hội sở sẽ chuyển vốn đến để hỗ trợ và Chi nhánh phải trả lãi sử dụng vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động vốn tại chỗ. Nếu muốn gia tăng lợi nhuận,

Chi nhánh phải cố gắng huy động vốn tại chỗ, giảm đến mức thấp nhất có thể nguồn vốn điều chuyển.

Năm 2007 vốn điều chuyển đến của Ngân hàng là 151.230 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,24% trong tổng nguồn vốn. Dù còn mới trên địa bàn nhưng với sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng và mối quan hệ giữa một số khách hàng trên địa bàn với các Chi nhánh khác của VIB nên Chi nhánh vẫn huy động được một nguồn vốn nhất định, nhưng nguồn vốn huy động chỉ đáp ứng được một phần ít doanh số cho vay của Chi nhánh, làm tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn cao.

Năm 2008 với những chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hạn chế tăng trưởng tín dụng và nguồn vốn huy động tăng nhanh nên Ngân hàng sử dụng ít nguồn vốn điều chuyển, tỷ trọng vốn điều chuyển năm này chỉ chiếm 31,09% trên tổng nguồn vốn. Cụ thể, vốn điều chuyển đến Ngân hàng năm 2008 là 69.736 triệu đồng, giảm 81.494 triệu đồng tương đương giảm 53,89% so với cùng kỳ năm trước.

Sang năm 2009, tín dụng được nới lỏng cùng chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã làm nhu cầu vốn trong thị trường tăng nhanh, vốn huy động của Ngân hàng tiếp tục tăng nhưng chỉ đáp ứng được xấp xỉ nửa nhu cầu vốn nên nguồn vốn điều chuyển đến tăng nhanh chóng, đạt 235.330 triệu đồng, tăng 165.594 triệu đồng tương ứng tăng 237,46% so với năm 2008 và chiếm 53,71% tỷ trọng tổng nguồn vốn.

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh có sự thay đổi qua mỗi năm. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh tăng trưởng tương đối ổn định và có hiệu quả nhưng so với các Ngân hàng khác trong khu vực thì mức độ huy động vẫn còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho vay của Chi nhánh. Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh tăng giảm không ổn định.Việc vốn điều chuyển vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn là một hạn chế rất lớn của Chi nhánh, điều này chứng tỏ Chi nhánh còn phụ thuộc rất nhiều vào Hội sở, không có sự độc lập trong hoạt động. Nhận thức được điều đó nên dù sự cạnh tranh huy động vốn giữa các Ngân hàng trên địa bàn hết sức gay gắt nhưng Chi nhánh đã cố gắng hơn nữa trong huy động, chú trọng khâu quảng cáo, tiếp thị hình ảnh, tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.

4.1.2 Cơ cấu vốn huy động tại VIB – Chi nhánh An Giang từ 2007 đến 2009:

Vốn để các TCTD tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của mình không chỉ riêng nguồn vốn tự có hay vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên mà chủ yếu là nguồn vốn huy động được. Do đó có thể nói hoạt động huy động vốn có tác động rất lớn đến các tổ chức tín dụng – là khâu quan trọng tạo nên vị thế vững chắc trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ở An Giang, vốn nhàn rỗi trong dân cư còn tồn đọng khá nhiều, nhu cầu về vốn của cá nhân cũng như của doanh nghiệp ngày càng lớn, trở thành nhu cầu thiết yếu trong chu trình phát triển sản xuất; điều này đã thúc đẩy ngân hàng phát huy công tác huy động vốn, góp phần mở rộng kinh doanh và tăng cường vốn cho nền kinh tế; bên cạnh đó cũng góp phần ổn định nguồn vốn, giảm thiểu tối đa việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở xuống Chi nhánh.

Để huy động được vốn, trong những năm qua, Chi nhánh có những biện pháp tích cực để thu hút vốn nhàn rỗi bằng rất nhiều loại hình huy động như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, tiền gửi rút gốc linh hoạt… Mỗi khoản

mục nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả… Do đó, Ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để có thể đưa ra những chiến lược huy động linh hoạt trong từng thời kỳ để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và hạ thấp chi phí đầu vào cho Ngân hàng.

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau VIB An Giang đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền ở Ngân hàng. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua mỗi năm. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tiến triển tốt, công tác huy động đạt hiệu quả năm sau cao hơn năm trước.

Cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG QUA 3 NĂM TẠI NGÂN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi TCTD khác 0 0,00 71.048 45,96 2.051 1,01 71.048 - -68.997 -97,11 Tiền gửi của các TCKT 4.322 9,70 29.831 19,30 71.010 35,02 25.509 590,21 41.179 138,04 Tiền gửi của Cá nhân 38.649 86,70 53.063 34,33 116.065 57,24 14.414 37,29 63.002 118,73 Tiền ký quỹ 92 0,21 635 0,41 2.357 1,16 543 590,22 1.722 271,18 Phát hành GTCG 1.512 3,39 0 0,00 11.300 5,57 -1.512 -100 11.300 - Tổng 44.575 100 154.577 100 202.783 100 110.002 246,78 48.206 31,19

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản quy đổi của Chi nhánh từ 2007 đến 2009)

Nhìn chung vốn huy động của Ngân hàng tăng đều qua các năm, năm 2007 vốn huy động đạt 44.575 triệu đồng; năm 2008 đạt 154.577 triệu đồng, tăng 246,78% so với năm 2007; năm 2009 đạt 202.783 triệu đồng, tăng 31,19% so với năm 2008. Để thấy rõ tỷ trọng của những khoản mục cấu thành nguồn vốn huy động ta sẽ quan sát 3 biểu đồ sau:

TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

Ta nhận thấy qua mỗi năm cơ cấu vốn huy động lại có sự thay đổi khác biệt. Các khoản mục vốn huy động có xu hướng tăng giảm không ổn định, chỉ khoản mục tiền gửi của các TCKT và tiền gửi của Cá nhân là có xu hướng tăng trưởng ổn định qua các năm. Bên cạnh đó, khoản mục tiền ký quỹ cũng có xu hướng tăng trưởng khá đều nhưng lại chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu vốn huy động.

Cụ thể năm 2007, tiền gửi của Cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng – 86,71% ; năm 2008 mặc dù tiền gửi của Cá nhân vẫn tăng nhưng chiếm tỷ trọng cao nhất lại là tiền gửi của các TCTD khác – 45,96% cơ cấu vốn huy động. Năm 2009, tiền gửi Cá nhân tăng gấp 2 lần so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 57,24% trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng.

Để thấy được cụ thể tình hình huy động vốn, ta sẽ đi sâu vào phân tích từng khoản mục:

7Tiền gửi của các TCTD khác

Đây là khoản tiền các TCTD khác gửi tại VIB – Chi nhánh An Giang để thuận tiện việc thanh toán. Khoản mục này cũng thể hiện sự liên kết trong hoạt động của Chi nhánh với các TCTD khác. Bảng sau đây thể hiện chi tiết khoản mục này:

Bảng 4.6: TIỀN GỬI CỦA CÁC TCTD KHÁC ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi không KH 0 0 3.749 5,28 1.849 90,15 3.749 - -1.900 -50,68 Tiền gửi có kỳ hạn 0 0 67.299 94,72 202 9,85 67.299 - -67.097 -99,70 Tổng 0 0 71.048 100 2.051 100 71.048 - -68.997 -97,11

(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản VIB An Giang từ 2007 đến 2009)

Rõ ràng khoản mục này có sự tăng giảm không ổn định, năm 2007 không có TCTD nào gửi tiền tại Chi nhánh, năm tiếp theo đã tăng lên 71.048 triệu đồng chiếm 45,96% – là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động. Năm 2009 chỉ đạt 2.051 triệu đồng giảm đến 68.997 triệu đồng tương đương giảm 97,11% so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng thấp nhất, khoản 1,01% trong cơ cấu vốn huy động. Cơ cấu khoản mục này cũng không có chiều hướng ổn định giữa tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn.

Năm 2007, mới đi vào hoạt động nên Chi nhánh chưa có nhiều liên kết trong việc thanh toán với các TCTD khác, bên cạnh đó đây cũng là năm kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, không bị hạn chế tăng trưởng tín dụng nên nguồn vốn được các Ngân hàng tận dụng để cho vay và thanh khoản. Sang năm 2008 tiền gửi các TCTD tăng nhanh chóng do Ngân hàng đã bắt đầu có sự liên kết thanh toán với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh đó đây là năm lãi suất tiền gửi tăng liên tục, các Ngân hàng nỗ lực thu hút vốn để tăng khả năng thanh khoản, việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước làm các Ngân hàng thương mại phải gửi một số tiền nhàn rỗi vào

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)