Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 55 - 60)

Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn, Ngân hàng ngày càng đẩy mạnh công tác cho vay đến tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Ngân hàng đã đưa ra rất nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng phù hợp với từng loại hình, thành phần kinh tế khác nhau tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng. Để nắm rõ hơn doanh số cho vay của Ngân hàng ta sẽ xem xét doanh số cho vay theo thời hạn và doanh số cho vay theo ngành kinh tế.

7Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Bảng 5.3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN

ĐVT: Triệu đồng So sánh chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 207.802 876.586 1.439.501 668.784 321,84 562.915 64,22 Trung hạn 17.220 6.764 6.964 -10.456 -60,72 200 2,96 Dài hạn 700 8 4.910 -692 -98,86 4.902 61.275,00 Tổng 225.722 883.358 1.451.375 657.636 291,35 568.017 64,30

(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản 3 năm 2007 – 2009 của Chi nhánh)

Doanh số cho vay theo thời hạn phản ánh cho ta biết tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn so với tổng doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm.

Biểu đồ 5.4: TỶ TRỌNG DSCV THEO THỜI HẠN TẠI VIB AN GIANG QUA 3 NĂM TỪ 2007 ĐẾN 2009

Qua biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn của Ngân hàng. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 92,06%, năm 2008 tỷ trọng này tăng lên, chiếm đến 99,223% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn có giảm nhưng rất ít, chiếm 99,18%. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn nên được nhiều khách hàng lựa chọn, thông thường đối với các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hoạt động sản xuất của họ đều mang tính chu kì, vì vậy họ có nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của mình, bên cạnh đó thời hạn cho vay càng dài thì rủi ro càng cao nên với thời hạn cho vay ngắn Ngân hàng sẽ có thể thu hồi vốn nhanh, quay vòng đồng vốn của mình nhanh hơn, rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Ta thấy rõ phương hướng cho vay của Chi nhánh nghiêng về cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh luôn lớn hơn 90%. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 207.802 triệu đồng, năm 2008 đạt 876.586 triệu đồng tương đương tăng 321,84% so với năm 2007, đến năm 2009 co số này đã là 1.439.501 triệu đồng tăng tương đương 64,21% so với năm 2008.

Về cho vay trung hạn, mục đích của khách hàng vay trung hạn tại Chi nhánh nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng mua sắm thiết bị cho phân xưởng hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên… Các khoản cho vay trung hạn có thời gian thu hồi vốn tương đối lâu lại có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, năm 2007 đạt 17.220 triệu đồng, năm 2008 giảm xuống còn 6.764 triệu đồng tương đương giảm 60,72% so với năm 2007, năm 2009 tăng lên 6.964 triệu đồng tăng tương ứng 2,96% so với năm 2008.

Về cho vay dài hạn, Chi nhánh hạn chế cho vay vì đây là khoản vay chủ yếu dùng để xây dựng, mua xe… đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro. Năm 2007 doanh số cho vay dài hạn đạt 700 triệu đồng, năm 2008 giảm còn 8 triệu đồng – đây là khoản Ngân hàng giải ngân tiếp cho khách hàng từ đợt cho vay năm trước; sang năm 2009 doanh số này tăng lên 4.910 triệu đồng .Ta thấy rằng chỉ tiêu này tăng giảm không đồng đều, cho thấy đây không phải là nhóm khách hàng trọng tâm mà Chi nhánh hướng đến, Chi nhánh chỉ cho vay khi thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ, giá trị cầm cố hoặc thế chấp của khách hàng tương đối lớn và những khách hàng này đã từng có quan hệ tín dụng tốt với Ngân hàng.

7Doanh số cho vay theo loại hình cho vay

Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả cao và có thể đánh giá chính xác tình hình cho vay của Ngân hàng ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn thì việc phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh là không thể thiếu.

Bảng 5.5: DOANH SỐ CHO VAY THEO LOẠI HÌNH CHO VAY

ĐVT: Triệu đồng So sánh chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 51.916 88.336 261.248 36.420 70,15 172.912 195,74 SX – KD 133.176 724.354 1.015.963 591.178 443,91 291.609 40,26 Khác 40.630 70.669 174.165 30.039 73,93 103.496 146,45 Tổng 225.722 883.358 1.451.375 657.636 291,35 568.017 64,30

(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản 3 năm 2007 – 2009 của Chi nhánh)

TẠI VIB AN GIANG TRONG 3 NĂM (2007 – 2009) Biểu đồ 5.6: TỶ TRỌNG DSCV THEO LOẠI HÌNH CHO VAY

Với đối tượng khách hàng chủ lực mà VIB hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên ta thấy cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Ở Chi nhánh cho vay sản xuất kinh doanh chủ yếu thuộc các ngành: kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh lương thực (chủ yếu là xay xát, gia công, mua bán gạo xuất khẩu…),... Năm 2007 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh đạt 133.176 triệu đồng chiếm 59% tổng doanh số cho vay của Chi nhánh; năm 2008 tăng lên gấp 5,4 lần so với năm 2007, đạt 724.354 triệu đồng tương đương tăng 591.178 triệu đồng chiếm đến 82% doanh số cho vay; sang năm 2009 doanh số này tiếp tục tăng lên 1.015.963 triệu đồng tương ứng tăng 40,26% so với năm 2008 nhưng tỷ trọng của nó trong doanh số cho vay lại giảm nhẹ, còn 70%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế ở địa bàn tỉnh thời gian gần đây hết sức phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả nên nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là tất yếu, số lượng doanh nghiệp liên tục được thành lập cộng với số doanh nghiệp sẵn có trên địa bàn thì nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh luôn là rất lớn. Mặt khác do Ngân hàng đã tạo được uy tín và lãi suất cho vay tại Ngân hàng thường thấp hơn các Ngân hàng khác trên địa bàn là lợi thế để thu hút khối lượng lớn khách hàng doanh nghiệp. Bên

nên Ngân hàng đã đa dạng hóa nhiều sản phẩm cho vay phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nằm trên địa bàn tỉnh An Giang, một tỉnh có nền nông nghiệp lâu đời thì những khoản cho vay nông nghiệp là không thể thiếu, đây là ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng cho vay lớn thứ hai sau cho vay sản xuất kinh doanh. Nhưng một phần do Ngân hàng chưa có phòng giao dịch ở các huyện trên địa bàn tỉnh mà chỉ có Chi nhánh đặt ngay trung tâm thành phố Long Xuyên nên chưa có nhiều mối quan hệ với những hộ nông dân; một phần vì cho vay nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mà gần đây thời tiết diễn ra bất thường, thường xuyên diễn ra hạn hán, lũ lụt,… bên cạnh đó bệnh dịch trên cây trồng, vật nuôi cũng diễn biến phức tạp nên cho vay nông nghiệp rất rủi ro, Chi nhánh cho vay chủ yếu để nuôi cá da trơn, mua bán vật tư nông nghiệp như: các loại phân bón, thuốc trừ sâu…. Doanh số cho vay nông nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 51.916 triệu đồng, chiếm 23% doanh số cho vay. Sang năm 2008, tỷ trọng này giảm xuống còn 10%, đạt 88.336 triệu đồng, tăng 36.420 triệu đồng tương đương tăng 70,15% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2009, doanh số này đạt 261.248 triệu đồng tăng 195,74% so với năm 2008, chiếm 18% tổng doanh số cho vay.

Doanh số cho vay các ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Đối tượng của các ngành này là: cho vay tiêu dùng cán bộ viên chức, cho vay sửa chữa nhà,… Chủ yếu là cho vay dưới hình thức tín chấp nhằm góp phần nâng cao mặt bằng đời sống cho người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Với mục đích cho vay phục vụ đời sống, tạo điều kiện cho người vay cải thiện đời sống và có khả năng trả nợ ngân hàng nên thời hạn cho vay các đối tượng này thường là trung hạn. Năm 2007 đạt 40.630 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18% trong tổng doanh số cho vay, năm 2008 đạt 70.669 triệu đồng tăng tương đương 73,93% so với năm 2007 chỉ chiếm 8% trong doanh số cho vay của Ngân hàng, năm 2009 doanh số này đạt 174.165 triệu đồng tăng tương đương 146,45% so với năm 2008, tỷ trọng tăng lên nhưng không đáng kể, chiếm 12% doanh số cho vay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 55 - 60)