Đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu 237774 (Trang 86 - 92)

Mặc dù đã gia nhập ASEAN, nhng các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Thái Lan và các nớc trong khu vực cha thực sự gắn kết, nói cách khác Việt Nam cha hoàn toàn gia nhập vào thị trờng tài chính khu vực, do đó khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực bắt đầu từ Thái Lan ít tác động đến Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta ít quan tâm đến sự kiện kinh tế nghiêm trọng này. Hội nghị trung ơng 4 (Khoá VII) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã

nhận thức rằng: “...tác động của cuộc khủng hoảng đang lan rộng trong khu vực và trên thế giới, sẽ là những thử thách lớn đối với chúng ta trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội– ”.

Trên thực tế, mặc dù không bị tác động trực tiếp, nhng Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hởng gián tiếp: do đồng Bạt mất giá nên hàng xuất khẩu của Việt Nam bị Thái Lan cạnh tranh mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam của Thái Lan giảm hẳn, trong khi đó hàng hoá Thái Lan lại tràn ngập thị trờng Việt Nam. Năm 1997, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 195 triệu USD, còn nhập khẩu lên tới 420 triệu USD.

Bên cạnh đó việc hàng loạt các nớc Đông Nam á rơi vào tình trạng khủng hoảng đã làm cho môi trờng đầu t khu vực xấu đi, trong đó có Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam cũng bị cạnh tranh dữ dội trên thị trờng quốc tế.

Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Thái Lan cũng đã đặt ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc phòng ngừa các nguy cơ dẫn tới khủng hoảng của Việt Nam.

- Thứ nhất: Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt đ- ợc những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội. Mặc dù vậy, chúng ta cần phải chú ý phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn mất cân đối trong nền kinh tế. Bài học của Thái Lan cho thấy rõ, các nhà hoạch định chính sách đã chủ quan trong việc đề phòng và ngăn ngừa những nguy cơ khủng hoảng trong thời đại toàn cầu hoá với những quy luật phát triển rất phức tạp.

- Thứ hai: Trong nỗ lực thúc đẩy tăng trởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, chắc chắn chúng ta cần phải huy động đợc các nguồn lực từ bên ngoài, song không nên quá lệ thuộc vào nguồn vốn đầu t của nớc ngoài. Chúng ta cần chủ động hội nhập, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực. Có nh thế chúng ta mới có thể đứng vững trong bối cảnh của nền kinh tế thị trờng tự do cạnh tranh với rất nhiều quy luật kinh tế khắc nghiệt. Tất nhiên phát huy nội lực không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của các nguồn lực từ bên ngoài. Trái lại đề cao vai trò

của nội lực phải đồng thời với việc mở rộng quan hệ đối ngoại trong xu thế hoà bình, hợp tác, hữu nghị và cùng phát triển.

- Thứ ba: song song với việc đẩy nhanh tốc độ tăng trởng kinh tế chúng ta cũng cần phải chú ý đến các mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội nh: giải quyết việc làm, nâng cao chất lợng giáo dục, y tế, đảm bảo về môi trờng sống … Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan là một bài học đắt giá cho các nớc đang phát triển: Sự phát triển của một đất nớc không chỉ lấy sự tăng trởng kinh tế ra làm thớc đo.

- Thứ t: Để hội nhập thành công và ngăn ngừa các nguy cơ khủng hoảng, Việt Nam cũng cần phải từng bớc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi và soạn thảo thêm các bộ luật về kinh doanh vừa để thu hút đầu t nớc ngoài, vừa để quản lý kinh tế hiệu quả.

* Tiểu kết:

Trong suốt hơn 3 thập kỷ thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Thái Lan đã huy động tất cả mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu gia nhập vào câu lạc bộ các nớc công nghiệp mới, chậm nhất là vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Cũng vì mục tiêu đó, Thái Lan đã tỏ ra nóng vội trong việc hoạch định chiến lợc đẩy nhanh tốc độ tăng trởng kinh tế mà không quan tâm chú ý đến các khuyết tật nảy sinh trong quá trình phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ nổ ra ở Thái Lan là bài học sâu sắc về sự phát triển và bền vững. Qua cuộc khủng hoảng này đã cho thấy những nỗ lực “sửa sai” không biết mệt mỏi của ngời Thái. Với chính sách “Thắt lng buộc bụng” và phong trào “đồng cam cộng khổ”, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Thái Lan đã từng bớc thoát ra đợc cuộc khủng hoảng. Sau hai năm bị cuốn vào vòng xoáy của cơn bão tài chính – tiền tệ châu á, vào giữa năm 1999 kinh tế Thái Lan đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trởng trở lại. Cùng với Hàn Quốc, Thái Lan

là một trong hai quốc gia giải quyết cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất.

Đối với Thái Lan cuộc khủng hoảng nh một điểm dừng đúng lúc sau một thời kỳ dài đạt đợc sự tăng trởng kinh tế nhanh nhng không bền vững. Đây cũng là thời điểm phù hợp để ngời Thái tự nhìn nhận lại thực lực kinh tế của mình, định vị lại vị thế của mình trên trờng quốc tế để có những chiến lợc phát triển phù hợp hơn cho tơng lai.

Đối với Việt Nam, tuy không chịu nhiều ảnh hởng từ cuộc khủng hoảng nhng chúng ta đã thu đợc những bài học quý báu mà những bài học này Thái Lan và các nớc trong khu vực đã phải trả một giá đắt. Muốn phát triển và hội nhập thành công, Việt Nam vừa phải huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trởng kinh tế, vừa phải có chính sách ngăn chặn và phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng một cách kịp thời và hợp lý, tránh lặp lại những bài học từ Thái Lan.

Kết luận

Hơn 700 năm tồn tại ở Đông Nam á với t cách là một quốc gia, Thái Lan luôn tạo đợc vị thế và dấu ấn riêng trong lịch sử châu á. Trong khi phần lớn các quốc gia châu á lần lợt bị biến thành thuộc địa của thực dân phơng Tây vào nửa sau thế kỷ XIX, thì Thái Lan (cùng với Nhật Bản) nhờ chính sách đối nội và đối ngoại khôn khéo nên về cơ bản đã giữ đợc nền độc lập chính trị của mình. Từ cuối thế kỷ XIX cho tới nay, Thái Lan đợc đánh giá là một trong những quốc gia năng động và có khả năng thích ứng nhanh đối với sự biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới.

Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX trở đi, ngời Thái lại trở thành một trong những tâm điểm gây chú ý của d luận kinh tế quốc tế bằng tốc độ tăng tr- ởng kinh tế thuộc vào loại cao nhất thế giới. Đông đảo các nhà nghiên cứu, trong đó có không ít các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chiến lợc đã kéo đến Thái Lan để tận mắt chứng kiến những thay đổi kỳ diệu đang diễn ra ở quốc gia Phật giáo này.

Thế nhng, cũng đúng vào lúc d luận quốc tế đang ra sức ca ngợi Thái Lan nh một biểu tợng phát triển mới ở châu á, thì ngời Thái lại tiếp tục gây chấn động d luận quốc tế bằng sự bùng nổ của một cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ hết sức trầm trọng.

Nếu nh trớc đây, các chuyên gia kinh tế thế giới đến Thái Lan để tìm hiểu, phân tích nền kinh tế Thái Lan nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công của nền kinh tế đó thì nay họ cũng đến Thái Lan nhng là để làm rõ căn nguyên dẫn đến sự khủng hoảng của một trong những mô hình kinh tế điển hình ở châu á.

Sau những thành tựu khá ấn tợng đạt đợc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngời Thái đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch gia nhập câu lạc bộ những nớc công nghiệp mới vào đầu thế kỷ XXI. Trên thực tế, đó không phải là mục tiêu quá xa vời của Thái Lan nếu xét về thực lực kinh tế của họ trong những năm 80 của thế kỷ XX, nhất là khi Thái Lan còn nhận đợc sự hỗ trợ đắc lực của hai đồng minh kinh tế - chính trị lớn là Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, chính “khát vọng hoá Rồng” một cách nóng vội đã đẩy ngời Thái đi chệch hớng trong cuộc hành trình gia nhập vào câu lạc bộ các nớc công nghiệp mới. Không những thế, sự phát triển nóng vội ấy đã bị trả giá bằng một cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lớn nhất trong lịch sử hơn 60 năm tồn tại của nền quân chủ lập hiến.

Cuộc khủng hoảng đã bộc lộ nhiều điểm yếu trong hệ thống kinh tế - chính trị ở Thái Lan, đó là kết quả của một thời kỳ dài tích tụ các nguy cơ khủng hoảng. Điều này đã đợc Thủ tớng Xuôn Lịchphai thừa nhận “Ngời Thái đã quá hài lòng thoả mãn trong thời kỳ tăng trởng kinh tế nhanh và quên đi nhiều nhiệm vụ quan trọng để thích ứng với môi trờng toàn cầu đang thay đổi. Mặc

dù Thái Lan đã thu hút các dòng vốn to lớn với lãi suất thấp nhng chúng ta không đợc đầu t đúng đắn và với sự thận trọng cần thiết. Ngời Thái đã sao nhãng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Và điều quan trọng hơn là dù đã đạt đợc thành tựu kinh tế Thái Lan đã không kiểm tra nền tảng chính trị và quản lý nhà nớc của mình, đã không thành công trong việc tấn công các vấn đề nh sự phi hiệu quả của hệ thống chính quyền, thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm”[43; 89].

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Thái Lan và là “ngòi nổ” của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á. Hai năm vật lộn với cuộc khủng hoảng đã làm cho nền kinh tế Thái Lan suy kiệt, môi trờng đầu t xấu đi, uy tín của Thái Lan trên trờng quốc tế bị giảm sút. Niềm tin vào một mô hình phát triển lý tởng đã bị sụp đổ, cuộc khủng hoảng đã phơi bày những giá trị thực của nền kinh tế Thái Lan. Từ chỗ là mô hình phát triển lý tởng cho nhiều quốc gia học tập, sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, Thái Lan trở thành bài học kinh nghiệm sâu sắc mà các nớc đang phát triển quyết tâm sẽ không để lặp lại trong tiến trình hội nhập và phát triển của mình. Đó là bài học về sự chủ động trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các nguy cơ khủng hoảng, hớng tới mục tiêu phát triển ổn định và bền vững.

ở một góc nhìn lạc quan hơn, nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng lại là một “cơ hội” để ngời Thái định vị lại vị thế kinh tế thực sự của mình. Sự khủng hoảng của nền kinh tế Thái Lan là hệ quả bắt nguồn từ những khuyết tật trong hệ thống kinh tế - chính trị của đất nớc. Chính vì vậy, cuộc khủng hoảng càng thôi thúc các nhà lãnh đạo cần nhanh chóng tiến hành những cải cách kinh tế, chính trị nhằm tìm ra một mô hình phát triển phù hợp hơn đối với Thái Lan.

Kết quả là sự ra đời của Hiến pháp 1997, cơ sở cho những đạo luật cải cách kinh tế, chính trị quan trọng trong và sau cuộc khủng hoảng. Chính những đạo luật cải cách đã thể hiện nỗ lực của Thái Lan trong việc tự do hoá nền kinh tế và dân chủ hoá nền chính trị đất nớc.

Bớc sang những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù khát vọng “hoá Rồng” cha trở thành hiện thực nhng ngời Thái đã rút ra đợc nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ cuối thế kỷ XX. Tốc độ tăng trởng của nền kinh tế bắt đầu chậm lại, ngời Thái quan tâm nhiều hơn đến các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy còn phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm bớt sự lệ thuộc vào nớc ngoài để phát triển bền vững hơn và vợt qua những thử thách gay gắt để ổn định tình hình chính trị trong nớc, nhng với sự phát triển đúng hớng, Thái Lan sẽ tiếp tục khẳng định lại vị thế của mình trên trờng quốc tế.

Rõ ràng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan không chỉ hoàn toàn gây ra những tác động tiêu cực. Đặc biệt từ cuộc khủng hoảng này, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam sẽ rút ra đợc bài học kinh nghiệm bổ ích để phát triển và hội nhập thành công. Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang gia tăng ngày càng mạnh mẽ, những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan vẫn còn nguyên giá trị và mang ý nghĩa thời sự sâu sắc đối với mọi quốc gia.

Một phần của tài liệu 237774 (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w