Những quan điểm cơ bản.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 64 - 68)

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐẦUTƯ ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ

1. Những quan điểm cơ bản.

Quan điểm 1: Đầu tư cho đổi mới công nghệ phải trở thành nhu cầu tự thân và sống còn của các doanh nghiệp, của các ngành kinh tế muốn tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ở phần lớn các nước phát triển và những nước đang có tiềm lực công nghệ và đổi mới công nghệ cao, doanh nghiệp không chỉ là nơi tạo ra cung sản phẩm công nghệ. Để làm được điều này, các doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực lớn thường tự tổ chức ra những đơn vị nghiên cứu và triển khai để thực hịên các hoạt động khoa học công nghệ trực tiếp đáp ứng nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì các doanh nghiệp nhận thức được rằng trong kinh tế thị trường và trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt,đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng nhanh và hiệu quả những thành tưụ mới của KH&CN là giải pháp hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp có thể tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh duy trì thị phần của mình, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và tiếp tục phát triển.

Các cơ chế và chính sách giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ trong thời gian tới phải nhằm tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô có tính cạnh tranh cao, sao cho "kích thích" được nhu cầu của chính các doanh nghiệp, của toàn nền kinh tế trong việc đổi mới công nghệ. Nói một cách khác, có thể coi môi trường cạnh tranh và sức ép cạnh tranh của hội nhập quốc tế là một động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân đầu tư cho đổi mới công nghệ. Kinh nghiệm để cho thấy, một khi môi trừơng kinh tế vĩ mô vẫn tạo điều kiện để doanh nghiệp tồn tại nhờ bao cấp, bảo hộ không chịu sức ép cạnh tranh, không cần phải đầu tư đổi mới công nghệ thì các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN cũng như ứng dụng công nghệ cho dù là có tốt đến mấy cũng sẽ không thể phát huy tác dụng. Kinh nghiệm của nhiều ngành kinh tế và doanh nghiệp thành công trong thời gian qua cho thấy việc mạnh dạn đầu tư cho công nghệ, nghiên cứu đổi mới công nghệ trong sản xuất và đời sống đã giúp cho nhiều doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường, đạt được hiệu quả cao và phát triển mạnh trong thời gian dài

Quan điểm 2: Để tạo sự đồng bộ trong các cơ chế, chính sách của nhà nước thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, một mặt cần kết hợp thực hiện nhiều nhóm cơ chế, chính sách khác nhau, vừa phải tạo động lực đầu tư, vừa phải sử dụng các công cụ chính sách cụ thể có liên quan tới quá trình đầu tư. Mặt khác, cần sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các nhóm cơ chế, chính sách sao cho phù hợp vứi tiến trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn tới.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ được áp dụng thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao là do các cơ chế này chưa đi kèm với môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh để buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới đầu tư vào lĩnh vực này, hơn nữa các cơ chế , chính sách về KH&CN chưa được thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, dẫn đến hiệu quả của việc thực thi chính sách bị hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ nhóm các cơ chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư cho KH&CN. Mặt khác, cần có sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan nhà nước để những cơ chế, chính sách và giải pháp được ban hành được thực thi trên thực tế, được đánh giá kịp thời và sửa đổi bổ sungcho phù hợp khi tình hình và bối cảnh kinh tế thay đổi.

Quan điểm 3: Công nghệ là sản phẩm mang tính chất hàng hoá công cộng, vì vậy rất cần có vai tro điêù tiết của nhà nước. Tuy nhiên, cần có quan điểm đổi mới về vai trò của nhà nước với việc thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ.

Xu hướng chung trên thị trường công nghệ thế giới hiện nay là nhà nước ngày càng hạn chế can thiệp trực tiếp vào quyền quyết định của các chủ thể tham gia thị trường. Trên thị trường công nghệ, nhà nước chỉ đóng vai trò xúc tác, tạo những khung khổ thể chế và hoạt động luật lệ thị trường hoạt động, mặt khác có cơ chế để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia và thực hiện những công cụ dể đảm bảo phải thực hiện các nghĩa vụ được các

luật pháp quy định. Chính vì vậy, để thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ nhà nước cần một mặt tập trung tạo môi trường luật pháp thuận lợi, ban hành những cơ chế , chính sách khuyến khích (hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để tác động có hiệu quả tới hành vi của các nhà đầu tư, tạo điều kiện hình thành thị trường sản phẩm công nghệ. Nói cách khác, trong bối cảnh hiện nay, nhà nước chủ yếu đóng vai trò xúc tác , hỗ trợ chứ không nên thay đổi doanh nghiệp trực tiếp đầu tư cho nghiên cưú đổi mới công nghê.

Quan điểm 4: Cơ chế, chính sách giải pháp thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghê phải gắn với việc nâng cao năng lực tiếp thu, sử dụng các sản phẩm công nghệ.

Yếu tố công nghệ là rất quan trọng, nhưng không phải cứ có công nghệ là sẽ giải qyết hết những khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế không phải công nghệ cao và hiện đại lúc nào cũng đi kèm với hiệu quả kinh tế, nói cách khác,có công nghệ cao phải đi liền với công nghệ có nguồn nhân lực thích hợp để hấp thụ và sử dụng một cách có hiệu quả công nghệ thì tác động của yếu tố công nghệ đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đảm bảo. Chính vì vậy, các cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ một mặt phải đảm bảo để các sản phẩm của công nghệ sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài được các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp quàn chúng biết đến có khẳ năng tiếp cận. Mặt khác, phải có biện pháp kết hợp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của doanh nghiệp và của toàn bộ xã hội sao cho họ có đủ năng lực và trình độ để ứng dụng hiệu quả công nghệ được đầu tư.

Quan điểm 5: Việt Nam có tới 70% dân số sống ở nông thôn, đồng thời các doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn có quy mô trình độ công nghệ yếu. Vì vậy, các cơ chế , chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong thời gian tới cần chú ý nhóm đối tượng này, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông ngiệp sang cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, han chế trong việc tự mình thực hiện đổi mới công nghệ. Vì vậy, để thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước một mặt cần tạo động lực và điều kiện để các doanh nghiệp lớn có năng lực tự nghiên cứu đổi mới công nghệ. Mặt khác, nhà nước cần có cơ chế, chính scách đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa có động lực và điều kiện hướng tới đổi mới công nghệ và tham gia đầu tư đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w