Các nhân tố cản trợ quá trình đầutư đổimới công nghệ của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 45 - 47)

I. THỰC TRẠNG ĐẦUTƯ ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA

3. Các nhân tố cản trợ quá trình đầutư đổimới công nghệ của các doanh nghiệp

cứu với nhiều công ty con và công ty vệ tinh.

Tuy nhiên, tiềm năng đầu tư đổi mới công nghệ và tham gia các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai vẫn còn bị hạn chế một phần do cơ chế quản lý hiện hành. Cơ chế tổ chức và quản lý đối với các viện nghiên cứu và các cán bộ khoa học công nghệ còn gò bó theo cơ chế hành chính bao cấp làm cho bản thân các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các trường đại học, chưa bị thúc đẩy phải kết dính với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biến những kết quả nghiên cứu có triển vọng thành các sản phẩm công nghệ để có thể áp dụng rộng rãi trog sản xuất kinh doanh. Sự phối hợp trong nghiên cứu và đầu tư đổi mới công nghệ của các viện, trường, và doanh nghiệp còn rời rạc chưa có cơ chế hữu hiệu, khuyến khích các viện, nhà khoa học chuyển các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm công nghệ.

Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước và của doanh nghiệp, các nguồn vốn khác ngoài xã hội như của cá nhân, của các nhà đầu tư chưa được chú trọng huy động các kênh huy động và hỗ trợ vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ chưa được khơi thông và đa dạng hoá.

3. Các nhân tố cản trợ quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp doanh nghiệp

Mặc dù số lượng doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ trong thời gian qua chiếm tỷ lệ cao, nhưng các hoạt động này chủ yếu được thực hiện ở quy mô nhỏ, nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện đổi mới công nghệ với quy mô lớn, triệt để nhưng lại gặp phải những khó khăn, cản trở từ bên trong như bên ngoài doanh nghiệp trong đó, các nhân tố cản trở chính bao gồm:

- Thiếu vốn: Đây là nhân tố tác động cản trở lớn nhất đối với quá trình đổi mới của các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp,

ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực sự gặp khó khăn về vốn và huy động vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư đổi mới công nghệ. Trong khi đó, thị trường vốn trung và dài hạn trong nước lại chưa phát triển, chưa có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp. Một số quy định hiện hành trong việc cho vay vốn lại bất cập hoặc đòi hỏi lãi suất vay quá cao, nên không khả thi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.

- Thiếu thông tin công nghệ và thông tin thị trường. Đây là hai nhân tố cản trở quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Hạn chế này một phần cũng do các doanh nghiệp chưa đầu tư thích đáng và có hệ thống cho công tác nghiên cứu thị trường sản phẩm mới công nghệ mới, mặt khác cũng do các công cụ hỗ trợ của Nhà nước về th ông tin chưa được thực sự hoạt động có hiệu quả cản trợ do thiếu thông tin về công nghệ ở đây bao gồm cả những bất cập trong mua sắm trang thiết bị không phù hợp với trình độ công nghệ hiện có ở một số doanh nghiệp.

- Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết. Trình độ đội ngũ cán bọ công nhân kỹ thuật của các doanh nghiệp hiện mới chỉ hạn chế ở năng lực tiếp thu và vận hành công nghệ một cách thụ động. Trong khi đó, năng lực lựa chọn công nghệ, năng lực làm chủ công nghệ kèm theo một số cải tiến nhỏ và năng lực đổi mới công nghệ còn rất yếu kém.

- Thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ bên ngoài. do chưa có một thị trường khoa học công nghệ hoàn chỉnh nên mặc dù đã có cung từ phái các nhà tổ chức nghiên cứu KH&CN trong nước và đượcầu tư phía các doanh nghiệp về các sản phẩm công nghệ nhưng "người bán" và "người mua" chưa có nơi gặp gỡ để trao đổi, mua bán, các dịch vụ chuyên môn như tiếp thị, nghiên cứu thị trường, môi giới giữa bên mua và bên bán còn thiếu và chưa được chú trọng phát triển.

- Quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ phức tạp và kéo dài như đã phân tích ở trên, do các chính sách văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến các ưu đãi cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư ĐMCN. Thiếu tính đầy đủ và rõ ràng, đồng thời, do thái độ làm việc tiêu cực một số cán bộ chức năng nên quy định xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ hiện rất tốn thời gian của doanh nghiệp. Trong khi đó, những ưu đãi này lại chưa thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp.

- Sợ các rủi ro khi đầu tư. Quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều ruủi ro như thời gian hoàn vốn dài, đổi mới bị sao chép do vấn đề bảo hộ quyền sở hữu chưa được thực hiện nghiêm ngặt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bị cản trở bởi tâm lý này khi quyết định tiến hành ĐMCN.

- Một số nhân tố khác như việc thực thi chưa nghiêm túc các quy định pháp luật liên quan đến giám định công nghệ, về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, hay sợ đổi mới phát triển mặt với tình trạng lao động dư thừa…cũng đang cản trở quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tuy nhiên, mức độ cản trở ít hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w