Các nhân tố ảnh hưởng tới đổimới công nghệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 27 - 31)

III. ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đổimới công nghệ

3.1. Quy mô của doanh nghiệp và đổi mới công nghệ

Nhiều nhà kinh tế cho rằng quy mô của doanh nghiệp càng lớn, công nghệ càng tiên tiến thì khẳ năng đổi mới công nghệ cũng cao hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Doanh nghiệp có vốn nên có khả năng chi cho nghiên cứu và phát triển nhiều hơn và thời gian cần thiết để thu hồi vốn trong trong một thời gian có thể dài hơn là doanh nghiệp nhỏ. Phát minh và đổi mới thường đòi hỏi phải mua sắm các thiết bị chuyên dùng đắt tiền và các nhà nghiên cứu thì ngày càng phải chuyên môn hoá sâu và có quan hệ rộng rãi, các điều kiện nghiên cứu và phát triển như thế dễ được sử dụng có hiệu quả hơn ở các doanh nghiệp có quy mô lớn. Doanh nghiệp có quy mô

lớn có thể tiến hành nhiều dự án lớn cho nên rủi ro của từng dự án này có thể được trang trải bằng thành công của các dự án khác.

3.2. Cơ cấu thị trường và đổi mới công nghệ

Nói đến cơ cấu thị trường và đổi mới công nghệ người ta còn nhắc nhiều hơn đến vấn đề đối thủ cạnh tranh. Quan điểm của các nhà kinh tế trước đây cho rằng càng độc quyền càng có nhiều điều kiện để đổi mới công nghệ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và phát triển. Tuy vậy so với vấn đề quy mô thì quyền lực thị trường là phạm trù khó đo và đánh giá được một cách chính xác. Kinh nghiệm của một số nghiên cứu và phát triển tính theo doanh số tăng theo mức độ tập trung. Các điều kiện ra nhập thị trường cũng là một nhân tố cơ cấu quan trọng tác động đến khả năng nghiên cứu cho thấy tỷ trọng nghiên cứu và phát triển tính theo doanh số tăng theo mức độ tập trung. Các điều kiện ra nhập thị trường cũng là một nhân tố cơ cấu quan trọng tác động đến khả năng nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ, đây cần phân biệt hai hình thức gia nhập. Thứ nhất là một doanh nghiệp ra nhập thị trường bằng cách bắt chước kiểu đổi mới sản phẩm của hãng khác hoặc là áp dụng quy trình sản xuất do các hãng khác đổi mới. Hình thức thứ hai là một doanh nghiệp mới gia nhập thị trường bằng cách chủ động tiến hành nhiên cứu hoặc tiếp nhận phương pháp công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm hiện hành. Các điều kiện gia nhập là nhân tố quan trọng tác động đến đổi mới công nghệ và các hãng tham gia thị trường mới đóng góp đáng kể vào việc đổi mới công nghệ.

3.3. Chính sách công và đổi mới công nghệ

Đổi mới công nghệ mang lại lợi ích cho người chủ sáng tạo ra nó và mang lại lợi ích cho xã hội. Lợi ích của người sáng tạo ra công nghệ mới có thể là lợi nhuận hay uy tín xã hội, danh tiếng. Lợi ích của xã hội là tạo ra sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế, khắc phục những hạn chế, sự thiếu hụt các nguồn lực, cải thiện các vấn đề môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội.

Gần đây, một số nhà kinh tế cho rằng hai yếu tố quan trọng cho đổi mới công nghệ là khẳ năng và động cơ đổi mới công nghệ. Yếu tố khả năng đề cập đến năng lực và sự sẵn sàng chấp nhận đầu tư tiền của vào các dự án dài hạn có độ rủi ro cao. Trong trường hợp này các nhà độc quyền thường mạnh về tài chính để trang trải cho nghững dự án dài hạn có độ rủi ro cao. Thực tế này ủng hộ quan điểm của một số nhà kinh tế cho rằng độc quyền là hình thức kinh doanh tạo ra những điều kiện lý tưởng do việc đi sâu vào đổi mới công nghệ. Một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chính là động cơ đổi mới công nghệ của họ.

Bên cạnh đó, sản phẩm đổi mới công nghệ rất dễ bị sao chép và bắt chước làm cho người phát minh ra nó không thu hết được các nguồn lợi vật chất mà lẽ ra họ có thể thu được. Nếu chỉ dựa vào tư nhân có thể không khuyến khích mạnh các cá nhân, các doanh nghiệp và các tập thể nghiên cứu, đổi mới công nghệ. Để đạt được mục đích này nhà nước thường sử dụng các chính sách sau đây dưới nhiều hình thức khác nhau.

a. Cấp bằng sáng chế.

Sáng chế là sự độc quyền về một sản phẩm hoặc một quy trình nào đó người chủ có thể sản xuất và bán. Bằng sáng chế do nhà nước cấp, cho phép tác giả của nó độc quyền khai thác hay không cho phép người khai thác thương mại sáng chế của mình trong một số năm nhất định. Đặc quyền này là "phần thưởng" cho phát minh, sáng chế đó mỗi nước, thời gian độc quyền khai thác sản phẩm hoặc quy trình được quy định không giống nhau. Bằng sáng chế được coi như một tài sản riêng, có thể mua bán, trao đổi, hoặc cho cấp giấy phép cho người khác sử dụng. Nó có thể được khai thác thương mại hoặc không được đưa vào sử dụng nếu như người sở hữu sáng chế đó muốn như vậy.

Theo như các số liệu hiện nay, chỉ có khoảng1/2 số bằng sáng chế được sử dụng vì có những vì có những phát minh đi trước quá xa so với thời đại của họ, hoạc có thể triển khai được những mà đưa vào ứng dụng thì quá

đắt so với khả năng thanh toán hoặc không hấp dẫn nhà sản xuất nếu xét về lợi nhuận. Ngoài ra còn một thực tế nữa là nhiều phát minh thực sự đạt trình độ công nghệ cao nhưng không được sử dụng vì có nhiều sản phẩm thay thế có sẵn. Bốn tiêu chuẩn để có khả năng cấp bằng sáng chế là: tính sáng tạo, tính mới lạ, tính có ích, vấn đề về chuyên môn.

b. Tài trợ cho nghiên cứu và phát triển

Tài trợ nhà nước. Đầu tư đổi mới công nghệ là đầu tư có hiệu quả cao cho xã hội nói chung nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao cho một ngành hay một doanh nghiệp. Vì vậy, tài trợ của nhà nước cho nghiên cưú và phát triển là một nhân tố rất quan trọng tác động đến đổi mới công nghệ. Hiện nay, hầu như mọi quốc gia đều tìm cách tăng nguồn ngân sách tài trợ cho nghiên cứu và phát triển để tạo lợi thế về khoa học-công nghệ cho mình.

Tài trợ tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng tác động đến đổi mới công nghệ. Khi nền kinh tế càng phát triển thì kinh tế tư nhân càng vững mạnh và càng có nhiều vốn đầu tư của tư nhân chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Hình thức chủ yếu của việc đầu tư từ nhân cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ công nghệ là tài trợ cho các dự án nghiên cứu, phát triển công nghệ và hỗ trợ cho các dự án sản xuất thử. Đối tượng trực tiếp nhận các tài trợ này có thể là các cơ quan nghiên cứu, thiết kế nhưng có thể là các trung tâm nghiên cứu của các doanh nghiệp.

c. Các chính sách hỗ trợ khác.

Đây là một sự kết hợp giữa một loạt các chính sách cụ thể khác nhau về các mặt kinh tế-tài chính, tổ chức, pháp lý, đào tạo, xã hội... theo những cách thức và mức độ khác nhau. Người ta thường chia thành ba nhóm chính sách hỗn hợp chủ yếu là:

- Các chính sách thúc đẩy cạnh tranh để thúc đẩy tiến bộ công nghệ. - Chính sách mua sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ do các dự án đổi mới công nghệ tạo ra.

- Chính sách thuế. Các quốc gia thường cố gắng áp dụng một chính sách thuế thực sự có tác dụng kích thích việc hình thành một số hãng làm hạt nhân nâng cao tiềm lực quốc gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 27 - 31)