Các cơ chế, chính sách đã ban hành và triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 55 - 59)

II. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẦUTƯ ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA

2. Các cơ chế, chính sách đã ban hành và triển khai thực hiện

2.1. Các văn bản pháp luật ban hành chứa đựng nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ

a. Văn bản pháp luật

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. - Luật KH&CN.

- Luật khuyến khích đầu tư trong nước. - Luật đầu tư nước ngoài.

- Luật dân sự.

b. Những văn bản dưới luật.

Về thúc đẩy đổi mới công nghệ: Nghị định số 35 - HĐBT (1/1992) về quản lý KH&CN; Quyết định số 32/HĐBT (9/1992) về tổ chức lại mạng lưới R & D; Quyết định số 419/TTg (7/1995) về cơ chế quản lý các hoạt động R & D công nghệ; Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (được sửa đổi, bổ sung trong nghị định số 06/2001/ND - CP ngày 1/2/2001); Quyết định 59 (10/1996) cho phép doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng quỹ đầu tư phát triển để chi cho hoạt động R & D phục vụ sản xuất kinh doanh; Quyết định 68/QD - TTg (3/1998) về việc thí điểm thành lập doanh nghiệp Nhà nước trong các cơ sở đào tạo R & D: Quyết địh 850/QD - TTg về phê duyệt đề án xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm: Nghị định số 12/1999/ND - CP ngày 6/3/1999 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 119 (9/1999) về một số cơ chế và chính sách tài chính

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN; Nghị định 73/NĐ - CP (8/1999) của chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN; Nghị định 73/NĐ - CP (8/1999) của Chính phủ về chính sách khuyến khích xây dựng hoá đổi mới các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Nghị định số 54/2000/NĐ - CP ngày 3/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đổi mới bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền đồng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp; Nghị định 06/NĐ - CP (3/2000) về khuyến khích hợp tác đầu tư của nước ngoài vào hoạt động KH&CN và các lĩnh vực khác. Quyết định số 85/QĐ - TTg (2000) về việc xây dựng 16 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; Nghị định số 13/2001/NĐ - CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới; Nghị định số 10/NĐ - CP (1/2002) về chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định 81/NĐ - CP (10/2002) về hướng dẫn thực thi luật KH&CN; Quyết định số 188/2002/QĐ - TTg về chương trình hành động của chính phủ thực hiện kết luận tại hội nghị TƯ 6 khoá IX; Nghị định 122/2003/NĐ - CP của chính phủ về thành lập quỹ phát triển KH&CN. Nghị định 27/2004/NĐ - CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của viện KH&CN Việt Nam; Nghị định 11/2005/NĐ - CP của Chính phủ về quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.

2.2. Các cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ nghệ

a. Chính sách đầu tư.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã dành nguồn vốn đầu tư đáng kể nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ thong qua việc bỏ vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, đầu tư trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất thí nghiệm, xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm phục vụ cho nghiên cứu và thử nghiệm của các cơ quan KH&CN; đầu tư thực hiện các

đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ (thuộc chương trình trọng điểm Nhà nước; đề tài khoa học cấp Nhà nước; cấp Bộ, ngành), hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp thông qua các chương trình kinh tế - kỹ thuật.

b. Chính sách thuế và tài chính doanh nghiệp

Để thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, Nhà nước đã áp dụng các nước ưu đãi tương đối cao đối với hoạt động KH&CN với 6 sắc thể, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế đất. Đã được hưởng ưu đãi tương đối rộng, bao gồm: nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ, các hoạt động nghiên cứu triển khai và hoạt động dịch vụ KH&CN, các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, nhà nước còn cho phép doanh nghiệp hạch toán vốn đầu tư phát triển KH&CN vào giá thành sản phẩm; được lập quỹ phát triển KH&CN trích từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

c. Chính sách tín dụng.

Nhà nước có chính sách ưu đãi tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu triển khai. Theo các văn bản pháp quy đã ban hành, tín dụng ưu đãi cho hoạt động KH&CN nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng có thể được cấp qua bốn kênh, bao gồm: Ngân hàng, Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ KH&CN. Trong đó, đối với kênh ngân hàng, theo quyết định số 270/QĐ - NH1 (năm 1995) của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có chương trình ứng dụng kết quả KH&CN vào sản xuất hoặc nghiên cứu các đề tài khoa học cũng như các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập và hoạt động theo pháp luật được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 1998, quyết định này đã hết hiệu lực. Đối với Quỹ

hỗ trợ phát triển và hỗ trợ xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc mọi đối tượng ưu tiên của luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) thực hiện hoạt động KH&CN được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi, mức vay vốn được đáp ứng đến 70% số vốn đầu tư tại quỹ các doanh nghiệp hoạt động KH&CN được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư vào bảo lãnh tín dụng đầu tư. Theo luật KH&CN, Quỹ hỗ trợ KH&CN sẽ giành một phần ngân sách để cho vay với suất thấp hoặc không lấy lãi thực hiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất đời sống. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, tháng 10/2003, Quỹ này được thành lập và hiện nayvẫn chưa đi vào hoạt động, nghị định mới của chính phủ (số 106/2004/NĐ - CP ngày 01/04/2004) về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước quy định các dự án công nghệ cao trong sản xuất giống gốc và giống mới thực danh mục các dự án vay vốn đầutư.

d. Cơ chế quản lý các tổ chức nghiên cứu và triển khai

Cơ chế quản lý này đã được đổi mới với ba nhóm biện pháp cơ bản. Trước hết, Nhà nước mở rộng đối tượng tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ, không chỉ bao gồm các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Nhà nước mà còn có các tổ chức thuộc các ngành thành phần kinh tế khác. Thứ hai, hành lang hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Nhà nước được mở rộng với việc cho phép các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Nhà nước có thể thành lập doanh nghiệp Nhà nước, các trung tâm và đơn vị sản xuất, ứng dụng kết quả nghiên cứu và thực hiện dịch vụ KH&CN. Thứ ba, Nhà nước thực hiện xoá bỏ bao cấp một phần đổi mới các tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ và sáng lập một số tổ chức nghiên cứu và triển khai của nhà nước với một số Tổng công ty.

e. Chính sách nguồn nhân lực.

Từ năm 2001, Nhà nước đã dành nguồn ngân sách hàng năm cho việc đào tạo cán bộ KH&CN ở nước ngoài. Ngoài ra, trong các chương trình cấp Nhà nước về khoa học công nghệ cũng dành khoản chi phí đáng kể cho đào

tạo lấy bằng tiến sỹ và thạc sỹ cho cán bộ nghiên cứu. Trong 11 chương trình KH&CN trong điểm cấp nhà nước giai đoạn 1996 - 2000, 177 cán bộ đã được đào tạo lấy bằng tiến sỹ và 278 đã được đào tạo lấy bằng thạc sỹ.

Nhìn chung, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức vai trò của công nghệ đối với phát triển kinh tế. Cùng với những nhận thức đó, các cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ tương đối đa dạng đã được ban hành và triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w