I. THỰC TRẠNG ĐẦUTƯ ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA
10 .Bởi vì đầutư đổimới công nghệ thường thu hồi vốn lâu và đòi hỏi thực hiện tron g1 thời gian nhât
vướng phải những yếu tố cản trở về cơ chế quản lý như đã nêu trên của doanh nghiệp Nhà nước, nhưng hầu hết trong số họ đều thiếu vốn kinh doanh, tiềm lực về cơ sở vật chất và nguồn vốn con người rất hạn chế. Trong khi đó, thị trường vốn của Việt Nam đang còn kém phát triển các kênh cấp vốn đầu tư đổi mới công nghệ hiện hành còn quá ít, lại thêm nhiều điều kiện, thủ tục rườm ra, chưa phù hợp với đặc thù khó đánh giá khả năng thành công của các dự án đầu tư đổi mới cộng nghệ. Điều này đã làm cho khu vực tư nhân khó có khả năng bỏ vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Trong khi đó, những cơ chế, chính sách, công cụ khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ hiện hành mới chỉ hướng tới các doanh nghiệp Nhà nước mà chỉ tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhana, doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận.
Theo kết quả khảo sát về "đổi mới công nghệ" của Viện nghiên cứu QLKTTW tiến hành trên 100 doanh nghiệp kết quả cho thấy 81% số doanh nghiệp được phỏng vấn tiến hành đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu khách quan nảy sinh trong quá trình sản xuất. Trong ki đó, chỉ có 1% các doanh nghiệp có ý tưởng đổi mới xuất phát từ các trung tâm thông tin công nghệ, tạp chí hay sách báo chuyên ngành.
Bảng 4: Nguồn gốc ý tưởng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Nguồn gốc ý tưởng đổi mới Số doanh nghiệp Tỷ lệ trong tổng số tiến hành ĐMCN
Nảy sinh trong quá trình sản xuất 82 83 %
Do khách hàng yêu cầu/gợi ý 52 53 %
Học tập các doanh nghiệp khác 50 51 %
Do cán bộ đi học tập về đề xuất 33 33 %
Gợi ý của nhà cung cấp 21 21 %
Trung tâm thông tin công nghệ, tạp chí,
sách báo chuyên ngành 16 16 %
Hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo 31 31 %
Các nguồn khác 0 0 %
Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM - 2005
Điều này phản ánh thực tế hiện nay, các doanh nghiệp càng ít chủ động trong việc đề ra kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ một cách dài hơn mà chủ yếu thụ động tiến hành đổi mới nhằm đáp ứng các yêu cầu nảy sinh trong quá trình sản xuất. Việc đổi mới công nghệ phần nhiều vẫn "chạy theo" để đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản phẩm hơn là định hướng "đón trước" nhu cầu của thị trường.
Theo khảo sát, được biết, ít có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng một trong số các phương thức để tiến hành đổi mới công nghệ mà thường kết hợp giữa một vài phương thức để có kết quả như mong muốn. Trong đó, tự tổ chức nghiên cứu triển khai thường đi kèm với việc mua công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng và vận hành công nghệ.
Bảng 5: Phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Phương thức Tỷ lệ DN tiến hành
Tự tổ chức NC & trong trong nội bộ DN 39 % Hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước 31 % Hợp tác với các cơ quan khoa học nước ngoài 8 %
Bắt chước, thiết kế lại mẫu 52 %
Mua nguyên liệu từ nguồn trong nước 22 % Mua nguyên liệu từ nguồn nước ngoài 56 % Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước 18 % Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài 23 %
Thuê tư vấn trong nước 5 %
Thuê tư vấn nước ngoài 13 %
Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM – 2005
Kết quả này cho thấy phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để ĐMCN vẫn phân nhiều mang tính khép kín, sự liên doanh liên kết với bên ngoài đã có nhưng còn ít. Hiện nay phương thức được các doanh nghiệp sử
dụng nhiều nhất để tiến hành đổi mới công nghệ là mua công nghệ từ nước ngoài (56%) và bắt chước thiết kế lại theo mẫu (52%).
c. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trong những năm qua khu vực nà vào Việt Nam không chỉ mang theo vốn mà còn chuyển giao cả công nghệ và vùng này quản lý, đòng thời cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước ứng dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến để duy trì thị phần của mình trên thị trường ước tính đến năm 2002 cả nước có khoảng 200 hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó khoảng 90% số hợp đồng là của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài11. Tuy nhiên, so với tiềm năng của khu vực này, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có cơ chế thích hợp để thu hút hết tiềm năng đầu tư đổi mới công nghệ và tận dụng tối đa chuyển giao từ khu vực này, nhất là trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia quy mô lớn với tiềm lực to lớn về khoa học công nghệ. Trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, hiện nay chỉ có khoảng 80 công ty có mặt ở Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài mới chủ yếu tập trung khai thác lao động trước, nguồn tài nguyên và thị trường trong nước mà ít đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại. Bên cạnh đó chúng ta chưa thành công trong tiếp nhận và thúc đẩy chuyển giao công nghệ của các dự án đầu tư nước ngoài đang thực hiện ở Việt Nam. Một số yếu tố chủ yếu hạn chế quá trình này như: Trong các liên doanh, phía đối tác Việt Nam chưa chủ động hoặc chưa đủ khả năng tiếp nhận công nghệ chuyển giao, trình độ lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế: mối liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất yếu, đặc biệt là mối liên kết bạn hàng. Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua vẫn nặng về chạy theo số lượng, chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng và yêu cầu chuyển giao công nghệ.
Bảng 6: Năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp
Phân loại năng lực Điểm số
Năng lực vận hành công nghệ 3,6
Năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ 3,4 Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ 2,9
Năng lực đổi mới công nghệ 2,6
Chú thích: Điểm số 1 ứng với kém; 2 - Trung bình; 3 - Khá; 4 - tốt; 5 - rất tốt
Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM – 2005
2.3. Các nguồn đầu tư khác
Ngoài các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ doanh nghiệp và từ ngân sách nhà nước, còn có các nguồn vốn ngoài xã hội khác như từ cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước và các tổ chức khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay, các nguồn đầu tư này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư. Nguyên nhân chính là do các kênh huy động và hỗ trợ vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ chưa được khai thông và đa dạng hoá. Kênh tín dụng cho đầu tư đổi mới công nghệ hầu như chưa được hình thành. Trong khi đó, nhiều kênh huy động khác nhau vẫn chưa được thực thi ở Việt Nam.
Trong các nguồn vốn trên, gần đây, chỉ có nguồn đầu tư từ các tổ chức nghiên cứu và triển khai đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Với chủ trương chính sách của Nhà nước cho phép các tổ chức nghiên cứu và triển khai được thực hiện sản xuất kinh doanh, nhiều tổ chức đã được trực tiếp tham gia vào quá trình ứng dụng những kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ của mình để tạo nên những sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Cho tới nay đã có hơn 300 trung tâm, đơn vị sản xuất được các tổ chức nghiên cứu và triển khai thành lập để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh. Các tổ chức nghiên cứu cũng tiến hành liên doanh với các