Những giải pháp chung có tính định hướng của Nhà nước

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 50 - 59)

II. Các giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam

5.Những giải pháp chung có tính định hướng của Nhà nước

5.1. Chính sách đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

* Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp nông thôn, mở rộng các nguồn đầu tư từ nội bộ người nông dân và đầu tư nước ngoài.

Đây là giải pháp rất quan trọng vì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vừa là yếu tố vật chất để tăng cường cơ sở vật chất, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàng hoá trong lĩnh vực này, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tiến bộ. Đối với toàn xã hộ, vốn đầu tư từ ngân sách còn tạo động lực tinh thần, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác trong nước và vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn vốn trong dân cư ở khu vực nông thôn tuy không nhiều như khu vực thành thị nhưng nếu có cơ chế và chính sách phù hợp vẫn có thể huy động họ đầu tư cho nông nghiệp. Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều tiềm năng và có thể khuyến khích họ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn bằng cơ chế và chính sách thông thoáng của Nhà nước (đơn giản thủ tục đầu tư, miễn giảm thuế, giảm tiền thuê đất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là những vùng có nhiều tiềm năng, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế xuất nhập khẩu...).

Để khuyên khích đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, vai trò của Nhà nước có ý nghĩa quyết định. Vai trò đó trước hết thể hiện bằng vốn đầu tư từ ngân sách vì đó là nguồn vốn chủ yếu, ổn định và là yếu tố quyết định tốc độ và quy mô tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, nếu tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước lên 15 - 17% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cho nông nghiệp thì đó là tiền đề thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước vào

lĩnh vực nông nghiệp. Khả năng là vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chiếm 20% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội.

* Đổi mới cơ cấu đầu tư.

Ưu tiên vốn đầu tư cho các vùng trọng điểm sản xuất nông sản hàng hoá tập trung có chất lượng cao nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn đều, phân tán, tự sản tự tiêu, xu hướng tự túc lương thực bằng mọi giá không theo quy hoạch của Nhà nước.

Dành vốn đầu tư thỏa đáng cho khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là giống cây, thủy lợi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... để đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hàng hoá năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Khuyến khích đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, định hướng của Nhà nước về từng loại ngành, sản phẩm nông nghiệp.

* Đổi mới và hoàn thiện phương pháp đầu tư.

Giảm số lượng và tỷ trọng đầu tư theo chiều rộng (khai hoang mở rộng diện tích, tăng năng suất và số lượng nông sản thuần túy với chất lượng thấp, ít quan tâm đến chất lượng, tự phát; phân tán theo quy mô nhỏ từng hộ gia đình; tự cấp tự túc...), tăng nhanh số lượng và tỷ trọng vốn đầu tư chiều sâu để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Đi đôi với việc tăng tỷ trọng vốn đầu tưtừ ngân sách Nhà nước, cần đổi mới phương pháp đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư trực tiếp, tăng dần tỷ lệ đầu tư gián tiếp. Vốn ngân sách đầu tư trực tiếp chỉ tập trung vào các công trình lớn, trọng điểm và kết cấu hạ tầng nông thôn cần tăng cả về lượng và tỷ trọng, phần còn lại cần đầu tư gián tiếp qua tín dụng nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngân hàng thương mại khác.

* Tăng cường đầu tư cho con người và đào tạo cán bộ nông nghiệp. Đổi mới mạnh mẽ chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề để thu hút và tăng cường chất xám cho nông nghiệp, nông thôn.

Nông nghiệp là một ngành sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện tự nhiên vốn biến đổi bất thường, không thể lường trước được. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, các hiện tượng hạn hán, lũ lụt có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên. Vì vậy, để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần phải có những giải pháp để bảo vệ những người sản xuất, giúp họ yên tâm, tạo tâm lý thoải mái để phát triển sản xuất trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và các điều kiện tự nhiên.

- Hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho việc lưu giữ ngô trong kho 3 tháng để ổn định sản xuất.

- Mở rộng và tăng cường các loại hình bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có bảo hiểm cây trồng.

5.3. Chính sách về thuế.

Thuế là một nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, trong đó thuế nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao. Do đó, những đổi mới về chính sách thuế nông nghiệp có tác động khá lớn đến tăng trưởng kinh tế của nước ta. Mục tiêu của nước ta trong thời gian tới là thực hiện việc điều chỉnh giảm thuế cho nông dân. Từ đó khuyến khích họ ra sức phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tận dụng đất đai, khai thác đất đồi núi trọc, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển tạo ra ngày càng nhiều nông sản hàng hoá, đặc biệt là lương thực cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Đối với từng loại thuế, Nhà nước có những hướng điều chỉnh riêng, phù hợp với tình hình và hoàn cảnh hiện tại:

* Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp: Năm 1994, Pháp lệnh thuế nông nghiệp được bãi bỏ và Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được ban hành. Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là mọi cá nhân, mọi tổ chức sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp.

- Trường hợp được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Các trường hợp các hộ sử dụng đất vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của Luật Đất đai thì ngoài việc phải nộp thuế theo quy định của Luật thuế sử dụng

đất nông nghiệp, còn phải nộp thuế bổ sung đối với các phần diện tích trên hạn mức.

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn cho các trường hợp đất đồi núi trọc được dùng vào sản xuất nông nghiệp.

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng được miễn cho đất khai hoang nay dùng vào sản xuất. Các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn được miễn hoặc được giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

* Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Điều 73 của Luật Đất đai quy định: người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khi chuyển quyền sử dụng đất, người chuyển quyền sử dụng có nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất. Vì vậy, thuế chuyển quyền sử dụng đất nhằm mục tiêu điều chỉnh một phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân khi có hoạt động chuyển quyền sử dụng đất. Đối tượng nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất (không kể tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh bất động sản) khi chuyển quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất. Hiện nay, Nhà nước đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển quyền sử dụng đất được diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

* Đối với thuế nhà đất: Thuế nhà đất là thuế thu vào đất ở, đất xây dựng công trình, chưa thu thuế nhà. Không thu thuế đất đối với đất sử dụng vì mục đích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc tư thiện, không vì mục đích kinh doanh hoặc để ở như đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, di tích lịch sử, đình, chùa..., đất làm đường, cầu cống, công viên, sân vận động, đê điều, công trình thủy lợi, trường học...

Thuế nhà đất tạm thời được miễn đối với đất xây dựng trụ sở của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công trình văn hóa và đất dùng vào mục đích quốc phòng; đất vùng rừng núi, vùng định canh, định cư của đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng là gia đình thương binh liệt sĩ, người tàn tật.

- Nhà nước tập trung đầu tư cao cho khoa học - công nghệ, đồng thời có biện pháp huy động tối đa sự tham gia của các thành phần kinh tế và tổ chức vào các nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ nông nghiệp, nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tập trung cao độ thực hiện chương trình đổi mới hệ thống cây trồng vật nuôi. Đây là giải pháp chiến lược quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản nước ta. Trong 10 năm tới phải tập trung đầu tư nhập các giống tốt, công nghệ cao, nhiều đặc tính tốt, nghiên cứu chọn tạo các giống tốt, kinh nghiệm và nhân đủ các loại giống tốt, cung ứng cho sản xuất. Tổ chức lại hệ thống công tác giống trong toàn quốc để sau vài, ba năm hệ thống này đủ năng lực đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất nông nghiệp cả nước.

- Đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học, gồm cả cơ chế quản lý tài chính và nhân sự để tạo điều kiện hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học xuất sắc có đủ năng lực và tạo ra những đột phá về khoa học - công nghệ; xóa bỏ tình trạng bao cấp, manh mún, phân tán, hình thức, kén hiệu quả trong nghiên cứu khoa học; thực hiện rộng rãi chế độ bản quyền tác giả để tạo động lực cho các nàh nghiên cứu thuộc các thành phần kinh tế tích cực tham gia nghiên cứu khoa học; có chính sách đãi ngộ và khen thưởng thoả đáng đối với các nhà khoa học có công trong việc phát minh hoặc ứng dụng các thành tựu mới có tác dụng lớn đối với ngành - Tăng cường nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nhất là các loại giống, máy móc, thiết bị và các công nghệ chế biến hiện đại. Để rút ngắn thời gian nghiên cứu, nhanh chóng đổi mới công nghệ, cần ưu tiên nhập công nghệ chọn lọc. Những công nghệ được phép nhập là những công nghệ đã được lựa chọn, trải qua thẩm định, đảm bảo không thấp hơn trình độ đòi hỏi của thị trường, phù hợp với những điều kiện thực tiễn của nước ta và có khả năng tiếp nhận trong nước - Tăng cường hệ thống khuyến nông trên cơ sở xã hội hóa.

+ Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân.

+ Cung cấp cho nông dân thông tin về thị trường, giá cả nông sản. + Đối với những xã yếu kém cần có 1 cán bộ khuyến nông.

+ Tăng vốn đầu tư cho công tác khuyến nông. 5.5. Chính sách đất đai

Tuy Luật Đất đai đã được ban hành nhưng còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn của Nhà nước. Việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp có nhiều vấn đề phát sinh mới những chậm tổng kết và có hướng dẫn kịp thời. Vì vậy cần sớm tiến hành tổng kết để làm cơ sở bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sớm thể chế hóa thành các quy định cụ thể để thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất đai. Một số chính sách cần thiết phải đưa ra để phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ngô là:

- Các chính sách khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu sản xuất, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong cơ chế kinh tế nhiều thành phần thì việc nghiên cứu và có các chính sách khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn là việc làm cần thiết đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất của nông dân.

- Nhà nước cần có chủ trường và chính sách nhằm sớm hình thành và phát triển trong quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và có các chính sách cho phép nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết.

- Cần nghiên cứu bổ sung kịp thời các chính sách đất đai về các vấn đề: xử lý giữa đất nông nghiệp và đất để xây dựng công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng; đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng chưa phù hợp.

- Rà soát lại việc quản lý và sử dụng đất đai của các nông trường và bổ sung các chính sách đố với đất đai của các nông trường.

KếT LUậN

Trong hơn một thập kỷ qua, cây ngô ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy diện tích ngô có nhiều biến động nhưng do sự phát triển của khoa học kỹ thuật tác động nhiều đến năng suất, kỹ thuật canh tác nên sản lượng ngô

liên tục tăng và đã đạt trên 2 triệu tấn. Đây mới chỉ là thành công bước đầu nhưng đã tạo động lực cho việc hoàn thành kế hoạch phát triển cây ngô đến năm 2010. Bên cạnh những thành công đó còn có sự tác động tiêu cực của các yếu tố khách quan khác đến sự phát triển cây ngô như: biến động của thời tiết (hiện tượng hạn hán Elnino và lũ lụt Lanina), cuộng khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997. Đồng thời còn có tác động của các nhân tố chủ quan như: khả năng của các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nước, môi trường đầu tư, các cơ chế chính sách của Chính phủ... Do đó cần phải hạn chế bớt những ảnh hưởng của những nguyên nhân khách quan và khắc phục dần những hạn chế của nguyên nhân chủ quan. Vai trò của Nhà nước trong công tác này là hết sức quan trọng, một mặt cần phát huy tính độc lập tự chủ của các doanh nghiệp, mặt khác tăng cường sư hỗ trợ về các thể chế chính sách thông thoáng, có tính hiệu lực cao. Nói tóm lại, mục đích cuối cùng và quan trọng nhất cần đạt được qua mục tiêu phát triển cây ngô đến năm 2010 là đạt được những hiệu quả về kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường. Qua đó tiết kiệm được ngoại tệ; phủ xanh đất, chống xói mòn, hình thành hệ canh tác nhiều tầng trong nông nghiệp; tạo việc làm ổn định, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất ngô. Đây là những mục tiêu trọng tâm hình thành nên khung cơ bản cho các giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam, không những thế đó cũng là những mục tiêu trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng và phát triển đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 1. Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2002

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 50 - 59)