Những giải pháp trong gieo trồng và thu hoạch ngô

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 38 - 46)

II. Các giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam

2. Những giải pháp trong gieo trồng và thu hoạch ngô

2.1. Từng bước đẩy mạnh việc thực hiện cơ giới hoá trong gieo trồng và thu hoạch ngô.

Theo kết quả báo cáo của Tổng cục Thống kê thì khâu làm đất trong sản xuất ngô đã từng bước được cơ giới hóa bằng những máy móc làm đất loại nhỏ, đến năm 2000 đã trên 60% diện tích gieo trồng ngô được làm bằng cơ giới hóa. Tuy nhiên đó mới chỉ là trong làm đất ban đầu, còn chăm sóc, thu hoạch ngô vẫn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Trong điều kiện sản xuất ngô của nước ta hiện nay, đang cần có cơ giới hóa từng công đoạn, trong tương lai sẽ tiến tới cơ giới hóa đồng bộ để có năng suất lao động cao hơn. Việc cơ giới hóa trên quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện sản xuất nông hộ, trang trại, yêu cầu loại máy và thiết bị vừa và nhỏ đang là đòi hỏi bức xúc trong sản xuất ngô hiện nay.

2.2. Có biện pháp trong quy hoạch, bố trí sử dụng đất trồng ngô 2.2.1. Bố trí theo từng mùa vụ

- Các tỉnh phía Bắc: 710 nghìn ha, chiếm 59,2% diện tích ngô cả nước. + Ngô đông: 300 nghìn ha, chiếm 42% diện tích ngô toàn vùng

+ Ngô đông: 220 nghìn ha, chiếm 46,5% diện tích ngô toàn vùng + Ngô hè thu: 80 nghìn ha, chiếm 11,3 % diện tích ngô toàn vùng - Các tỉnh phía Nam: 490 nghìn ha, chiếm 40,8% diện tích ngô cả nước. + Ngô vụ 1: 290 nghìn ha, chiếm 59,2% diện tích ngô toàn vùng

+ Ngô vụ 2: 120 nghìn ha, chiếm 24,5% diện tích ngô toàn vùng + Ngô đông xuân: 80 nghìn ha, chiếm 16,3% diện tích ngô toàn vùng 2.2.2. Các vùng sản xuất tập trung thâm canh

Là những vùng có khả năng diện tích ngô lớn và tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh tăng năng suất và cơ giới hoá sản xuất cũng như chế biến sau thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. Là nơi tập trung sản xuất ngô hàng hoá cung cấp cho công nghiệp thức ăn chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác. Do đó, cần mở rộng diện tích các vùng tập trung thâm canh, tạo ra những vùng sản xuất lớn để có thể áp dụng được kỹ thuật canh tác tiên tiến. Những vùng này không còn tình trạng đất đai bị chia nhỏ để có thể sử dụng máy móc trong gieo trồng và thu hoạch.

Đồng thời đây cũng phải là vùng chuyên canh trồng ngô, có những điều kiện tốt nhất cho cây ngô phát triển: đất đai, nguồn nước. Những vùng tập trung thâm canh sẽ trở thành vùng sản xuất chính, cung cấp nguyên liệu ngô chủ yếu cho cả nước. Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp đã đưa ra dự báo đối với các vùng sản xuất tập trung thâm canh ở mỗi vùng kinh tế lớn như sau:

Bảng . Vùng sản xuất tập trung thâm canh (Dự báo năm 2005 và 2010)

Vùng Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) Trung Du Miền núi Bắc Bộ

Duyên Hải Bắc Trung Bộ Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng Bằng Sông Cửu Long

170 100 100 100 70 42 45 47 46 46 714 450 470 460 322

∑ = 540 TB = 44.7 ∑ = 2.416

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp

2.2.3. Tăng diện tích bằng việc khai hoang, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng ngô (Phương án 2).

* Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Đưa diện tích trồng ngô từ 93.000 ha (2000) lên 180.000 ha năm 2005, mở rộng diện tích thêm 87.000 ha, trong đó:

+ Mở rộng diện tích ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa lên 55.000 ha.

+ Chuyển 22.000 ha lúa vụ đông xuân trên đất cao, vàn cao khó khăn về nước tưới sang trồng ngô.

+ Chuyển một phần diện tích đất bãi ven sông sang trồng ngô: 10.000 ha.

* Vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ: Đến năm 2005, mở rộng diện tích thêm 104.000 ha, bao gồm:

+ Tăng diện tích trồng ngô vụ 1 (vụ xuân) trên đất ruộng bỏ hóa vụ xuân và đất đồi khoảng 44.000 ha.

+ Sử dụng các giống ngô ngắn ngày để phát triển ngô vụ 2 (vụ hè thu) để khi thu hoạch ngô tránh sương muối và thiếu nước, diện tích mở rộng được 18.000 ha. + Tăng diện tích ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa tại các tỉnh thuộc vùng Trung Du (Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh...), diện tích mở rộng khoảng 5.000 ha.

+ Khai hoang mở rộng diện tích để trồng ngô: 37.000 ha.

* Vùng Bắc Trung Bộ: Mở rộng diện tích gieo trồng ngô thêm 47.000 ha trong đó gồm có:

+ Ngô vụ đông trên đất 2 lúa tăng thêm 15.000 ha.

+ Ngô vụ đông xuân chuyển đổi từ đất đang trồng lúa và đất bỏ hóa vụ xuân (chân đất cao, vàn cao khó khăn về nước): 13.000 ha.

+ Ngô vụ hè thu từ đất nương rẫy, đất trồng cây hàng năm khác: 5.000 ha. + Khai hoang đất chưa sử dụng để trồng ngô: 14.000 ha.

* Vùng Duyên Hải Miền Trung: mở rộng thêm 20.000 ha, bao gồm: + Khai hoang đất chưa sử dụng: 5.000 ha.

+ Đất vụ đông xuân bỏ hóa không cấy lúa do khó khăn về nước tưới chuyển sang trồng ngô: 5.000 ha.

+ Đất nương rẫy trồng lúa nương, sắn và cây màu khác hiệu quả kinh tế thấp hơn ngô lai chuyển sang trồng ngô: 10.000 ha.

* Vùng Tây Nguyên: Mở rộng thêm 70.000 ha, bao gồm: + Khai hoang đất: 35.000 ha

+ Chuyển đổi từ đất nương rẫy: 30.000 ha + Chuyển đổi từ cây trông khác: 5.000 ha

* Vùng Đông Nam Bộ: mở rộng thêm 24.000 ha, gồm có: + Khai hoang: 5.000 ha

+ Khai thác đất hiện đang sử dụng 1 vụ lúa màu đưa vào sản xuất ngô: 10.000 ha.

+ Chuyển một phần diện tích đang trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng ngô: 5.000 ha.

+ Chuyển một phần diện tích trồng lúa vụ 1 năng suất thấp sang trồng ngô: 4.000 ha.

* Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: mở rộng thêm 134.000 ha. + Chuyển đất trồng lúa vụ 1 sang trồng ngô lai: 94.000 ha + Chuyển đất trồng lúa vụ 2 sang trồng ngô lai: 20.000 ha

+ Chuyển đổi cơ cấu cây hàng năm trên đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu là 20.000 ha.

2.3. Đảm bảo thực hiện tốt những quy trình kỹ thuật trong gieo trồng 2.3.1. Lựa chọn và chuẩn bị hạt giống cho quá trình gieo hạt

Lượng hạt giống gieo cần dựa vào các căn cứ:

- Trọng lượng hạt: các giống hạt to cần khoảng 27 - 30 kg/ha, các giống ngô hạt nhỏ cần khoảng 22kg/ha.

- Khả năng nẩy mầm của hạt giống: Khi mua giống cần kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm và chọn các lô hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao. Trong trường hợp bắt buộc như

thiếu giống mới phải dùng các lô hạt có tỷ lệ nảy mầm thấp cần phải dự trù lượng giống cao 1,2 - 1,3 lần.

- Lượng giống trồng: Các giống dài ngày thường trồng thưa, gieo khoảng 25 - 27 kế hoạch/ha; các giống trung ngày gieo khoảng 27 - 30 kg/ha; các giống ngắn ngày là 30 - 35 kg/ha. Khi trồng xen canh cần tính lại lượng giống do dãn khoảng cách trồng.

Hạt giống cần được bảo quản cẩn thận, trước khi gieo 30 ngày cần kiểm tra lại mức độ sâu mọt, hàm lượng nước, tỷ lệ nảy mầm. Nếu lô hạt có những biểu hiện xấu cần khắc phục, nếu quá xấu hoặc không thể khắc phục được nên thay bằng lô hạt khác tốt hơn.

2.3.2. Xác định mùa vụ gieo trồng và công thức trong chế độ luân canh

Để đảm bảo năng suất ngô cao, ổn định, cần hướng tập trung trồng ngô trong mùa vụ có nhiều điều kiện thuận lợi và khả năng tăng vụ như ngô đông xuân, vụ ngô đông đối với vùng Trung Du, Đồng Bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, vụ ngô hè đối với vùng Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vụ I ở các tỉnh phía Nam. Đồng thời áp dụng chế độ luân canh hợp lý với các loại cây trồng khác phù hợp với tập quán sản xuất ở từng vùng và nâng cao độ phì nhiêu của đất (trồng xen với các cây họ đậu).

Trên cơ sở đất đai, khí hậu và tập quán sản xuất ở từng vùng, chúng ta nên áp dụng chế độ luân canh và bố trí mùa vụ gieo trồng như sau:

Bảng : Công thức luân canh và thời vụ gieo trồng ngô ở các vùng

Vùng Chân đất trồng Chế độ luân canh Thời vụ trồng chính

Tây Bắc Đất bằng ven sông Đất đồi, nương rẫy

Ngô xuân hè - đậu tương Ngô xuân hè xen đậu đũa

Gieo: cuôi T3 đầu T4 Thu: cuối T7 Đông

Bắc

Đất ruộng Đất bãi

Đất đồi, nương rẫy

Ngô xuân - lúa mùa Ngô xuân - đậu tương Ngô xuân hè xen đậu

Gieo cuối T2 đầu T3, thu cuối T6 Gieo cuối T3 đầu T4, thu cuối T7

Trung du

Ruộng 1 vụ lúa Đất bãi ven sông Ruộng 2 vụ lúa

Ngô xuân - lúa mùa Ngô xuân - khoai lang Ngô đông xuân - đậu đỗ Lúa ĐX - lúa mùa - ngô đông

Gieo T2 thu T6 Gieo T2 thu T6

Gieo 15/11-15/12 thu T5 Ngô đông gieo xong trong T9

Đồng Bằng Sông Hồng

Bãi (chân cao) Bãi thấp Ruộng 2 vụ lúa

Ngô đông - lạc xuân - đậu hè Ngô ĐX - đậu tương hè thu Ngô đông - ngô xuân Ngô đông - đay cách

Lúa ĐX - lúa mùa - ngô đông

Ngô đông gieo T9, thu T2

Ngô đông xuân gieo 15/11-15/12 thu T5 Gieo đầu T2 - 20/2, thu T6

Ngô đông gieo xong trong T9

Duyên Hải Bắc Trung Bộ

Đất bãi ven sông Đất màu trong đồng Đất đồi, nương rẫy Đất 2 vụ lúa

Ngô đông - ngô xuân, đậu đỗ hè thu

Ngô xuân - lạc thu

Ngô ĐX - đậu tương hè thu Ngô hè thu xen đậu

Lúa ĐX - lúa mùa - ngô đông

Ngô đông gieo trong T9, thu T2,3 Ngô xuân gieo cuối T2, thu T6 Ngô ĐX gieo T11, thu T4 Ngô hè thu gieo T4

NGô ĐX gieo xong trong T9 Duyên

Hải Nam Trung Bộ

Đất cát biển Đất ven sông Đất cao, bán sơn địa Đất đồi

Khoai lang ĐX - ngô hè thu Ngô (lúa) đông xuân - ngô hè Lạc đông xuân - ngô hè Ngô đông xuân - lúa rẫy

Ngô hè gieo trong T5

Ngô đông xuângieo T10, thu T1 Tây

Nguyên

Đất đồi, nương rẫy Đất bãi ven sông

Ngô vụ I - ngô vụ II Ngô vụ I - đậu đỗ vụ II Ngô vụ I xen đậu đỗ

Ngô vụ I: gieo cuối T3 đầu T4, thu cuối T7 hoặc T8

Ngô vụ II: Gieo cuối T7, thu cuối T10 Đông Nam Bộ Đất cao, bán sơn địa, đất đồi Đất lúa Ngô vụ I - đậu đỗ vụ II Ngô vụ I - ngô vụ II Ngô vụ I xen đậu

Ngô đông xuân - lúa vụ II

Ngô vụ I: gieo T4, thu cuối T6 Ngô vụ II: gieo T8, thu cuối T10 Ngô đông xuân: Gieo T10, thu T1 - 2 Đồng

Bằng SCL

Đất giồng ven sông Đất lúa

Ngô vụ I - đậu đỗ Ngô đông xuân - rau màu Ngô đông xuân - lúa vụ II

Ngô vụ I:gieo T4, thu T7

Ngô đông xuân: gieo T10, thu T1 - 2

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp

2.3.3. Có giải pháp tối ưu chăm sóc cây ngô * Mật độ và khoảng cách trồng

Mật độ và khoảng cách gieo là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Giải quyết tốt vấn đề mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của cây ngô, làm sao cho quần thể cây ngô khai thác tốt nhất khoảng cách không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (khai thác nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích. Trên cơ sở thực tế sản xuất ở các điển hình tiên tiến, và các thí nghiệm về mật độ trồng ngô, có thể áp dụng các công thức sau về mật độ và khoảng cách gieo trồng vào sản xuất: - Đối với giống ngô dài ngày và trung bình:

Mật độ: 4,3 - 4,7 vạn cây/ha tùy từng loại giống Khoảng cách: 70cm x 30 - 35 cm/cây (1 cây/hốc)

- Đối với giống ngô chín sớm: Mật độ: từ 5 - 5,3 vạn cây/ha

Khoảng cách: 70cm x 27 - 30 cm (1 cây/hốc)

- Đối với những nơi có tập quán trồng xen ngô với các loại đậu đỗ (như Miền núi Phía Bắc, các tỉnh phía Nam) có thể trồng khoảng cách 1 - 2 cm x 50 cm (2 cây/hốc).

* Phân bón

Bón phân cho cây ngô với mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng mà đát bị thiếu hụt cho cây. Qua nghiên cứu về liều lượng phân bón và tỷ lệ giữa các loại phân bón ở một số vùng, kết hợp với các thí nghiệm về phân bón đối với từng giống ngô của các cơ quan nghiên cứu, việc bón phân cho từng giống ngô cần áp dụng đúng quy trình bón phân theo từng giống và trên từng loại đất khác nhau. - Trên đất phù sa:

+ Tỷ lệ: N/P/K = 1/0,5/0,7

+ Liều lượng: 150N + 80 P2O5 + 100 K2O/ha - Trên đất đỏ bazan:

+ Tỷ lệ: N/P/K = 1,5/1/0,6

+ Liều lượng: 150N + 100 P2O5 + 60 K2O/ha - Trên đất xám trên phù sa cổ:

+ Tỷ lệ: N/P/K = 1,8/1/0,7

+ Liều lượng: 180N + 100 P2O5 + 70 K2O/ha - Trên đất đỏ vàng:

+ Tỷ lệ: N/P/K = 1,8/1/0,6

+ Liều lượng: 180N + 100 P2O5 + 60 K2O/ha Về cách bón:

+ Bón lót : Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân và 30% tổng số đạm + Bón thúc lần 1 (ngô 7 - 9 lá): 50% đạm + 50% kali

+ Bón thúc lần 2 (trổ cờ): 20% đạm + 50% kali * Tưới tiêu:

Ngô là một cây trồng cạn cần ít nước hơn nhiều cây khác. Tuy nhiên do cây ngô trong vụ trồng tạo ra một khối lượng chất khô rất lớn, do vậy cần một khối lượng nước lớn. Các thí nghiệm về chế độ tưới nước cho ngô thấy rằng đối với vụ ngô đông xuân và vụ ngô đông, nếu được tưới nước đầy đủ (khoảng 400 m3/ha) và đúng lúc (sau bón thúc đợt I, đợt II và sau khi ngô chín sữa) thì năng suất ngô tăng từ 10 - 15%. Nhưng nhìn chung việc giải quyết nước tưới cho ngô ở nước ta có nhiều khó khăn (vì ngô chủ yếu trồng ở chan cao, đồi gò hoặc vùng bãi khó xây dựng các công trình thủy lợi). Do đó, để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây ngô theo yêu cầu sinh thái, chủ yếu bố trí mùa vụ gieo trồng ợi dụng lượng mưa tự nhiên. Nhưng ở một số vùng có điều kiện xay dựng các công trình tưới nước cho ngô như Đồng Bằng Sông Hồng, Vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long thì áp dụng phương pháp tưới nước rãnh để tiết kiệm nước và đạt hiệu quả cao.

* Phòng trừ sâu bệnh:

Sự thiệt hại về sản lượng ngô do sâu bệnh gây ra là rất lớn (theo tính toán còn lớn hơn so với lúa). Do đó, để đảm bảo sản xuất ngô ổn định cần phải làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh. Ta có thể đưa ra một số biện pháp khắc phục như sau: - Cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh như xử lý giống trước khi gieo, chon những giống kháng bệnh tốt.

- áp dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM

- Phun thuốc trừ sâu khi có bệnh xảy ra, chú ý những ổ bệnh lớn; kết hợp phun thuốc trừ sâu, bệnh (với các loại thuốc hữu hiệu) và tổ chức bắt sâu xám, quét sâu cắn lá và dùng bẫy bắt bướm.

2.4. Nâng cao hiểu biết, trình độ kỹ thuật cho người nông dân.

Quy trình gieo trồng và thu hoạch có tác động rất lớn đến năng suất và sản lượng ngô. Do đó, người trực tiếp đảm nhận công việc này đòi hỏi phải có đủ các kiến thức cần thiết. Để làm tốt điều này, chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật định kỳ để phổ biến cho các hộ nông dân những tin tức, tình hình mới về các kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w