Những đánh giá chung

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 31)

1. Những lợi thế đối với việc phát triển cây ngô ở Việt Nam

Nhà nước quan tâm tới chương trình phát triển lương thực nói chung và phát triển cây ngô nói riêng. Cùng với sự phát triển của thị trường, Nhà nước đã có chính sách khuến khích nông dân bằng khoán 100, khoán 10 và bây giờ là việc giao đất lâu dài cho hộ nông dân, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất ngô.

* Điều kiện mở rộng diện tích gieo trồng và tăng năng suất của cây ngô.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta thuận lợi cho phép chúng ta có thể mở rộng diện tích gieo trồng. Đặc biệt từ năm 1993 trở lại đây, cây ngô được phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đã và đang hình thành các vùng sản xuất ngô thương phẩm.

Khả năng tăng diện tích gieo trồng ở nước ta còn lớn, hiện nay trong số 140 nghìn hà diện tích đất 1 vụ ở miền núi mới khai thác được khoảng 15 - 20% để trồng ngô, đậu, lạc. Khoảng 180 nghìn ha ngô ở các tỉnh miền núi và cao nguyên thì mới có khoảng 37% diện tích ngô được trồng 2 vụ. Diện tích ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa ở Đồng bằng và Trung du phía Bắc có thể trồng ngô lên tới 300 nghìn ha.

* ứng dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất

Nước ta đã có nhiều thành công trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sản xuất các loại hạt giống lai và các giống thụ phấn tự do, nhiều giống ngô lai có năng suất cao đã và đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Chương trình phát triển ngô lai của Việt Nam từ năm 1991 tới nay phát triển nhanh và vững chắc, có tới gần 60% diện tích ngô lai được trông bằng các giống trong nước, số còn lại được trồng bằng các giống của một số công ty nước ngoài. * Thu hồi vốn nhanh: trồng ngô, nhất là ngô lai với thời gian gieo trồng ngắn, vốn đầu tư không nhiều, dễ làm nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác.

* Công tác khuyến nông và hệ thống thông tin phát triển đã giúp cho người dân tiếp thu nhanh về giống mới và kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất ngô.

* Phần lớn các tỉnh đều có chính sách trợ giá về giống và bảo hiểm giá ngô thương phẩm cho người sản xuất ngô lai.

* Hiện nay nhu cầu về ngô sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước lớn hơn khả năng cung cấp nên ít khi có tìn trạng dư thừa.

2. Những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại

* Đối với công tác nghiên cứu và tạo giống ngô mới

- Các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chưa đầy đủ, còn lạc hậu. - Vẫn còn phải nhập các giống ngô nước ngoài.

* Đối với quy trình gieo trồng và thu hoạch

- Người nông dân còn thiếu vốn sản xuất, trình độ sản xuất còn lạc hậu

- Diện tích gieo trồng còn bị chia cắt nhỏ lẻ, quy mô sản xuất phân tán, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng sinh thái

- Vấn đề quy hoạch và tổ chức gieo trồng còn nhiều yếu kém * Đối với quy trình bảo quản và chế biến

- Công nghệ chế biến còn lạc hậu, do đó chưa tận dụng được hết giá trị của cây ngô trong sản xuất và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm.

- Vùng gieo trồng còn xa nơi chế biến

- Các cơ sở và trang thiết bị bảo quản chưa đáp ứng đủ nhu cầu - Giá thành sản xuất còn cao so với các nước khác

* Đối với quá trình tiêu thụ

- Chưa có sự đồng bộ trong sản xuất và tiêu thụ giữa các hộ trồng ngô và các cơ sở thu mua chế biến.

- Khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp do công nghệ chế biến kém mặc dù chất lượng ngô nguyên liệu là khá cao.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯớNG Và GIảI PHáP PHáT TRIểN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẩM NĂNG SUấT CAO ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010

I. PHƯƠNG HƯớNG PHáT TRIểN CÂY NGÔ ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010.

1. Các quan điểm phát triển

1.1. Quan điểm sản xuất ngô thay thế hàng nhập khẩu

Đây là một quan điểm đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, hạn chế việc sử dụng ngoại tệ nhập khẩu ngô làm nguyên

liệu cho sản xuất. Quan điểm này nhấn mạnh việc tự sản xuất ngô đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, hạn chế dần nhập khẩu ngô nguyên liệu và tiến tới xuất khẩu.

1.2. Quan điểm sản xuất hàng hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan điểm này coi ngô là một loại hàng hoá cũng giống như các loại hàng hoá khác. Do đó, để mang lại hiệu quả cần đảm bảo chất lượng, hạ giá thành để có thể cạnh tranh với các nước sản xuất ngô trên thế giới, trước hết là trong khu vực. Có như vậy mới khắc phục được xu hướng tự phát, tự cung tự cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay. Quan điểm sản xuất hàng hoá luôn đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại ra sao phải do thị trường quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh nghiệm của người sản xuất quyết định.

1.3. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội.

Để có thể duy trì và triển khai tiếp việc phát triển cây ngô, cần phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của nó đối với người sản xuất, đối với mục tiêu tăng thu nhập quốc dân. Sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường chỉ tồn tại được khi sản phẩm có tính cạnh tranh cao và khi đó tất yếu sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, việc đạt được hiệu quả kinh tế cũng góp phần thực hiện được một số các mục tiêu xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo...

1.4. Quan điểm kết hợp truyền thống và hiện đại

Trong quá trình phát triển cây ngô ở nước ta hiện nay, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất nông nghiệp; mặt khác phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất ngô hàng hoá. Quan điểm này đánh dấu một bước phát triển mới của sản xuất ngô nước ta trong nền kinh tế hiện đại.

1.5. Quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững

Phát triển cây ngô phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ của người dân và của cả người tiêu dùng. Phải khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng cao trên cơ sở khai thác kiệt quệ tài nguyên môi trường, nhất là môi trường đất, nước, rừng, biển; gắn tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội nông thôn - nền tảng của nền kinh tế xã hội.

2. Các mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

Nghị quyết 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 xác định cây ngô là loại cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực và có định hướng: tiếp tục phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để dùng làm thức ăn chăn nuôi. Các mục tiêu chung được đề ra như sau:

- Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá lớn tại những vùng tập trung thâm canh nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi phát triển lên trình độ cao hơn. Đồng thời phục vụ nhu cầu cho người tại các vùng sử dụng ngô làm lương thực theo tập quán. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh. Đây là một mục tiêu quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Giảm giá thành sản xuất để từng bước cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất ngô.

Phấn đấu đến năm 2005 đưa diện tích gieo trồng ngô được cơ giới hóa đạt 85 - 90%, từng bước đưa cơ giới hóa vào công tác chăm sóc và thu hoạch ngô.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Bảng . Mục tiêu phát triển cây ngô đến năm 2010

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010

P.A 1 P.A 2

- Tổng diện tích gieo trồng - Năng suất bình quân - Sản lượng

- Diện tích trồng ngô lai Tỷ lệ so với tổng DT ngô - DT vùng tập trung thâm canh Năng suất vùng tập trung

1000 ha tạ/ha 1000 tấn 1000 ha % 1000 ha tạ/ha 1.000 40 4.000 850 85 500 44 1.200 40 4.850 1.020 85 540 44,7 1.200 50 6.000 1.080 90 540 55

II. CáC GIảI PHáP PHáT TRIểN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẩM NĂNG SUấT CAO ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010. CAO ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010.

1. Những giải pháp đối với công tác nghiên cứu và tạo giống mới

1.1. Tăng cường công tác đầu tư

1.1.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu tạo giống và nhân giống

Vốn đầu tư hạng mục này tập trung vào Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, công ty giống cây trồng Trung ương, gồm có:

- Vốn sự nghiệp 3.320 triệu đồng

+ Điều tra, bảo tồn gien 800 triệu đồng + Khảo nghiệm giống 120 triệu đồng + Giữ giống gốc, chon lọc 2.400 triệu đồng - Vốn xây dựng cơ bản 10.303 triệu đồng

+ Xây lắp 4.405 triệu đồng

+ Thiết bị 5.898 triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vốn đào tạo 677 triệu đồng

- Chi khác 319 triệu đồng

- Vốn trợ giá sản xuất giống 675.000đ/ha gieo trồng giống (giai đoạn 2001 - 2005) 35.000 ha x 0,675 triệu đồng/ha = 23.625 triệu đồng

Như vậy, tổng vốn đầu tư dự kiến cho nghiên cứu sản xuất giống là: 38.244 triệu đồng.

1.1.2. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống (trại sản xuất giống), mua sắm các trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại

Vấn đề áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất ngô đang là một hướng đi rất đúng đắn và đã đạt được những thành công ban đầu. Nếu đủ điều kiện có thể xây mới các cơ sở nghiên cứu, nếu nguồn vốn còn hạn hẹp thì chỉ nên nâng cấp hay mua sắm thêm các trang thiết bị cần thiết. Viện Quy hoạch và Thống kê nông

nghiệp đưa ra các dự kiến đối với việc xây mới và nâng cấp các trại sản xuất giống với nguồn vốn cần thiết như sau:

Dự kiến xây mới: Tây Nguyên: 2 trại, Duyên Hải Miền Trung: 1 trại, Đông Nam Bộ: 1 trại, Đồng Bằng Sông Cửu Long: 1 trại, Trung Du Miền Núi Bắc Bộ: 2 trại, Bắc Trung Bộ: 1 trại.

Vốn dự kiến: 8 trại x 4.500 triệu đồng/trại = 36.000 triệu đồng

Bảng .Vốn đầu tư xây dựng mới 1 trại sản xuất giống (cấp vùng)

Hạng mục Đơn vị lượngSố Đơn giá (1.000 đồng)

Thành tiền (triệu đồng) -Lập dự án

-XD nhà+kho+sân phơi -Công trình phụ, điện, nước -Hệ thống máy sấy, chế biến -Hệ thống kho bảo quản -Đào tạo cán bộ

-Thiết bị kiểm tra hạt giống -Vốn sự nghiệp

-Quy hoạch, cải tạo đồng ruộng

m2 bộ kho T.bị 2.300 1 1 1 200 500 440 200 1.000 200 500 350 200 450 800 800 Tổng cộng 4.500

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp

Nâng cấp, bổ sung trại sản xuất giống các tỉnh phục vụ cho công tác sản xuất giống ngô lai, mức đầu tư khoảng 1.200 triệu đồng/cơ sở (chủ yếu là trang bị máy móc, thiết bị) với các tỉnh có diện tích gieo trồng ngô từ 20.000 ha trở lên. Vốn dự kiến:

24 tỉnh x 1.200 triệu đồng = 28.800 triệu đồng

1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu tạo giống mới

Trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Do đó, cần có biện pháp đào tạo cán bộ khoa học, có những ưu đãi thích hợp đối với các nhà khoa học và các công trình nghiên cứu hiệu quả của họ.

Ưu tiên phát triên những giống có thể cho hiệu quả cao, loại bỏ những giống không còn hiệu quả hay bị thoái hoá trong quá trình gieo trồng. Từ đó có thể chú

trọng vào tiếp tục nghiên cứu các giống có phẩm chất tốt hơn, tránh nghiên cứu tràn lan làm tăng chi phí nghiên cứu không cần thiết.

1.3. Tranh thủ nhập các giống tốt của nước ngoài để sử dụng và lai tạo với các giống trong nước, tạo ra các giống có ưu thế lai phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nước ta.

Giải pháp này nhằm cải tạo các giống ngô trong nước, tận dụng được các thành tựu của nước ngoài để tự tạo cho mình những giống ngô lai riêng biệt có năng suất cao, thích hợp điều kiện sinh thái và khả năng chống sâu bệnh. Giải pháp này cũng cần có một số điều kiện cần thực hiện trong quá trình áp dụng:

- Nếu có thể nên nhập những dòng thuần, giảm việc nhập các giống ngô lai F1 để tránh việc phụ thuộc vào giống nước ngoài (những giống ngô lai F1 không dùng được trong việc lai tạo).

- Chọn những ưu thế lai cần thiết đối với nước ta hiện nay là: năng suất cao, chống sâu bệnh, chịu được nắng và khô hạn.

- Từng bước tiêu chuẩn hóa giống ngô lai để một giống ngô có thể trồng được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (tức là có nhiều ưu thế lai).

2. Những giải pháp trong gieo trồng và thu hoạch ngô.

2.1. Từng bước đẩy mạnh việc thực hiện cơ giới hoá trong gieo trồng và thu hoạch ngô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả báo cáo của Tổng cục Thống kê thì khâu làm đất trong sản xuất ngô đã từng bước được cơ giới hóa bằng những máy móc làm đất loại nhỏ, đến năm 2000 đã trên 60% diện tích gieo trồng ngô được làm bằng cơ giới hóa. Tuy nhiên đó mới chỉ là trong làm đất ban đầu, còn chăm sóc, thu hoạch ngô vẫn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Trong điều kiện sản xuất ngô của nước ta hiện nay, đang cần có cơ giới hóa từng công đoạn, trong tương lai sẽ tiến tới cơ giới hóa đồng bộ để có năng suất lao động cao hơn. Việc cơ giới hóa trên quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện sản xuất nông hộ, trang trại, yêu cầu loại máy và thiết bị vừa và nhỏ đang là đòi hỏi bức xúc trong sản xuất ngô hiện nay.

2.2. Có biện pháp trong quy hoạch, bố trí sử dụng đất trồng ngô 2.2.1. Bố trí theo từng mùa vụ

- Các tỉnh phía Bắc: 710 nghìn ha, chiếm 59,2% diện tích ngô cả nước. + Ngô đông: 300 nghìn ha, chiếm 42% diện tích ngô toàn vùng

+ Ngô đông: 220 nghìn ha, chiếm 46,5% diện tích ngô toàn vùng + Ngô hè thu: 80 nghìn ha, chiếm 11,3 % diện tích ngô toàn vùng - Các tỉnh phía Nam: 490 nghìn ha, chiếm 40,8% diện tích ngô cả nước. + Ngô vụ 1: 290 nghìn ha, chiếm 59,2% diện tích ngô toàn vùng

+ Ngô vụ 2: 120 nghìn ha, chiếm 24,5% diện tích ngô toàn vùng + Ngô đông xuân: 80 nghìn ha, chiếm 16,3% diện tích ngô toàn vùng 2.2.2. Các vùng sản xuất tập trung thâm canh

Là những vùng có khả năng diện tích ngô lớn và tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh tăng năng suất và cơ giới hoá sản xuất cũng như chế biến sau thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. Là nơi tập trung sản xuất ngô hàng hoá cung cấp cho công nghiệp thức ăn chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác. Do đó, cần mở rộng diện tích các vùng tập trung thâm canh, tạo ra những vùng sản xuất lớn để có

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 31)