II. Các giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam
1. Những giải pháp đối với công tác nghiên cứu và tạo giống mới
1.1. Tăng cường công tác đầu tư
1.1.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu tạo giống và nhân giống
Vốn đầu tư hạng mục này tập trung vào Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, công ty giống cây trồng Trung ương, gồm có:
- Vốn sự nghiệp 3.320 triệu đồng
+ Điều tra, bảo tồn gien 800 triệu đồng + Khảo nghiệm giống 120 triệu đồng + Giữ giống gốc, chon lọc 2.400 triệu đồng - Vốn xây dựng cơ bản 10.303 triệu đồng
+ Xây lắp 4.405 triệu đồng
+ Thiết bị 5.898 triệu đồng
- Vốn đào tạo 677 triệu đồng
- Chi khác 319 triệu đồng
- Vốn trợ giá sản xuất giống 675.000đ/ha gieo trồng giống (giai đoạn 2001 - 2005) 35.000 ha x 0,675 triệu đồng/ha = 23.625 triệu đồng
Như vậy, tổng vốn đầu tư dự kiến cho nghiên cứu sản xuất giống là: 38.244 triệu đồng.
1.1.2. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống (trại sản xuất giống), mua sắm các trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại
Vấn đề áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất ngô đang là một hướng đi rất đúng đắn và đã đạt được những thành công ban đầu. Nếu đủ điều kiện có thể xây mới các cơ sở nghiên cứu, nếu nguồn vốn còn hạn hẹp thì chỉ nên nâng cấp hay mua sắm thêm các trang thiết bị cần thiết. Viện Quy hoạch và Thống kê nông
nghiệp đưa ra các dự kiến đối với việc xây mới và nâng cấp các trại sản xuất giống với nguồn vốn cần thiết như sau:
Dự kiến xây mới: Tây Nguyên: 2 trại, Duyên Hải Miền Trung: 1 trại, Đông Nam Bộ: 1 trại, Đồng Bằng Sông Cửu Long: 1 trại, Trung Du Miền Núi Bắc Bộ: 2 trại, Bắc Trung Bộ: 1 trại.
Vốn dự kiến: 8 trại x 4.500 triệu đồng/trại = 36.000 triệu đồng
Bảng .Vốn đầu tư xây dựng mới 1 trại sản xuất giống (cấp vùng)
Hạng mục Đơn vị lượngSố Đơn giá (1.000 đồng)
Thành tiền (triệu đồng) -Lập dự án
-XD nhà+kho+sân phơi -Công trình phụ, điện, nước -Hệ thống máy sấy, chế biến -Hệ thống kho bảo quản -Đào tạo cán bộ
-Thiết bị kiểm tra hạt giống -Vốn sự nghiệp
-Quy hoạch, cải tạo đồng ruộng
m2 bộ kho T.bị 2.300 1 1 1 200 500 440 200 1.000 200 500 350 200 450 800 800 Tổng cộng 4.500
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp
Nâng cấp, bổ sung trại sản xuất giống các tỉnh phục vụ cho công tác sản xuất giống ngô lai, mức đầu tư khoảng 1.200 triệu đồng/cơ sở (chủ yếu là trang bị máy móc, thiết bị) với các tỉnh có diện tích gieo trồng ngô từ 20.000 ha trở lên. Vốn dự kiến:
24 tỉnh x 1.200 triệu đồng = 28.800 triệu đồng
1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu tạo giống mới
Trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Do đó, cần có biện pháp đào tạo cán bộ khoa học, có những ưu đãi thích hợp đối với các nhà khoa học và các công trình nghiên cứu hiệu quả của họ.
Ưu tiên phát triên những giống có thể cho hiệu quả cao, loại bỏ những giống không còn hiệu quả hay bị thoái hoá trong quá trình gieo trồng. Từ đó có thể chú
trọng vào tiếp tục nghiên cứu các giống có phẩm chất tốt hơn, tránh nghiên cứu tràn lan làm tăng chi phí nghiên cứu không cần thiết.
1.3. Tranh thủ nhập các giống tốt của nước ngoài để sử dụng và lai tạo với các giống trong nước, tạo ra các giống có ưu thế lai phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nước ta.
Giải pháp này nhằm cải tạo các giống ngô trong nước, tận dụng được các thành tựu của nước ngoài để tự tạo cho mình những giống ngô lai riêng biệt có năng suất cao, thích hợp điều kiện sinh thái và khả năng chống sâu bệnh. Giải pháp này cũng cần có một số điều kiện cần thực hiện trong quá trình áp dụng:
- Nếu có thể nên nhập những dòng thuần, giảm việc nhập các giống ngô lai F1 để tránh việc phụ thuộc vào giống nước ngoài (những giống ngô lai F1 không dùng được trong việc lai tạo).
- Chọn những ưu thế lai cần thiết đối với nước ta hiện nay là: năng suất cao, chống sâu bệnh, chịu được nắng và khô hạn.
- Từng bước tiêu chuẩn hóa giống ngô lai để một giống ngô có thể trồng được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (tức là có nhiều ưu thế lai).