Những tồn tại trong đầ ut phát triển từ Ngân sách Nhà nớc:

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt nam (Trang 58 - 60)

IV. Những tồn tại và giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

1. Những tồn tại trong đầ ut phát triển từ Ngân sách Nhà nớc:

Bên cạnh những kết quả đã đạt đợc trong việc thực hiện đầu t của Ngân sách Nhà nớc tới tăng trởng kinh tế thì đầu t từ Ngân sách Nhà nớc của Việt Nam còn những mặt hạn chế sau:

a. Về chính sách huy động vốn:

Để đáp ứng mục tiêu đầu t phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trong 13 năm (1991-2003) Ngân sách Nhà nớc đã chi trên 133900 tỷ đồng, Năm 2004 tổng thu đạt 171300 tỷ đồng, tổng chi 182875 tỷ đồng. Bội chi Ngân sách là

11575 tỷ đồng, số thiếu hụt phải xử lý bằng vay trong nớc và nớc ngoài. Nhìn qua số liệu thấy bội chi Ngân sách là rất lớn, đó là nguy cơ tiềm ẩn; Nếu đầu t kém hiệu quả, vay nợ nớc ngoài càng tăng thì chẳng những không tăng trởng kinh tế vững chắc, mà còn là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau này. Thực tế này đáng là một báo động, cần hết sức đợc quan tâm trong việc điều hành kinh tế.

b. Về sử dụng vốn đầu t từ Ngân sách Nhà nớc:

Hiệu quả đầu t nói chung có xu hớng giảm sút không chỉ ở cấp độ toàn bộ nền kinh tế mà còn diễn ra ở cấp ngành và cấp cơ sở. Nguyên nhân cơ bản là do cơ cấu đầu t nói chung và cơ cấu đầu t phát triển từ Ngân sách Nhà nớc nói riêng theo ngành cha hợp lý.

* Trong nông nghiệp:

Vốn đầu t phát triển từ Ngân sách Nhà nớc chỉ tập trung vào các công trình thuỷ lợi, phục vụ mục tiêu tăng sản lợng cho cây lúa mà cha đầu t đúng mức vào khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là giống mới về cây con và công nghiệp chế biến bảo quản nông sản. Đầu t vào nghề rừng, nghề cá thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả thấp, giá thành phẩm cao, chất lợng kém làm cho khả năng cạnh tranh trên thị trờng thế giới thấp. Chủ trơng của Đảng ta là công nghiệp hoá nông nghiệp, thị trờng hoá nông thôn, từng bớc xoá đói giảm nghèo, nhng chính sách đầu t cha hớng tới mục tiêu này; Bởi lẽ, với cách đầu t để tăng sản lợng nh hiện nay thì may chăng chỉ xoá đợc đói, chứ cha thể giảm đợc nghèo. Để giảm đợc nghèo thì điều kiện cần thiết là phải thay đổi cơ cấu đầu t trong nông nghiệp theo hớng sản xuất hàng hoá có chất lợng cao, giá thành hạ, khi đó mới có thể tham gia vào cạnh tranh với thị trờng thế giới.

* Trong công nghiệp:

Thực tế đầu t cho lĩnh vực này vẫn mang tính chắp vá, giải quyết những khó khăn nhất thời mà cha thể hiện một chiến lợc phát triển thực sự của ngành, trình độ công nghệ trong khu vực doanh nghiệp Nhà nớc nói chung rất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, lỗi thời, hiện tợng đầu t theo phong trào bằng vốn Ngân

sách Nhà nớc là khá phổ biến và kéo dài, làm giảm hiệu quả, gây khó khăn cho nền kinh tế trong việc xử lý hậu quả.

* Trong lĩnh vực dịch vụ:

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trờng mở cửa nh hiện nay, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng diễn ra sôi động và phức tạp hơn thì hoạt động dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo môi trờng đầu t thuận lợi, góp phần tăng trởng kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay thì vấn đề nhận thức về tầm quan trọng cũng nh vai trò của dịch vụ còn cha đợc thoả đáng, chúng ta mới chỉ tập trung chú ý tới việc vốn Ngân sách Nhà nớc đầu t vào một số khâu của lĩnh vực này nh: giao thông, bu điện, thông tin liên lạc... mà gần nh bỏ trống một số hoạt động dịch vụ khác nh: Ngân hàng, bảo hiểm, kế toán… Do đó, việc bố trí và phân bổ vốn đầu t từ Ngân sách cho lĩnh vực này hợp lý là điều kiện hết sức cần thiết.

* Trong đầu t kết cấu hạ tầng:

Nét hạn chế nổi bật trong khâu này là cha bám sát các mục tiêu quan trọng của nền kinh tế dẫn tới hậu quả là: đầu t dàn trải, tiến độ kéo dài, vốn nằm chờ công trình… diễn ra khá phổ biến và lặp đi, lặp lại nhiều năm ở nhiều Bộ, ngành, địa phơng. Năm 1997 cả nớc có khoảng 6000 dự án, năm 1998 còn 5000 dự án, năm 1999 còn 4000 dự án nhng năm 2000 lại có tới 5300 dự án đợc đầu t bằng vốn Ngân sách Nhà nớc. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngời đợc quyết định đầu t các dự án D, C tách rời ngời lo vốn; Nếu có cơ chế gắn kết quyền hạn và trách nhiệm lại thì tình hình hẳn là khác hoàn toàn. Ngoài ra, khâu xét duyệt đầu t, giải phóng mặt bằng, đấu thấu đang là một vấn đề hết sức bức xúc.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w