0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Cơ hội và thách thức đối với VIS

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý (Trang 62 -64 )

II. Tài sản cố định và đầu

1. Cổ đông hiện hữu

3.1.2 Cơ hội và thách thức đối với VIS

* Cơ hội:

- Sự lớn mạnh của Tổng Công ty Sông Đà tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của VIS, đặc biệt là ở các dự án Thủy điện, các khu đô thị lớn, các dự án công nghiệp.

- Sự phát triển sôi động của thị trường chứng khoán, thị trường vốn tạo điều kiện để Công ty có khả năng thu hút các nguồn tài chính để đầu tư phát triển mở rộng.

- Các ngân hàng ngày càng nới rộng điều kiện cho vay đối với các công ty, sự phân khúc thị trường của Ngân hàng được mở rộng hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho VIS dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay hơn, tự chủ hơn trong huy động vốn.

* Thách thức: Hội nhập khu vực AFTA, WTO và xu hướng toàn cầu hóa sẽ gia

tăng sức ép cạnh tranh đối với thép sản xuất trong nước.

- Thị trường nguyên liệu phôi thép trên thế giới và trong nước được dự báo còn biến động phức tạp trong những năm tới sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Thép VIS đang phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà máy thép trong nước đã có dây chuyền sản xuất phôi trong nước như Hòa Phát, TISCO, …. Và các nhà sản xuất khác đã hết khấu hao như Việt – Úc, VPS, …

- Giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng liên tục như dầu FO, điện, than kéo theo sự tăng giá của các loại vật tư khác.

- Tình hình tài chính của các nhà đầu tư đang gặp rất nhiều khó khăn khiến cho công nợ của các nhà phân phối kinh doanh thép ứ đọng rất lớn. Công tác triển khai các công trình xây dựng ở Việt Nam trong thời gian gần đây chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ. Việc giải ngân cho các công trình chậm nên trong ngành

xây dựng nhiều công trình đang bị bỏ dở hoặc phải dừng lại. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn của Công ty.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý (Trang 62 -64 )

×