II. Tài sản cố định và đầu
5 Tài sản dài hạn khác 3,740 ,042 13,170 134,81 261,
2.2.2 Tình hình nguồn vốn tại VIS
Bảng 2.4 Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Thép Việt – ý tại ngày 31/12 qua 3 năm (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT Nội dung Năm
2004 Năm Năm 2005 Năm 2006 05/04 (%) 06/05 (%) I. Nợ phải trả 501,087 634,952 662,057 126,71 104,27 1 Nợ ngắn hạn 292,450 469,231 470,932 229,40 100,36 2 Nợ dài hạn 204,457 162,150 162,625 79,31 100,29 3 Nợ khác (Chi phí phải trả) 4,180 3,571 28,500 85,43 798,10 II. Vốn chủ sở hữu 76,023 92,108 116,212 121,16 126,17 1 Vốn chủ sở hữu 75,585 91,713 115,990 121,34 126,47 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,438 0,395 0,222 90,18 56,20
Tổng nguồn vốn 577,110 727,060 778,269 125,98 107,04
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP Thép Việt - Ý)
Bảng 2.4 chi chúng ta thấy: Năm 2004 có số nợ phải trả là 501,087 tỷ đồng, năm 2005 là 634,952 tỷ đồng tăng 26,71% nguyên nhân là do sau khi mới bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do nhu cầu về vốn nhiều nên số nợ đã tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2006 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dần đi vào ổn định, doanh nghiệp dần làm chủ được tình hình tài chính nên tỷ lệ nợ phải trả về cơ bản là tăng nhẹ so với năm 2006 là 4,27%. Tuy nhiên số nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, năm 2004 tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn là 86,82%, năm 2005 là 87,33%, năm 2006 là 85,06%. Tỷ lệ nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn phản ánh mặt lợi và khó khăn của doanh nghiệp. Đối với VIS tỷ lệ này khá cao có thể thấy: Là một doanh nghiệp
mới thành lập số nợ vay lớn cho thấy công ty có uy tín để có thể được nợ khoản tiền lớn như vậy, tuy nhiên điều này lại là một áp lực lớn đối với doanh nghiệp trong vấn đề trả nợ. Để phục vụ sản xuất kinh doanh, trong điều kiện vốn vay có hạn và còn phải chịu nhiều ràng buộc, công ty đã chọn phương án tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu mục đích tăng khả năng thanh toán và mức độ đảm bảo an toàn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời làm nguồn đối ứng cho việc mở rộng sản xuất, thành lập Nhà máy sản xuất phôi thép. Năm 2004 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 75,585 tỷ đồng, năm 2005 là 91,713 tỷ đồng tăng 21,34%, năm 2006 là 115,99 tỷ đồng tăng 26,47% so với năm 2005. Điều này cho thấy doanh nghiệp không chỉ tăng vốn điều lệ mà còn tự tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Huy động vốn ở đây có thể nói là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải làm sao đảm bảo hiệu quả trong huy động vốn và sử dụng vốn.
Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn tại VIS qua 3 năm (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT Nội dung Năm
2004 Năm Năm 2005 Năm 2006 05/04 (%) 06/05 (%) 1 Tổng doanh thu 911,343 1.125,413 1.269,068 123,49 112,76 2 Lợi nhuận trước thuế 10,341 12,978 16,250 125,50 125,21 3 Tổng vốn 577,110 727,060 778,269 125,98 107,04 4 Lợi nhuận TT/ Tổng vốn 1,79% 1,78% 2,08%
5 Vốn CSH / Tổng vốn 13,17% 12,67% 14,94%6 Nợ dài hạn / Tổng vốn 35,43% 22,30% 20,90% 6 Nợ dài hạn / Tổng vốn 35,43% 22,30% 20,90% 7 Vốn CSH / Nợ dài hạn 36,97% 56,56% 71,32% 8 Chi phí lãi vay/Tổng chi
phí 3,06% 3,3% 2,9% 10 Chi phí vốn CSH, trả cổ tức 10% 11% 10% + 4% cp thưởng 11 Vốn điều lệ 64 75 100 117,19 133,33
(Nguồn: Công ty CP Thép Việt - Ý)
Theo bảng 2.5, cho thấy: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, tổng vốn của Công ty CP Thép Việt - Ý tăng qua 3 năm nghiên cứu. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của năm 2006 so với năm 2005 là thấp hơn năm 2005 so với năm 2004, cụ thể: Doanh thu năm 2005 đạt 1.125,413 tỷ đồng tăng 23,49% so với năm 2004, năm 2006 đạt 1.269,068 tỷ đồng tăng 12,76% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế năm 2005 đạt 12, 978 tỷ đồng tăng 25,5% so với năm 2004, năm 2006 đạt 16,25 tỷ đồng tăng 25,21% so với năm 2005. Tổng nguồn vốn tăng, lợi nhuận trước thuế tăng làm cho chỉ tiêu LNTT/Tổng vốn tăng; chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp tạo ra 1,79 đồng lợi nhuận trước thuế.
Chỉ tiêu Hệ số vốn CSH/Tổng vốn phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, trong 100 đồng vốn thì có bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu. Theo số liệu trên cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2006 tỷ trọng vốn CSH trên tổng vốn có xu hướng tăng, nếu như hệ số này năm 2004 là 13,17% thì đến năm 2006 đạt 14,94%, điều này cho thấy sự tự chủ về tài chính của VIS ngày càng cao, cũng như sự độc lập và tự chủ trong kinh doanh của Công ty ngày càng được khẳng định.
Nếu như hệ số Vốn CSH/Tổng vốn cho thấy sự tự chủ về tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, thì hệ số Nợ dài hạn/ Tổng vốn lại cho thấy sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn bên ngoài. Nợ dài hạn của Công ty CP Thép Việt –Ý ở đây bao gồm hai bộ phận vay chính: vay dài hạn và phát hành cổ phiếu. Hệ số nợ dài hạn của VIS có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2004 hệ số này là 35,43%, thì năm 2005 giảm xuống còn 22,30%, và năm 2006 chỉ còn 20,90%. Chúng ta nhận thấy hệ số tự chủ về tài chính tăng, trong khi sự phụ thuộc tài chính bên ngoài giảm dần cho thấy VIS có xu hướng sử dụng vốn chủ nhiều hơn. Xong một thực tế cho thấy việc giảm hệ số nợ dài hạn phản ánh tình hình thanh toán nợ dài hạn của VIS rất đều đặn, chứng tỏ chính sách huy động và sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn tương đối ổn định và cân bằng.
Hệ số vốn CSH /Nợ dài hạn tăng qua các năm, cho thấy VIS đã chủ động hơn trong việc dùng vốn đối ứng với việc huy động vốn vay dài hạn từ bên ngoài (Toàn bộ tài sản VIS trong thời gian đầu dùng 100% vốn vay ngân hàng). Mặc dù hệ số vốn CSH/Nợ dài hạn tăng, nhưng tỷ trọng tài sản của VIS cũng rất cao chứng tỏ VIS tận dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn.
Việc xác định chi phí vốn của VIS rất quan trọng, là căn cứ để xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu và cũng là sơ sở đưa ra lựa chọn phương thức huy động vốn của VIS. Trong từng trường hợp cụ thể mà VIS có quyết định lựa chọn hình thức huy động vốn nào. Bảng 2.5 cho thấy chi phí lãi vay của VIS tương đối thấp và ổn định. Nếu trừ đi phần tiết kiệm thuế, thì chi phí lãi vay khoảng 2,7% (vì lãi vay được đưa vào chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp). Tuy nhiên số liệu trên chưa tính đến các khoản chi phí cho việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng như: chi phí giao dịch, chi phí thông tin liên lạc, chi phí lập dự án khả thi, chi phí kiểm toán… Chi phí vốn CSH thực chất là chi phí phải trả cho chủ sở hữu khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Với doanh nghiệp thì đây là một khoản chi phí, nhưng với nhà đầu tư thì đây chính là thu nhập được nhận trên cơ sở đầu tư vốn. Năm 2004 tỷ lệ này là 10%, năm 2005 là 11%, năm 2006, VIS đã được ghi danh niêm yết trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ chi trả cổ tức là 10% + 4% cổ phiếu thưởng. Điều này đã kích thích các nhà đầu tư kỳ vọng vào VIS trong tương lai.