II. Tài sản cố định và đầu
4 Công ty ĐTPTĐT và KCN Sông Đà 1.500.000.000 5Công ty Xi măng Sông Đà1.682.600
2.3.1 Kết quả đạt được:
Sau khi cổ phần hóa thành công VIS còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tài chính. Đên nay sau 3 năm hoạt động, cơ cấu vốn của VIS đã có chuyển biến tích cực, nhan chóng cải thiện tình hình tài chính. Nếu trước đây việc huy động vốn phải dựa vào sự bảo lãnh của Tổng công ty với hạn mức vay thấp, thì đến nay VIS đã có được sự tin tưởng của các Ngân hàng, hạn mức dư nợ tăng qua các năm. Bên cạnh đó VIS cũng huy động vốn từ việc tăng vốn điều lệ.
Ngày 26/12/2006 VIS chính thức đăng tên giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán với mã cổ phiếu là VIS. Không chỉ các nhà thầu, các chủ đầu tư xây dựng mới biết đến VIS với thương hiệu “chất lượng cho mọi công trình” mà đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng biết tới VIS là nhân tố đem lại thu nhập từ giá trị cổ phiếu và theo dõi từng bước hoạt động của VIS trên thị trường. Là một trong mười thương hiệu được bình chọn năm 2006 VIS đang dần khẳng định sự vững mạnh của mình trên thương trường.
Những kết quả đạt được về mặt tài chính trong thời gian qua là kết tinh của sự lỗ lực, sự sáng suốt của Ban lãnh đạo công ty, sự đồng lòng và niềm tin của nhân viên vào sự phát triển tương lai của VIS. Thể hiện:
- Quan hệ với các tổ chức tín dụng: Chỉ trong thời gian ngắn, sau 1 năm hoạt động sản xuất kinh doanh VIS đã chứng minh khả năng hoạt động và đần tạo dựng được uy tín đối với các Ngân hàng. Với giá trị sản xuất đạt 1.269 tỷ đồng năm 2006, trong năm Công ty đã chuẩn bị được một nguồn tài chính rất lớn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh sự hỗ trợ của TCT, VIS đã luôn cố gắng để tạo dựng uy tín với các tổ chức tín dụng. Hiện nay, Công ty đã có mối quan hệ rất tốt với nhiều Ngân hàng lớn, đặc biệt là:
Bảng 2.10 Hạn mức tín dụng của VIS tại các Ngân hàng lớn năm 2006
Ngân hàng Hạn mức tín dụng
(tỷ đồng)
Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương 250
Ngân hàng ĐT&PT Phố Nối – Hưng Yên 240 CN Ngân hàng NN & PTNT Nam Hà Nội 150
Tổng 790
(Nguồn: Công ty cổ phần Thép Việt - Ý)
Trong năm 2006, tổng nguồn vốn lưu động Công ty đã vay và được giải ngân là 945 tỷ đồng, giá trị hoàn thuế 9,5 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là 3,8 tỷ đồng. Ngoài ra Công ty đã ký hợp đồng về việc vay vốn đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phôi thép tại Hải Phòng với giá trị 284 tỷ đồng.
- Hiệu quả sử dụng các khoản vốn huy động: Các khoản vay sử dụng đúng mục đích, hợp lý và hiệu quả sử dụng vốn vay tối ưu nhất. Hệ số thanh toán lãi vay cao cho thấy VIS hoạt động có lãi, và việc sử dụng vốn vay có hiệu quả tốt. Các khoản nợ của Công ty luôn được trả đúng hạn và trước hạn, không có nợ quá hạn.
Bảng 2.11 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của VIS qua 3 năm (2004 - 2006)
ĐVT: lần
TT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Khả năng thanh toán hiện hành 1,146 1,136 1,175 2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,155 1,070 1,171
3 Khả năng thanh toán nhanh 0,048 0,117 0,165
4 Khả năng thanh toán nợ dài hạn 0,865 0,740 0,718
(Nguồn: Công ty cổ phần Thép Việt - Ý)
- Doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc huy động vốn: Công tác huy động vốn phụ thuộc vào từng nghiệp vụ phát sinh. Mỗi một nghiệp vụ có nhu cầu về vốn thì bộ phận Ngân hàng Phòng tài chính sẽ tiến hành làm việc với Ngân hàng để vay vốn. Tuy nhiên, trong công tác huy động vốn thế mạnh của VIS là vay ngắn hạn ngân hàng.
- Quy mô vốn tăng:
Bảng 2.12 Quy mô nguồn vốn của VIS qua 3 năm (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT Nội dung Năm
2004 Năm Năm 2005 Năm 2006 So sánh 05/04 06/05 BQ 1 Vốn vay 501,087 634,952 662,057 126,71 104,27 115,49 2 Vốn CSH 76,023 92,108 116,212 121,16 126,17 123,67 Tổng vốn 577,110 727,060 778,269 125,98 107,04 116,51
(Nguồn: Công ty CP Thép Việt - Ý)
Quy mô nguồn vốn bao gồm cả vốn vay và vốn chủ đều gia tăng. Tốc độ tăng trưởng trung bình là 16,51% qua 3 năm. Trong đó vốn vay ngân hàng là: 15,49%, vốn CSH là 23,67%.
- Bắt đầu chú ý đến xây dựng cơ cấu vốn hợp lý: Trong giai đoạn thị trường tài chính ngày càng phát triển, sự tiếp cận với nguồn vốn khác nhau trở nên dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cơ hội tiếp cận với những khái niệm mới về vốn từ các diễn đàn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. Ban lãnh đạo VIS đã không ngừng trao dồi và học hỏi từ thực tế cũng như trên các diễn đàn đã mang tới một cái nhìn mới và toàn diện cho tình hình tài chính của bản thân doanh nghiệp. VIS đã bắt đầu hình thành ý tưởng xây dựng một cơ cấu vốn trong tương lai gần, phát huy lợi thế sẵn có và tạo cho mình cơ hội đổi mới và tự hoàn thiện.
- Đặc biệt khả năng huy động nợ bằng cách phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp.
Tháng 12 năm 2006, VIS chính thức gia nhập thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu chào sản là 45.000đồng/cp. Để phục vụ cho dự án Nhà máy sản xuất phôi thép tại Hải Phòng, VIS tiến hành tăng vốn điều lệ.
* Mục đích tăng vốn: Xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép với công suất 400.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền - Hải Phòng.
Mục tiêu của dự án xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép nhằm tạo sự chủ động và ổn định lâu dài trong họat động kinh doanh thép cán, đồng thời đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của VIS.
* Phương án khả thi:
Tổng mức đầu tư của dự án nhà máy phôi thép tại Hải Phòng bao gồm:
Bảng 2.13 Tổng mức đầu tư của dự án nhà máy sản xuất phôi thép tại Hải Phòng
STT Hạng mục Giá trị (VNĐ)
1. Xây lắp 164.048.928.300
2. Thiết bị 310.864.647.630
3. Chi phí khác 95.810.301.239
3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 3.324.845.5883.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 31.199.924.608