Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển bắc (Trang 64)

Trong bối cảnh hiện nay, khi ngành vận tải biển trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, bị thua ngay trên sân nhà với thị phần rất khiêm tốn chỉ 15%. Chính vì vậy, để các công ty trong ngành vận tải Biển có thể hoạt động hiệu quả, cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đòi hỏi chính phủ cần có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành vận tải biển và các dịch vụ phụ

trợ, không những chỉ nhằm vào thị trường trong nước mà còn phục vụ nhu cầu của các nước thuộc hành lang kinh tế Đông Tây vốn không có thuận lợi về giao thông vận tải biển như Campuchia, Lào, Myanmar cũng như vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Cụ thể, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi dành cho những doanh nghiệp vận tải biển như khung lãi suất hợp lý, chính sách miễn giảm thuế…để các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn trên thị trường. Nhờ đó, các doanh nghiệp ngành vận tải biển sẽ có thêm nhiều nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Với bản thân công ty vận tải Biển Bắc thì tính đến thời điểm 31/12/2006, công ty vẫn là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc sự quản lý của Tổng công ty Hàng hải Việt nam. Sang năm 2007, theo kế hoạch CPH thì cổ đông Nhà nước vẫn sẽ giữ cổ phần chi phối là 51%. Việc chuyển đổi hình thức hoạt động này chắc chắn sẽ đòi hỏi công ty mất một thời gian để ổn định sản xuất cũng như tổ chức bộ máy bởi sau CPH rất nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến vốn xảy ra đối với các doanh nghiệp CPH, đó là:

Thứ nhất, vấn đề quản lý nhà nước về hành chính, về phần vốn Nhà nước nắm giữ trong DN sau CPH. Khi chưa CPH, số vốn của Nhà nước trong DN chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản. Sau CPH, chế độ cơ quan chủ quản không còn, nhiều DN xử lý vấn đề này hết sức lúng túng. Thực tế cho thấy, trước CPH, hầu hết các dây chuyền sản xuất chính hoặc các tài sản lớn đều do tổng công ty (TCT) đứng tên sở hữu, nhưng khi CPH, việc chuyển giao chưa dứt điểm, gây ra tình trạng quyền sở hữu tài sản không rõ ràng, nhất là khi DN mở rộng, liên doanh, hợp tác trong kinh doanh. Điều này, khiến DN gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định kế hoạch SXKD, như xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng..., hay góp vốn liên doanh bằng tài sản có trên đất mà DN đang sử dụng.

Thứ hai, vấn đề vay vốn sau CPH. Khi còn là DNNN, nếu thiếu vốn doanh nghiệp có thể vay ngân hàng đã có cơ quan chủ quản cấp trên đứng ra bảo lãnh. Sau CPH, DN muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp. Mà tài sản thế chấp của doanh nghiệp thường lại không có đủ các loại giấy tờ liên quan, đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai (sổ đỏ)... Chuyện vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp vì thế cũng rất bị động, chẳng dễ dàng chút nào. Trên thực tế, đã có tình trạng, một bộ phận công ty hay đơn vị thành viên Tổng công ty được CPH, nhưng không có quyền sử dụng đất, không được đứng tên thuê hoặc giao đất do đất thuộc quyền sử dụng TCT (và TCT đứng tên). Vì vậy, các đơn vị này phải nhờ TCT đứng ra, dùng quyền sử dụng đất vay vốn hộ. Ngược lại, đã có trường hợp, TCT dùng toàn bộ diện tích đất đai của doanh nghiệp CPH đang sử dụng để thế chấp vay vốn gây khó khăn cho hoạt động của CTCP.

Một thay đổi lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp sau CPH là tỷ trọng vay vốn từ ngân hàng thương mại Nhà nước đã giảm đi đáng kể thay vào đó là các nguồn tín dụng khác như tín dụng phi chính thức, vay từ người lao động, cổ đông hoặc gia đình, bạn bè.

Bên cạnh đó, những điều kiện về tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản và lòng tin khi cho vay của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể đối với doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi. Đây là những trở ngại phát sinh gây hạn chế đối với các doanh nghiệp CPH. Một thực tế, có khoảng cách khá xa giữa quy định và thực tế thực hiện các chính sách tín dụng ngân hàng chưa tạo được môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp CPH. Mặt khác, sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ, chuyển vốn vay thành vốn Nhà nước đầu tư... sau CPH đã không còn.

Như vậy, những khó khăn thời “hậu CPH” mà các DNNN vừa CPH nói chung và công ty vận tải Biển Bắc nói riêng sẽ gặp phải là không nhỏ. Chính vì vậy, các cơ quan cấp trên nên có những cơ chế chính sách hợp lý, tạo điều kiện

cho công ty có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề sau thời kỳ cổ phần hoá. Có như vậy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động huy động vốn mới có thể đi vào ổn định và thực sự có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Nều kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đó vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra khốc liệt giữa các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước khiến mỗi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất để đáp ứng những đòi hỏi liên tục của thị trường. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác huy động vốn để có nguồn tài trợ cho những kế hoạch phát triển của doanh nghiệp mình. Công ty vận tải Biển Bắc là doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường sông, biển - một lĩnh vực mà các công ty trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn trước các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì công ty vận tải Biển Bắc luôn chú trọng đến các hoạt động nhằm mở rộng nguồn vốn của mình.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với công ty vận tải Biển Bắc, em đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp với mục tiêu có thể góp phần đưa hoạt động huy động vốn tại công ty trở nên có hiệu quả hơn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành chuyên đề bằng tất cả khả năng và kiến thức của mình nhưng bài viết có thể còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong các thầy cô và các bạn chỉ bảo, đóng góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn thiện và trở nên có ý nghĩa thực tiễn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,2006 - ĐHKTQD – Nhà xuất bản giáo dục.

2. TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐHKTQD – Nhà xuất bản thống kê.

3. PGS. TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình Thị trường Chứng khoán,2002, ĐH KTQD

4. Dr. Frederic S.Mishinkin,Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – nhà xuất bản và kỹ thuật Hà Nội – 1992

5. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty vận tải Biển Bắc.( Năm 2003, 2004, 2005, 2006 )

6. Các trang web

www.moi.gov.vn www.mof.gov.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển bắc (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w