Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển bắc (Trang 49)

Tuy đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc vẫn còn những điểm hạn chế, chưa phát huy được hết tiềm năng của công ty trong việc tiếp cận tới các nguồn vốn trên thị trường, đó là:

Tỷ trọng Vốn nợ/ Tổng nguồn vốn quá cao, trên 90%. Mặc dù hiện tại, công ty đang làm ăn khá hiệu quả, luôn trả lãi và vay đúng thời hạn nhưng tỷ trọng vốn nợ chiếm quá cao như vậy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt de doạ tới khả năng thanh toán. Hơn nữa, tỷ lệ vốn nợ quá cao sẽ là một rào cản để doanh nghiệp có thể tiếp cận thêm với các nguồn nợ mới từ phía ngân hàng và các bạn hàng. Tuy trong những năm gần đây, công ty đã quan tâm và điều chỉnh tỷ lệ nợ/Tổng nguồn vốn xuống thấp hơn nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức rất cao. Năm 2004 là 96%, năm 2005 giảm xuống 91,6% và đến năm 2006 còn 90%. Đây là vấn đề mà công ty vận tải Biển Bắc sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để có một tỷ lệ nợ/nguồn vốn hợp lý, phù hợp với khả năng của công ty và vẫn phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm tuy luôn khá tốt nhưng vẫn chưa trở thành một nguồn tài trợ hiệu quả cho các hoạt động tái đầu tư, mở rộng sản xuất của công ty. LNST mỗi năm mới chỉ khoảng 4-5 tỷ đồng trong khi nhu cầu vốn hàng năm của công ty là rất lớn, khoảng 100tỷ đồng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, công ty phải không ngừng nâng cấp đội tàu (đòi hỏi chi phí rất cao) để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trở thành nguồn tự tài trợ tốt và hiệu quả đối với hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề đang được đặt ra với công ty vận tải Biển Bắc trong những năm tiếp theo.

Công ty vẫn chưa khai thác hiệu quả những nguồn vốn trong nội tại công ty. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải Biển với tài sản cố định chủ yếu là các đội tàu có trọng tải lớn, công ty đã phải đầu tư rất nhiều vốn để đóng mới

hay mua lại các đội tàu này. Thế nhưng, với những tài sản không dùng đến hoặc không dùng được nữa, được thay thế mới thì công ty lại chưa thanh lý và xử lý kịp thời để thu hồi vốn, bổ sung kip thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

*Nguyên nhân.

Việc hoạt động huy động vốn của công ty vận tải Biển Bắc vẫn chưa đạt hiệu quả cao là do tác động của một số nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Cụ thể:

Thứ nhất, công ty vận tải Biển Bắc chỉ được xếp vào loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải sông, biển. Hơn nữa, phương tiện vận tải là đội tàu của Công ty hiện tuổi đã cao (tuổi trung bình đã gần 20 tuổi) nên thường xuyên phải dừng để sửa chữa, các chi phí tiêu hao nhiên liệu, vật tư phụ tùng nhiều hơn, trong khi giá cước lại thấp đi do tàu già. Đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt cũng đã ảnh hưởng đến quá trình khai thác tàu biển của Công ty vì đội tàu của Công ty còn ít, tải trọng thấp, khả năng mở rộng thị trường khai thác và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả chưa cao, dẫn đến thị phần bị suy giảm đáng kể, làm cho vị thế và uy tín của công ty trên thị trường chưa thực sự tốt. Những yếu tố đó khiến công ty cũng gặp khó khăn khi muốn huy động thêm nguồn vốn mới.

Đặc biệt, từ giữa năm 2005, giá cước vận tải biển trong khu vực và quốc tế đột ngột giảm mạnh trong khi giá nhiên liệu vẫn tiếp tục tăng cao đã làm giảm hiệu quả khai thác đội tàu biển của Công ty vì giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải biển. Trong lúc đó, giá mua tàu trong khu vực và trên thế giới lại tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng xấu đến kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu biển của Công ty. Cùng với đó là những khó khăn khách quan như dịch cúm gia cầm, thiên tai, bến bãi đỗ tàu,… phía Trung Quốc đã đóng cửa khẩu hạn chế khách du lịch qua cửa khẩu Móng Cái đã làm ngưng trệ kinh doanh vận tải hành khách

bằng đội tàu cao tốc của Công ty và đội tàu của các công ty khác khai thác trên vịnh Hạ Long và tuyến Hải Phòng- Móng Cái. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động SXKD của công ty. Mặc dù đã được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo các cấp để khắc phục khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của công ty vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ. Doanh thu chưa đạt được mục tiêu đề ra (chỉ hoàn thành 75% kế hoạch), LNST giảm từ đó hạn chế khả năng tài trợ vốn cho hoạt động đầu tư trích lập từ lợi nhuận,

Thứ hai, trình độ của cán bộ quản lý các cấp trong công ty chưa cao, số lượng cán bộ quản lý tài chính còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đều không có cán bộ quản lý tài chính chuyên trách và được đào tạo bài bản mà chủ yếu là cán bộ kế toán kiêm nhiệm.Sự yếu kém về các kiến thức tài chính khiến cán bộ quản lý không thấy, hiểu hết được những đặc điểm của các nguồn vốn trên thị trường, từ đó chưa tận dụng tối đa khả năng tiếp cận tới các loại nguồn vốn khác nhau, làm cho công tác huy động vốn chưa có đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, hình thức sở hữu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của công ty vận tải Biển Bắc. Là một doanh nghiệp Nhà nước, chuyển sang nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không còn được bao cấp về vốn mà chỉ được cấp vốn một lần khi thành lập, trên cơ sở đó tự quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Hiện nay, nhu cầu vốn kinh doanh càng tăng song nguồn tài trợ lại có hạn. Hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đem lại lợi nhuận cao; công ty lại chưa tiến hành cổ phần hoá để có thể thu được những nguồn vốn mới từ thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu; huy động nợ qua phát hành trái phiếu còn là hình thức mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp nên không phải doanh nghiệp nào cũng thích sử dụng. Trong giai đoạn này, hầu hết các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đều gặp khó khăn trong việc huy động vốn chủ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ

những yếu tố trên, rõ ràng để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động tái đầu tư, mở rộng sản xuất hàng năm, công ty buộc phải tìm đến nguồn vốn nợ từ các ngân hàng và đối tác làm ăn và coi đây là một nguồn tài trợ chủ lực cho hoạt động huy động vốn của mình. Đó chính là nguyên nhân lý giải tại sao tỷ lệ vốn nợ/Tổng nguồn vốn của công ty lại ở mức quá cao như vậy. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá thấp, công ty vay nợ nhiều gây trở ngại trong việc thực hiện hợp đồng có quy mô lớn. Hơn nữa, điều này làm cho chi phí sử dụng vốn lớn, giá thành tăng lên ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty kéo theo ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Vay nợ nhiều trong khi vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể từ đó làm cho hệ số nợ của công ty tăng dẫn đến tình hình trạng thái tài chính trong công ty luôn ở mức căng thẳng.

Trong năm 2007, công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá theo kế hoạch CPH các DNNN trong lĩnh vực giao thông vận tải. Hi vọng với việc đổi mới hình thức sở hữu doanh nghiệp sẽ là cơ hội đê công ty vận tải Biển Bắc có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn vốn mới trên thị trường chứng khoán, kết hợp với việc khai thác tối đa những nguồn vốn hiện có, từ đó thay đổi cơ cấu vốn nợ/VCSH của mình một cách hợp lý. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và uy tín tiếp tục được nâng cao trong những năm tiếp theo.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC

3.1. Nhu cầu vốn của công ty.

3.1.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009.

Trong năm 2007, theo kế hoạch , công ty vận tải Biển Bắc sẽ tiến hành cổ phần hoá theo phương án CPH các DNNN thành các công ty cổ phần. Để phù hợp với sự thay đổi đó, công ty đã đề ra định hướng phát triển trong giai đoạn 2007 – 2010. Cụ thể:

Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình SXKD đa ngành nghề có quy mô rộng hơn, loại hình SXKD phù hợp với nhu cầu của thị trường như dịch vụ mua

bán tàu biển mà trước mắt là thực hiện mua tàu cho Công ty, đầu tư khai thác tàu dầu tiến tới tham gia vận chuyển Công ten nơ,… .

Sắp xếp mô hình tổ chức công ty theo hướng hiện đại, chất lượng, gọn nhẹ đáp ứng được yêu cầu quản lý và mục tiêu của công ty cổ phần là đảm bảo nâng cao lợi nhuận. Mô hình tổ chức phải mang tính chuyên môn hoá cao, phù hợp với các loại hình SXKD của Công ty và phải linh hoạt, thích ứng kịp thời với sự phát triển thị trường, phát huy cao độ tính tự chủ, phẩm chất, năng lực, trình độ của từng người và từng bộ phận trong Công ty.

Đổi mới, mở rộng ngành nghề SXKD song song với đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực SXKD; Kịp thời bổ sung những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu, có hiệu quả kinh tế cao như đầu tư tầu hàng khô có tải trọng lớn có khả năng khai thác trên những tuyến quốc tế xa, đầu tư vận chuyển tàu dầu, tàu Công ten nơ…; Tiếp tục củng cố, hoàn thiện những ngành nghề đã có, đặc biệt là xuất khẩu lao động, phải mở được thị trường mới ngoài những thị trường truyền thống, phải mở rộng ngành nghề xuất khẩu có công nghệ cao ngoài xuất khẩu lao động giúp việc hay lao động phổ thông có thu nhập thấp; Mạnh dạn tổ chức, cơ cấu lại khai thác kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành hàng hải, phải đổi mới khâu tiếp thị khách hàng lấy chất lượng phục vụ làm mục tiêu phát triển trên cơ sở đầu tư đổi mới nguồn nhân lực có tinh thần sáng tạo, có quan hệ rộng rãi và nhất là phải có chuyên môn cùng với sự nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao.

Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; Xây dựng các chính sách phù hợp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu phát triển, đặc biệt là có chính sách thoả đáng, dài hạn để củng cố, thu hút, đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Công ty không để xảy ra tình trạng thiếu hụt những sỹ quan, thuyền viên có chuyên môn cao, năng lực tốt, có tâm huyết với nghề nghiệp cho đội tàu biển hiện có và sẽ có.

Tăng cường hợp tác, củng cố quan hệ với những khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với những khách hàng mới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi phù hợp với luật pháp Nhà nước và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở này, quảng bá truyền thống tốt đẹp, chất lượng dịch vụ cao và những lợi thế của Công ty ra các ban hàng, không ngừng nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường, củng cố vị thế của Công ty.

Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư tầu biển vào thời điểm thích hợp, giá thành hạ, khả năng khai thác ổn định. Chú trọng chuẩn bị các điều kiện thiết yếu về tài chính, nguồn vốn, về nguồn nhân lực, thuyền viên, về tổ chức điều hành khai thác, nguồn hàng, bến bãi, về lực lượng kỹ thuật và các điều kiện khác để năm 2008 thực hiện đầu tư khai thác tàu dầu đảm bảo có hiệu quả ngay từ ban đầu.

Sắp xếp, củng cố, đổi mới và mở rộng các chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện theo tinh thần nâng cao tính tự chủ trong SXKD của các đơn vị. Các chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện tự chịu trách nhiệm cao hơn về hiệu quả SXKD và lợi nhuận thu được, lấy lợi nhuận làm tiêu chuẩn chính đánh giá kết quả hoạt động và thành tích của các đơn vị này.

Bảng 11: Dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu SXKD 3 năm sau CPH giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị:triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng doanh thu 158.458 201.920 212.020

2 Tổng chi phí 153.018 195.800 205.400

3 Lợi nhuận trước thuế 5.440 6.120 6.620

5 Lợi nhuận sau thuế 5.440 6.120 5.693

- Ưu đãi thuế TNDN 1.523 1.714 927

6 Tỷ lệ LNST/vốn điều lệ(%) 13,6 15,3 14,2 7 Trích lập các quỹ 2.424 2.727 2.881

- Quỹ dự phòng tài chính 196 220 238

- Quỹ khen thưởng/phúc lợi 313 353 381 - Quỹ đầu tư phát triển 1.915 2.154 2.261

8 Lợi nhuận chia cổ tức 3.016 3.393 3.739 9 Tỷ lệ chia cổ tức(%) 7,5 8,5 9,3 10 Lao động(người) 305 325 350

11 Thu nhập BQ đầu người 4,20 4,30 4,50

(Nguồn: Kế hoạch SXKD công ty vận tải Biển Bắc 3 năm sau CPH)

3.1.2. Nhu cầu vốn và kế hoạch huy động vốn của công ty.

Trong bối cảnh hiện nay, ngành vận tải biển trong nước đang “thua trên sân nhà” với một thị phần khiêm tốn là 15%. Tình trạng yếu kém này là do đội tàu Việt Nam của chúng ta có trọng tải nhỏ. Tính đến tháng 4/2005, tổng tải trọng của đội tàu Việt Nam là 3.194.911 tấn xếp thứ 60/150 nước trên thế giới, xếp thứ 4/10 nước trong khu vực ASEAN. Độ tuổi bình quân của đội tàu tương đối cao, trên 15 năm. Các tàu chuyên dụng chở các mặt hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng lâm sản, hoá chất, gas hoá lỏng LPG, dầu thô chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn. Chi phí vận hành, bảo hiểm và sửa chữa cao trong khi chất lượng dịch vụ ngày càng giảm.

Với bản thân công ty vận tải Biển Bắc, phương tiện vận tải là đội tàu của Công ty hiện tuổi đã cao (tuổi trung bình đã gần 20 tuổi) nên thường xuyên phải dừng để sửa chữa, các chi phí tiêu hao nhiên liệu, vật tư phụ tùng nhiều hơn, trong

khi giá cước lại thấp đi do tàu già. Đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt cũng đã ảnh hưởng đến quá trình khai thác tàu biển của Công ty vì đội tàu của Công ty còn ít, tải trọng thấp, khả năng mở rộng thị trường khai thác và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Trong tương lai, khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các công ước hàng hải quốc tế và bảo vệ môi trường, nếu đội tàu không đựơc đầu tư nâng năng lực vận chuyển và trẻ hoá, nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường hàng hải quốc tế là không tránh khỏi.

Nhận thức được điều đó, trong năm 2007,sau khi tiến hành CPH, công ty sẽ tiến thực hiện nhiều dự án mới, đầu tư vào nâng cấp đội tàu, đặc biệt đầu tư tàu chở Công ten nơ là những phương tiện thị trường khu vực và quốc tế đang cần, có khả năng khai thác và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cạnh tranh trực tiếp với các

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển bắc (Trang 49)