Van điện từ

Một phần của tài liệu bài giảng máy và thiết bị lạnh (Trang 131 - 136)

- Máy nén kín

7) Van điện từ

Van điện từ là một cơ cấu (thiết bị) thực hiện với một hoặc nhiều đầu van điều khiển bằng lực điện từ.

Tùy thuộc vào cấu tạo, van điện từ có thể là van chặn (1 đầu van) hoặc van chuyển (nhiều đầu van).

Van chặn dùng để đóng mở tự động đường đi của môi chất khí hoặc lỏng. Van chuyển dùng để biến đổi hướng chuyển động của dòng khí hoặc lỏng. Nếu theo nguyên tắc hoạt động, van điện từ được chia thành: van tác dụng trực tiếp, van tác dụng gián tiếp và van hỗn hợp.

Van tác dụng trực tiếp là loại van việc điều khiển đầu van chỉ sử dụng luwch điện từ.

Van tác dụng gián tiếp (hay van Pilot) là loại van mà lực điện từ chỉ có tác dụng điều khiển đầu van phụ, còn đầu van chính được đóng hoặc mở là do tác động của dòng khí hoặc lỏng. Van phụ đóng vai trò điều khiển dòng khí hoặc lỏng một cách gián tiếp.

Loại van hỗn hợp là loại van mà đầu van chính được đóng mở theo tác động của lực điện từ và dòng chất lỏng hoặc khí đi qua van.

Tùy thuộc vào vị trí của van khi không có lực điện từ thì van điện từ có loại thường đóng và thường mở. Loại van thường đóng (loại thường gặp) là loại sẽ mở đầu van khi van có điện vào cuộn dây điện từ và sẽ đóng đầu van khi mất điện ở cuộn dây điện từ. Van thường mở thì ngược lại, có điện vào cuộn dây van đóng, mất điện thì van mở. Hình trên giới thiệu van điện từ tác động trực tiếp.

Cấu tạo van điện từ tác động trực tiếp gồm các chi tiết chủ yếu: cuộn dây điện từ, lõi thép đóng mở đầu van, khe van và bộ phận tiếp điểm điện mạch ngoài.

Khi lắp van điện từ cần chú ý lắp sao cho dòng chảy luôn có xu hướng nâng đầu van lên.

Van điện từ loại này được dụng phổ biến trong hệ thống lạnh, phối hợp với rơ le phao (rơ le mức) để đóng hoặc mở dòng môi chất lỏng hoặc hơi đi vào thiết bị chứa cần tự động điều chỉnh mức. Ví dụ như bình trung gian kiểu đứng, bình chứa thấp áp, bình hồi lưu môi chất lỏng vv…

8) Áp kế

Áp kế dùng để đo và chỉ thị áp suất của môi chất ở đầu hút, đầu đẩy và chỉ thị hiệu áp suất của bơm dầu bôi trơn. Áp kế còn được dùng trong đồng hồ nạp gas, trên binhg ngưng, bình chứa, bình trung gian vv…

Các áp kế chuyên dùng trong hệ thống lạnh ngoài thang chia ghi áp suất còn có thang chia ghi nhiệt độ tương ứng của các môi chất lạnh thường dùng như: R22, R404a, R134a., được minh hoạ trên hình trên.

9) Bơm

Trong kỹ thuật lạnh thường dùng:

- Bơm nước kiểu ly tâm để bơm nước giải nhiệt cho tháp giải nhiệt bình ngưng.

- Bơm chất tải lạnh (nước, nước muối, glycol… ) kiểu ly tâm cho vòng tuần hoàn chất tải lạnh.

- Bơm môi chất lạnh (amonia, freon …) cho hệ thống lạnh dùng bơm tuần hoàn cấp lỏng cho các dàn bay hơi.

Hình dưới giới thiệu hình ảnh cảu bơm môi chất,

10) Quạt

Quạt sử dụng trong hệ thống lạnh chủ yếu gồm:

- Quạt hướng trục sử dụng cho các dàn lạnh, dàn ngưng tụ, tháp giải nhiệt để đối lưu cưỡng bức không khí.

Hình trên mô tả hoạt động của quạt hướng trục: không khí hút từ phía sau cánh quạt nơi tiếp giáp với động cơ và được đẩy vè phí trước. Hướng không khí được hút và và đẩy ra song song với trục quạt và động cơ.

- Quạt ly tâm: khi cần cột áp cao hơn, dùng cho các buồng điều hoà không khí, các dàn lạnh không khí hoặc để tuần hoàn vận chuyển và phân phối không khí đặc biệt trong các hệ thống điều hoà không khí. Hình dưới

Một phần của tài liệu bài giảng máy và thiết bị lạnh (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w