- Máy nén kín
3) Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí
Thiết bị ngưng tụ kiểu này có thể làm mát bằng không khí đối lưu tự nhiên hay cưỡng bức.
- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí đối lưu tự nhiên hình 7.20: chủ yếu dùng trong tủ lạnh gia đình và trong các máy lạnh thương nghiệp cỡ nhỏ.
Hình 7.20. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí đối lưu tự nhiên
- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí đối lưu cưỡng bức hình 7.21: được sử dụng cho hệ thống lạnh công suất vừa và lớn. Đặc biệt hệ thống lạnh dùng môi chất freon phục vụ cho điều hoà không khí và nhu cầu dân dụng, công nghiệp.
Hình 7.21. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí đối lưu cưỡng bức
* Ưu điểm
Không sử dụng nước nên chi phí vận hành giảm. Điều này rất phù hợp ở những nơi thiếu nước như khu vực thành phố và khu dân cư đông đúc.
Không sử dụng hệ thống bơm, tháp giải nhiệt, vừa tốn kém lại gây ẩm ướt khu vực nhà xưởng. Dàn ngưng không khí ít gây ảnh hưởng đến xung quanh và có thể lắp đặt ở nhiều vị trí trong công trình như treo tường, đặt trên nóc nhà vv . . .
Hệ thống sử dụng dàn ngưng không khí có trang thiết bị đơn giản hơn và dễ sử dụng.
So với các thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng nước, dàn ngưng không khí ít hư hỏng và ít bị ăn mòn.
* Nhược điểm
Mật độ dòng nhiệt thấp, nên kết cấu khá cồng kềnh và chỉ thích hợp cho hệ thống công suất nhỏ và trung bình.
Hiệu quả giải nhiệt phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Những ngày nhiệt độ cao áp suất ngưng tụ lên rất cao Ví dụ, hệ thống sử dụng R22, ở miền Trung, những ngày hè nhiệt độ không khí ngoài trời có thể đạt 40oC, tương ứng nhiệt độ ngưng tụ có thể đạt 48oC, áp suất ngưng tụ tương ứng là 18,5bar, bằng giá trị đặt của rơ le áp suất cao. Nếu trong những ngày này không có những biện pháp đặc biệt thì hệ thống không thể hoạt động được do rơ le bảo vệ áp suất cao (HP) tác động. Đối với dàn ngưng trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên hiệu quả còn thấp nữa.
7.3. Thiết bị bay hơi7.3.1. Khái quát 7.3.1. Khái quát
Thiết bị bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt, có nhiệm vụ hoá hơi môi chất bão hoà ẩm sau tiết lưu đồng thời làm lạnh môi trường cần làm lạnh. Như vậy, cùng với thiết bị ngưng tụ, máy nén và thiết bị tiết lưu, thiết bị bay hơi là một trong những thiết bị quan trọng nhất không thể thiếu được trong các hệ thống lạnh. Quá trình làm việc của thiết bị bay hơi ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm lạnh. Đó là mục đích chính của hệ thống lạnh. Vì vậy, dù toàn bộ trang thiết bị hệ thống tốt đến đâu nhưng thiết bị bay hơi làm việc kém hiệu quả thì tất cả trở nên vô ích. Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời gian làm lạnh tăng, nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số trường hợp do không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về gây ngập lỏng. Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn so với yêu cầu, thì chi phí đầu tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra khỏi thiết bị lớn. Khi độ quá nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao, tăng công suất nén. Lựa chọn thiết bị bay hơi dựa trên nhiều yếu tố như hiệu quả làm việc, đặc điểm và tính chất sản phẩm cần làm lạnh.
7.3.2. Phân loại thiết bị bay hơi
Theo môi trường cần làm lạnh:
- Bình bay hơi, được sử dụng để làm lạnh chất lỏng như nước, nước muối. - Dàn lạnh không khí, được sử dụng để làm lạnh không khí.
- Dàn lạnh kiểu tấm, có thể sử dụng làm lạnh không khí, chất lỏng hoặc sản phẩm dạng đặc. Ví dụ các tấm lắc trong tủ đôngtiếp xúc, trống làm đá vảy vv…
- Dàn làm lạnh chất lỏng: dàn lạnh xương cá, panen trong các hệ thống lạnh sản xuất nước đá khối.
Theo mức độ chứa dịch trong dàn lạnh:
- Dàn lạnh kiểu ngập lỏng hoặc không ngập lỏng.
Ngoài ra còn phân loại theo tính chất kín - hở của môi trườnglàm lạnh.