- Khi thực hiện tiết lưu 2 lần làm tăng năng suất lạnh riêng
a. Sơ đồ nguyên lý máy lạnh hấp thụ
Cần phải cấp nhiệt qc cho bình sinh hơi IV (nhiệt có thể lấy từ hơi nước, than, năng lượng mặt trời..) ở áp suất p2, ở đây do nhiệt độ sôi của NH3 nhỏ hơn của H2O nhiều nên NH3 bốc thành hơi bão hoà khô ở p2 và đi vào bình ngưng.
Hơi NH3 đi vào bình ngưng VI và ngưng tụ ở p2 = const nhả nhiệt q1 cho nước hoặc không khí làm mát, biến thành chất lỏng.
Chất lỏng NH3 ở p2 và nhiệt độ sôi tương ứng ts2, qua van tiết lưu VII biến thành hơi bão hòa ẩm ở áp suất p1 và nhiệt độ sôi ts1 nhỏ hơn và đi vào buồng lạnh.
Để đánh giá mức độ hoàn thiện của chu trình máy lạnh hấp thụ thuận nghịch người ta sử dụng đại lượng gọi là hệ số nhiệt ξ, đó là tỷ số giữa nhiệt hữu ích q2
trong buồng lạnh với nhiệt cấp qc vàcông bơm lB:
Thực tế công bơm lB rất bé so với qc nên có thể bỏ qua và ta có:
Trước đây máy lạnh hấp thụ được sử dụng khá rộng rãi nhưng sau khi máy lạnh dùng hơi có máy nén ra đời thì máy lạnh hấp thụ bị thu hẹp phạm vi sử dụng, vì máy lạnh hấp thụ có hệ số nhiệt ξ nhỏ, kết cấu cồng kềnh. Hiện nay máy lạnh hấp thụ còn được dùng ở những nơi có nguồn nhiệt dư thừa (khí thải, năng lượng mặt trời,...).
Cũng giống hệ thống lạnh nén hơi, trong hệ thống lạnh hấp thụ người ta cũng lắp thêm thiết bị hồi nhiệt I để làm quá lạnh môi chất lỏng trước khi tiết lưu để tăng năng suất lạnh. Thiết bị hồi nhiệt II dùng để thu hồi nhiệt của dung dịch loãng (dung dịch nghèo NH3) để làm nóng dung dịch đậm đặc (dung dịch giàu NH3) được bơm từ bình hấp thụ lên.
Hơi môi chất NH3 ra khỏi bình phản hấp thụ trước khi đến thiết bị ngưng tụ được đi qua thiết bị tinh luyện, mục đích tách hơi nước ra khỏi NH3 và như vậy có thể xem NH3 đi vào thiết bị ngưng tụ là nguyên chất.