Bảo quản hoa

Một phần của tài liệu bài giảng máy và thiết bị lạnh (Trang 31 - 32)

Hoa cắt được chia làm ba giai đoạn: a. Giai đoạn phát triển trên gốc hoa mẹ. b. Giai đoạn vận chuyển và đem bán.

c. Giai đoạn cắm hoa ở trong nhà của khách hàng.

Giai đoạn b) tiến hành trong thời gian càng ngắn càng tốt và bảo quản trong điều kiện để các nụ hoa không được nở ra. Thời gian cắt thích hợp rất quan trọng đối với vấn đề trên. ở nhiệt độ càng thấp cường độ thở của hoa càng giảm và thời gian hoa tươi càng dài. Đối với rất nhiều giống hoa có nhiệt độ giới hạn nếu bảo quản dưới nhiệt độ đó khi lấy ra khỏi buồng lạnh hoa không thể nở được nữa. Ví dụ hoa phong lan không thể bảo quản dưới 7÷10oC, ngược lại hoa tím có thể bảo quản đến 3oC và hoa hồng từ 0÷1oC. Bảo quản hoa thuỷ tiên và hoa cẩm chướng ở 1 đến 2oC là tốt nhất và thời gian bảo quản khoảng 10 ngày.

Hoa vùng California của Mỹ tỏ ta thích hợp nhất với nhiệt độ từ 0,5 đến 4oC. Đáng lưu ý là thời gian vận chuyển trên máy bay không chiếm quá 30% thời gian từ nơi trồng hoa phía Tây đến chợ hoa ở phía Đông nước Mỹ. Trên máy bay hoa được bảo quản ở nhiệt độ 10 đến 21oC. Tuy nhiên đây là các kết quả thử nghiệm của nước ngoài, các số liệu này có thể chưa chắc đã phù hợp ở Việt Nam vì các điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, chăm sóc, loài hoa có khác nhau.

Có thể nói, một đất nước có nền công nghiệp phát triển hiện đại thì không thể thiếu vai trò của kỹ thuật lạnh.

Chương 2

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

VÀ CƠ SỞ NHIỆT ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM LẠNH2.1. Những khái niệm cơ bản 2.1. Những khái niệm cơ bản

2.1.1. Khái niệm về lạnh

Lạnh là một quá trình mất nhiệt (hoặc công) kèm theo là sự giảm nhiệt độ Hoặc, lạnh là một khái niệm dùng để chỉ lượng nhiệt có trong vật thể tương đối thấp.

Bản chất vật lý của nóng và lạnh là hoàn toàn giống nhau, chúng đều là một dạng của năng lượng biểu thị bằng gia tốc chuyển động của các phân tử tạo thành vật thể. Nếu ta tìm cách giảm bớt nhiệt lượng trong vật thể thì chuyển động phân tử trong nó giảm dần và lúc đó vật thể được làm lạnh. Từ đó có thể thấy chuyển động của các phân tử là nguyên nhân tạo thành nóng và lạnh.

2.1.2. Năng suất lạnh

Năng suất lạnh là lượng nhiệt mà máy lạnh cần phải sản xuất ra để bổ sung cho lượng nhiệt lạnh tiêu hao trong buồng lạnh.

Đơn vị của năng suất lạnh: KJ/h; Kcal/h; W; Kw; Btu/h ….

2.1.3. Một số thông số cơ bản của vật chất

Vật chất trong tự nhiên đều có thể tồn tại ở một trong 3 trạng thái: rắn – lỏng – hơi. Sự tồn tại ở trạng thái này hay trạng thái kia là phụ thuộc vào các thông số cơ bản sau: áp suất, nhiệt độ và thể tích riêng. Khi một trong ba thông số biến đổi thì dẫn đến trạng thái của vật chất thay đổi.

a. Nhiệt độ

Là đại lượng biểu thị trạng thái nhiệt của vật chất, theo thuyết động học phân tử nhiệt độ biểu thị tốc độ chuyển động của các phân tử trong vật chất.

Trong kỹ thuật đo nhiệt độ người ta sử dụng các thang đo thông dụng sau: - Thang nhiệt độ Celsius hay còn gọi thang nhiệt độ Bách phân, ký hiệu: t; đơn vị 0C. Thang nhiệt độ này quy ước như sau: 0oC là nhiệt độ băng tan, 100oC nhiệt độ nước sôi.

- Thang nhiệt độ Kelvin hay còn gọi thang nhiệt độ tuyệt đối, ký hiệu T, đơn vị K.

Công thức chuyển đổi giữa các thang độ như sau: [oF] = [oC] × 5/9 + 32

[K] = [oC] + 273.15 [oC] = ([oF] - 32) × 5/9 [oC] = [K] - 273.15

b. Áp suất

Là lực tác dụng của các phân tử chất khí lên một đơn vị diện tích bình chứa. Ký hiệu: p;

Đơn vị đo: N/m2 . Ngoài ra, còn sử dụng các đơn vị đo khác như Pa; Bar; kgf/cm2 ; mH2O …

1Mpa = 1Bar = 105 N/m2 = 1,097 kgf/cm2 = 10 mH2O.

Để đo áp suất chất khí người ta thường dùng ba loại đồng hồ sau: - Manomet: dùng để đo áp suất dư. Chỉ số của đồng hồ là: pdư

Đồng hồ Manomet đo phần áp suất dư của khí lớn hơn áp suất khí quyển. Số đo của nó là hiệu số giữa áp suất tuyệt đối của chất khí với áp suất khí trời.

Trong trường hợp này áp suất tuyệt đối của chất khí đo là: P = Pkt + Pdư

- Baromet: dùng để đo áp suất khí trời. Chỉ số của đồng hồ là: Pkt

- Chân không kế (Vacum): dùng để đo áp suất chất khí nhỏ hơn áp suất khí trời. Chỉ số của đồng hồ là Pck. Trong trường hợp này áp suất tuyệt đối của chất khí là:

P = Pkt - Pck

Một phần của tài liệu bài giảng máy và thiết bị lạnh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w